Kiến thức
Lý giải chuyện nàng Bhadda
Thứ hai, 15/12/2020 08:48
Thành Vương Xá đang xôn xao với tin tên tướng cướp Satthuka sẽ bị chặt đầu vào sáng mai. Tại nhà của vị quan đại thần rất giàu có đầy uy quyền, có cô con gái sắc nước hương trời đẹp nhất thành vương xá. Nàng đẹp nên được bao nhiêu vương tôn công tử chạy theo để cầu hôn nàng.
Vị đệ tử Trí tuệ đệ nhất của Đức Phật với tín tâm cúng dường thanh tịnh trong nhiều kiếp
Nhưng nàng đang đau khổ nước mắt tuông tràn, bỏ ăn bỏ ngủ vì tin tên tướng cướp Satthuka sẽ bị chặt đầu vào ngày mai, vì nàng đem lòng yêu hắn từ lâu lắm rồi. Hai bên đã từng nặng lời yêu thương. Vị quan đại thần thấy con gái duy nhất của mình như thế bèn cố gắng giúp đỡ, dùng tiền bạc và uy quyền để trao đổi tử tù với tên tướng cướp và mang hắn ra khỏi ngục tù. Bhadda vui mừng khôn xiết, trang điểm lộng lẫy tươi đẹp để đón nhận người yêu về gặp nàng tại tư dinh của nàng. Nàng bèn lấy xâu chuỗi ngọc có 7 viên ngọc lưu ly đẹp nhất trên đời, ra mang trên vòng cổ của mình để đón nhận người yêu. Người mà nàng yêu nhớ ngày đêm vì tính tình dũng mãnh cao ngạo và học thức nói chuyện đầy duyên dáng của chàng. Gặp được người yêu cả hai ôm nhau và chàng Satthuka chóa mắt vì vòng xâu chuỗi ngọc lưu ly của nàng hơn là con người nàng. Lòng tham dục dấy lên mạnh mẽ làm chàng nghĩ ngay đến việc chiếm đoạt xâu chuỗi này, với máu tướng cướp trong người. Satthuka bèn nhỏ nhẹ thuyết phục nàng Bhadda:
Em yêu quí, con mèo diễm lệ của anh, mỗi chúng ta ai cũng có một tín ngưỡng mình đeo đuổi. Anh làm nghề tướng cướp nên có một vị thần để tôn kính và thờ phượng. Thần tổ nghiệp của tướng cướp như anh, khi còn ở trong tù anh có cầu nguyện với vị Tổ rằng cứu anh ra khỏi ngục tù, anh sẽ cúng lễ các con cừu và vàng bạc. Nay anh ra được rồi nên cùng em lên ngọn đồi ở bên kia thành Vương xá, làm lễ tạ ơn sư tổ. Nàng Bhadda vui mừng vâng lời, cả hai đi đến ngọn đồi cao nơi có một cái am nhỏ thờ vị Tổ tướng cướp, phía sau am là một vực thẩm sâu của vách núi cheo leo. Khi làm lễ tạ ơn xong, tên tướng cướp trở mặt ngay và nói với giọng đanh thép, rằng hắn ta yêu thích xâu chuỗi ngọc lưu ly của nàng và muốn lấy nó nhưng sợ quan đại thần biết được sẽ cho quân bắt chàng, vì thế chàng bắt buộc phải giết chết nàng Bhadda và vùi thây nàng xuống vực thẳm. Bhadda là một cô gái rất thông minh nổi tiếng nhất thành Vương xá, sau khi hiểu được ý đồ của tên tướng cướp nàng nghĩ ra một kế thoát thân.
Anh yêu quí của em, em yêu anh em không tiếc gì xâu chuỗi ngọc, trước khi em chết em xin anh cho em mang xâu chuỗi ngọc trên người để hôn anh từ biệt. Lời thỉnh cầu của nàng được chấp thuận ngay lập tức và tên cướp hối thúc nàng hãy hôn anh ta cho mau mau. Nàng dùng nụ hôn kéo dài khắp gương mặt tên tướng cướp, dùng hết cách làm cho hắn ta đê mê rồi dùng sức lực tối đa, xô đẩy hắn xuống vực sâu khi hắn mê muội không đề phòng. Tên tướng cướp chết thê thảm ở vực sâu đó. Vị thần trên trời nhìn kết quả này mà thốt lên lời ta than: nhân quả hiện tiền lạnh lùng thay cho thế gian. Nàng Bhadda từ nay trở nên lạnh lùng khi thói đời đầy dối trá, vô vọng và rỗng không trong tâm hồn nàng. Nàng biết từ nay mình không thể quay về nhà khi câu chuyện đã vỡ lẽ ra mọi người đều biết.
Sau đêm dài suy tư trên đồi núi, nàng bật lên như con sư tử thức dậy, nàng chôn vùi xâu chuỗi ngọc và bỏ tất cả sự giàu có. Nàng mặc áo vải như người dân hạ lưu quyết chí đi tìm thầy học đạo. Bhadda đi tu vào một chùa theo phép tu khổ hạnh phái Ni Kiền Tử. Với quyết tâm tu hành nàng lao động khổ hạnh áo quần rách rưới tay chân máu me, bùn đất nàng vẫn không chùng bước, quyết chí đạt đỉnh tuệ giác. Sau một thời gian nàng nhận ra lối tu này không mang lại tuệ giác nên đành cất bước ra đi tìm minh sư học đạo. Không tìm được người thầy, nàng bèn xây một đồi cát với nhánh cây dương liễu ghi đề bảng thách thức cuộc khiêu chiến tranh luận về đạo giáo cho mọi người nhìn thấy. Tiếng vang dội các bậc cao tăng đều đến tranh luận cùng nàng, bây giờ là Sư bà Tì Ni tu khổ hạnh. Bhadda đi nhiều nơi thách thức đều không được toại nguyện. Một hôm ngài Xá Lợi Phất đi ngang qua chổ nàng Bhadda thách đấu với đám đông bu quanh nàng. Mọi người nhận ra Xá Lợi Phất là đệ tử của Thích Ca Đại Sa môn. Họ đồng thanh kêu gọi Xá Lợi Phất hãy tranh luận cùng nàng. Xá Lợi Phất từ chối nên bị mọi người chế nhạo rằng đệ tử của Thích Ca thua cuộc. Xá Lợi Phất bước đi thì nàng Bhadda gọi chặn lại. Tâm trí nàng nhìn dung mạo trẻ tuổi, dáng người phi phàm cử chỉ từ tốn tỏa ra một oai phong của người ngộ đạo. Nàng nghĩ đây chính là người ta đang tìm. Bhadda cất giọng:
Dừng lại, này ông Sa môn, nếu không dám nhổ nhánh cây dương liễu của ta khiêu chiến thì ta đây tự thách đấu với ông, khiêu chiến trước với ông. Xá Lợi Phất hỏi nàng để làm gì? Bhadda trả lời: Ta đã đi khắp thiên hạ khiêu chiến tranh luận để tìm vị minh sư mà chưa có ai tranh luận thắng được ta. Mọi người chung quanh ta đang mong chờ nghe tranh luận. Tất cả các vị bà la môn, trưởng giả quần chúng nghe tin ta đi khắp nơi tranh luận mà không có ai thắng, nên hiếu kỳ họp mặt đông đủ. Xá Lợi Phất nghĩ mình không thể từ chối được vì muốn làm rạng danh đạo giáo của Thích Ca. Thế là cuộc tranh luận được bắt đầu với muôn người hiếu kỳ ngồi quanh lắng nghe. Vị Tu bà ni sư cất cao giọng hỏi Xá Lợi Phất:
- Thưa tôn giả, câu hỏi đầu tiên là cuộc tranh luận này: Lập ngôn ở đâu? Lập Ý ở đâu? Lập Nghĩa ở đâu? Xin ngài cho biết. Chỉ câu hỏi đầu đã làm mọi người nín thở sức thông minh tuyệt đỉnh của Ni sư Bhadda.
- Này Ni sư khổ hạnh, bần đạo xin đáp: Ngôn lập tại Ý, Ý lập tại Nghĩa, Nghĩa lập tại Ngôn. Nó tương quan lập thành, duyên khởi lập: cái này sanh thì cái kia sanh cái này diệt thì cái kia diệt thưa bà. Đó là lý duyên khởi, thực tại do nhân duyên lập thành xoay vòng tròn kín nối tiếp nhau liên tục. Mọi người ồ lên tiếng ngạc nhiên câu trả lời của Xá Lợi Phất, đại đệ tử thông minh bậc nhất của Thích Ca Sa môn. Mọi người reo lên thoải mái khi nghe câu trả lời của một câu hỏi thần bí kiêu kỳ. Ni sư khổ hạnh Bhadda hỏi tiếp:
- Tôn giả đáp rất tuyệt vời, giờ xin hỏi: tôi đang hân hạnh nói chuyện với ai đây?
- Câu hỏi này đáng lý bần đạo không trả lời - Ngài Xá Lợi Phất nói - vì nó thuộc lý luận, phù phiếm luận, không đưa đến yếm ly giác ngộ thắng trí, niết bàn. Nhưng Tu Bà Ni sư đã hỏi, bần đạo sẽ trả lời cho tuyệt bặt mọi tư duy tương tự, làm cho rỗng không mọi tri thức xa rời mục đích thực tế của Sa Môn hạnh. Mọi câu hỏi đi sau cũng thế. Nàng Bhadda! Bây giờ bần đạo xin được vào câu trả lời.
Người ta gọi bần đạo là Xá Lợi Phất! Hãy nghe cho kỹ đây! Giáo pháp của đức Thế Tôn soi rọi cái rỗng không của các pháp, dẫu tâm hay vật, làm cho vô tự tính mọi thực tại tính, làm cho vô ngã tính mọi hữu tồn dẫu là Atman, Brahman hay đại ngã.
Hãy nghe cho kỹ đây! (Này Bhadda, Thế tôn dạy rằng các pháp tự nó rỗng không, không có tự tánh, không tự nó độc lập, tự hiện hữu được, cũng như chúng sinh đều vô ngã. Tất cả do duyên mà hội tụ hay chia lìa. Và không có một thượng đế thánh thần nào tạo ra điều này được.) Giáo lý ấy không trườn uốn như con lươn, không chẻ sợi tóc làm tư, không sợ kẹt trên ngôn ngữ rằng đây là thường kia là đoạn, giáo lý ấy dành cho người tu chứng, kẻ có trí nghe ắt hiểu.
Hãy nghe cho kỹ đây! Không những là Xá Lợi Phất, cái tên gọi giả danh nhằm chỉ vào cái thực. Nhưng mọi cái thực ấy, dẫu là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức phải được nhìn cho rõ ràng bằng trí tuệ như thực, như chơn là nó không phải ta, không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta.
Tôn giả Ni Liên Hoa Sắc - Đệ nhất thần thông, thống lĩnh Ni đoàn
Này nàng Bhadda! Câu hỏi của nàng thuộc lý luận rỗng không phù phiếm, câu trả lời của bần đạo đã đặt chúng trên thực tế, chánh đạo, hãy nghe và hãy thọ trì. (Tên ta là Xá Lợi Phất tuy là giả danh nhưng chỉ nhằm chỉ dẫn hiện thực. Giáo lý của Thế Tôn nhằm chỉ vào các hiện thực, thực tướng vạn pháp. Nó là nó không có gì ngoài nó. Ngủ uẩn của chúng sinh cũng vậy đều do duyên mà thành nên Vô ngã tướng, không phải là Ta là của Ta là tự ngã của Ta, pháp cũng vô pháp. Bần đạo trả lời nàng bằng chánh đạo thực tướng của vạn pháp và thực tế.)
- Chưa ai dám tự tin như thế, Nàng Bhadda thầm nghĩ. Người nầy đã có sẵn những cái kết luận ở đâu đó, như từ một kho tàng, bây giờ chỉ việc đưa ra, không cần dựa theo một suy luận nào đó của sở tri. Tuy thế mọi khe hở đều được bịt kín. Y có tu chứng của mình. Vậy thì ta sẽ hỏi ngay nơi cái thực ấy.
- Này ông Sa môn! Câu trả lời của ông chẳng phải xa lạ gì. Ta đã từng nghe những con vẹt cũng đã hót lên như thế, chỉ có điều ông tự tin và vững chãi hơn, do ông có cái thực ở nơi sự tu chứng của mình.
Hãy nghe đây! Bây giờ ta sẽ hỏi ngay chính nơi cái thực ấy. Hy vọng rằng ông không trườn uốn như kiểu là không phải ta, không phải của ta. Hy vọng rằng ông trả lời khác, giản dị và uyên áo hơn.
Hãy nghe đây! Đây là câu hỏi thứ ba. Cái thực ấy còn bị định luật nhân quả chi phối hay không, còn bị định luật nhân quả chi phối? Hãy trả lời ngay đi. Hãy trả lời mà đừng hủy hoại ngôn ngữ, như dao chém nước.
- Này nàng Bhadda! - Tôn giả Xá Lợi Phất vẫn kiên định như phong thái của con mảnh sư - chẳng cần phải lớn lối như thế. Hãy nghe đây, nếu cái thực ấy mà còn định luật nhân quả chi phối thì cái thực ấy chỉ là khổ đau, phiền não, tử sanh. Nếu cái thực ấy không còn bị định luật nhân quả chi phối thì đồng nghĩa với hư vô, cái không thực hữu, cái vô tự tính, cái ngoang không niết bàn. (Cái thực chất mà ta nói nếu còn bị luật nhân quả chi phối thì chúng chỉ là cái hiện tượng của sự khổ đau, sanh tử và phiền não. Còn cái thực ấy là bản chất thực tướng thì nó không sanh diệt, như như bất động đồng nghĩa với hư vô, cái Không thật sự có, cái không tự nó nó đã có sẵn Tánh Không, là cái Niết bàn.)
- Này nàng Bhadda, hãy nghe đây! Đây là cái dao chém nước như nàng muốn. Cái thực ấy là cái sáng suốt, mặt trời đại huệ. Cái thấy từ tâm, trí, tư tưởng trí mà có, từ tuệ, tuệ minh, cái tuệ minh ấy nó có trong tâm của bậc giác ngộ, bậc A La Hán, kẻ đã đoạn tận lậu, hoặc giải thoát khổ đau và phiền nã ; này nàng Bhadda cứ như thế mà thọ trì! (cái thực mà ta vừa nói là cái chân như trí tuệ sáng suốt có trong Tâm thức của bậc giác ngộ, bậc A La Hán, là kẻ đã diệt tận cùng lậu hoặc đau khổ phiền não rồi. Này Bhadda hãy hiểu rõ điều đó)
- Chưa thể thọ trì (chấp nhận) được - Tu Bà Ni chợt hét lên như con thú bị tử thương - Ta chưa chấp nhận điều ấy, hởi ông Sa môn đại ngôn kia. Hãy nghe đây! Đây không phải là câu hỏi thứ tư mà đây chỉ là phản vấn. Ông nói rằng có một cái tuệ minh, xin lỗi tôi có lầm chăng, một cái tuệ minh? Vậy thì giáo lý vô ngã, vô tự tính của Đức Tôn Sư của ông sẽ không còn chỗ đứng, bất khả lập, bất khả thuyết, và nó đã mâu thuẫn tự tiền căn? Vậy phải trả lời làm sao cho kẻ học nữ Tu Bà khổ hạnh này: một giáo thuyết thường kiến vậy kia? (Tôi phản vấn ông là cái thực tính tuệ minh sáng suốt đó, chân như mà ông nói đó, thì giáo lý vô ngã, vô tự tính của Đức Tôn Sư của ông sẽ không còn chỗ đứng, bất khả lập, bất khả thuyết nó mâu thuẫn với cái đã có sẵn từ trước chăng?)
- Hãy bình tĩnh! Hãy bình tĩnh! Này nàng Bhadda đừng tự buộc vào mình những thằng thúc! Đừng tự bịt mắt trước ngọn đèn sáng suốt tự tâm. Hãy nghe đây! Cho bần đạo hỏi một câu, với một câu thôi nàng sẽ tự giải quyết cho chính mình. Câu hỏi như thế nầy: Cáng của ngọn đèn trước mắt nó thường hay nó đoạn. (Ngọn lửa của cái đèn trước mặt là đoạn hay thường hằng vĩnh viễn?)
- Chẳng phải thường - Nàng nghĩ - Thường sao được khi nó sinh diệt từng giây từng khắc! Chẳng phải đoạn, đoạn sao được khi nó đang hiện hữu!
- Thấy nàng Bhadda im lặng, tôn giả Xá Lợi Phất tung câu hỏi thứ hai:
- Này nàng Bhadda! đây là câu hỏi thứ hai nhằm gợi ý cho nàng để nàng bước ra khỏi cái lẩn quẩn, loanh quanh của các luận lý Thường, đoạn, có, không. Đây là câu hỏi: Thuở nàng 5 tuổi, nàng thấy một bông hoa. Thuở 30 tuổi nàng thấy một bông hoa. Nàng có thay đổi cái hoa dẫu có khác, quan niệm đẹp xấu dẫu có khác, nhưng cái thấy của nàng có thay đổi không? (đối tượng của cái thấy thì thay đổi theo thời gian nhưng sự vận dụng để thấy, cơ cấu vận hành quy luật để thấy thì muôn đời không thay đổi nên ngày nay áp dụng là máy chụp hình)
- Không thể thay đổi, thưa tôn giả.
- Nó chẳng phải là thường không?
- Bất khả thuyết - Nàng Bhadda buộc miệng trả lời như vậy rồi tự nghĩ: Ta đã tự trói mình, vậy thì hãy vùng vẫy khi còn vùng vẫy được. Gã Sa Môn này đã bủa vây ta bằng một chiếc lưới quá kiên cố và quá chặt chẻ. Nhưng dễ gì ta chịu hạ phong (thua cuộc)
- Khá lắm, này ông Sa Môn hãy nghe đây! Ta sẽ chịu dừng với ông chung một vùng đất. Mặt đối mặt để trổ tài sở tri Ta tạm thời chấp nhận cái thuyết tụê minh ấy, nhưng ta muốn hiểu cái sở tri về bậc A La Hán ở nhiều phương diện khác nhau. Vị ấy làm thế nào bước ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử. (Ta đồng ý với ông về cái Tuệ minh sáng suốt ấy, những vị tu đạt A La Hán có thoát ra khỏi luật sanh tử không?)
- Bước tới là lăn trôi. Dừng lại là chìm đắm. Bậc A La Hán không bước tới, không dừng lại, vị ấy ra khỏi giòng bộc lưu sanh tử! Này nàng Bhadda cái đáp số ấy thậm thâm vi diệu, vi tế, vượt ngữ ngôn, vượt suy luận, dành cho kẻ trí, kẻ thâm đại pháp, dành cho kẻ tu chứng. Có lên đường ai ăn mới biết no, chứ không phải để cho nàng - kẻ ngoại dao, kẻ đứng ngoài cuộc, kẻ với tri thức thuần túy - muốn dùng cái hiểu biết nông cạn, cái tự ngã kiêu căng và đa dục của mình, để nắm bắt cái siêu việt không thời gian, cái bất tử, cái chân phức, cái niết bàn vô dục và tịch tịnh. Hởi nàng Bhadda! (Đi tới thì sinh tử, dừng lại thì chìm đắm tham dục, kẻ thức giác không đến không đi nên vị ấy mới thoát được sanh tử luân hồi. Này Bhadda, ý nghĩa vi diệu vượt cả ngôn từ, vượt cả suy luận chỉ dành cho kẻ có trí tuệ sáng suốt ngộ đạo, kẻ đã thâm nhập đại pháp tự chứng đắc. Chứng đắc như người ăn biết no, khát biết uống, tự họ họ kiểm nghiệm được chính họ. Không thể kẻ ngoại đạo còn mang ý thức phân biệt suy luận như nàng, hiểu biết nông cạn đầy kiêu căng tham dục vọng làm sao nắm biết được, không có không gian không có thời gian, bất sinh bất tử đạt đến niết bàn không còn dục vọng ở cảnh giới tịch tịnh.)
- Này nàng Bhadda! Nàng có kham nhẫn tịch lặng để lắng nghe những lời như vậy không?
- Tu Bà Ni Sư tức giận đến tím mặt, run lẩy bẩy, những lời những chữ kia như lưỡi kiếm tàn bạo đục khoét vào tim cật nàng. Tuy thế, với trấn tĩnh phi thường, nàng mĩm cười:
- Chớ có nương tay, thưa tôn giả - Nàng nói - Tạm thời ta chấp thuận rằng điều đó là có thực, nhưng điều đó thuộc vùng đất khác, tư duy khác, quan niệm khác, ta không biết lấy gì kiểm chứng. Bây giờ tôn giả có dám bước qua vùng đất của tôi, thuộc giáo lý khác, để đi cho cùng tận chân trời sở tri? (Ta tạm thời chấp nhận lãnh vực ông nói là có hiện hữu, nhưng ta muốn ông vào cái lãnh vực mà ta đang hiện hữu để đấu trí được không?)
- Dám lắm - Ngài Xá Lợi Phất bình tĩnh trả lời - Là đệ tử của Đức Tôn Sư vô năng thắng, ta sẵn sàng luận tranh, không khoan nhượng bất cứ một giáo pháp nào trong thiên hạ. Im lặng thì im lặng như chánh pháp, nói năng thì nói năng như chánh pháp. Đây là chân ngôn của các đệ tử Đức Tôn Sư.
Tôn giả Ananda: Bậc thánh trí tuệ tuyệt vời
- Thế là nàng Bhadda bắt đầu hỏi, Ngài Xá Lợi Phất tuần tự trả lời. Đầu tiên nàng mang ra ba tập Phệ Đà, đặt những câu hỏi thuộc lãnh vực tri thức thuần túy. Từ chương kinh viện, truyền thống, ngay cả danh nghĩa lễ nghi, giữ nguyên chú giải ngữ pháp, văn phạm, lịch sử. Người hỏi đã chứng tỏ một tri thức quãng bác thâm sâu. Người trả lời lại càng chứng tỏ thông hội vấn đề một cách minh bạch. Những điều thuận thế luận, đại nhân tướng, chiêm tinh, thiên văn, địa lý, bùa chú. Ngài Xá Lợi Phất lại càng chứng tỏ cho nàng Bhadda Thấy rõ sự nghèo nàn, hời hợt nông cạn, thô thiển của mình.
- Ngài không những hiểu qua danh lý mà còn là nhà bác học về chúng đến cội nguồn. Hơn nữa điều quan trọng và đáng nói hơn, Ngài đã quẳng chúng mà đi như quẳng một mớ giẻ rách...Từng vấn đề, từng vấn đề...từng lúc, từng tế nhị, khó nắm bắt và khó lãnh hội. Nó đi từ gần đến xa, xa đến vô tận. Từ vô tận nó trở về và nhỏ lại như vi trần như mảnh lau vi trần, hư không, tư tưởng tâm niệm, sát na...
- Thính chúng bàng hoàng, ngơ ngẩn nàng Bhadda bàng hoàng ngẩn ngơ. Nàng không biết hỏi gì nữa. Nàng không còn nhìn thấy một đốm lửa nào nữa khi mặt trời kia đã chói lọi. Nàng đã hoàn toàn bị thuyết phục.
- Tôn giả Xá Lợi Phất với thiên nhản, Tha tâm thông, thấy rõ tâm địa nàng, đưa ra một câu hỏi kết thúc. Một câu hỏi vứt bỏ sở tri để dẫn nàng về với giáo lý thiết thực hiện tại.
- Bây giờ tới phiên ta hỏi, này nàng Tu Bà Ni Sư khổ hạnh: Thế nào gọi là một?
- Thời gian lặng lẽ trôi qua khi câu hỏi được đặt xuống. Quần chúng nín hơi, nghẹt thở. Vừng trán nàng Bhadda từng hạt mồ hôi to bằng hạt bắp không ngớt tuôn ra. Mái tóc lún phún đã bắt đầu điểm bạc. Một triệu kiếp tư duy cũng không trả lời được câu hỏi tầm thường, giản dị kia. Chỉ với một câu hỏi mà nàng Bhadda của chúng ta đã già đi ngàn năm.
- Này nàng Bhadda! Nàng hỏi ta một câu, mười câu, trăm câu, ta đã trả lời nàng đầy đủ cả chặng đầu, chăng giữa, chặng cuối, thế mà ta chỉ hỏi một câu, nàng cũng không trả lời ta: Một là gì? Một là thế nào? Mà nàng cũng không hiểu, không biết. Thế mà nàng lại đòi biết cho kỳ được cổ kim thiên hạ sự, đòi hiểu cho hết chuyện trên trời dưới đất. Kinh như núi, chử như rừng...thế đấy! Là trí tuệ của người đi cắm nhánh cây dương liểu để thách đấu cùng khắp cả thiên hạ. (Kinh Hoa Nghiêm có câu này: một là tất cả, tất cả là một. Vậy một này đi về đâu là công án dành cho Thiền tông tu tập. Một đó là chân tâm là Phật tánh, từ Phật tánh các pháp biểu hiện ra sự có mặt và cũng từ các pháp qui về Phật tánh. Phật tánh chính là Một thì nó không sinh không diệt không đến không đi là Trung đạo.)
- Như thân cây bị chặt đứt, nàng Bhadda chợt phủ phục xuống bên chân bậc trí tuệ bậc nhất.
- Kính lạy tôn giả con chịu thôi, không một câu hỏi nào mà con dám trả lời nữa. Với một tự ngã kênh kiệu vô tư, con đã đi đánh trống khắp cửa mọi nhà, để bây giờ biết rằng đất trời vô lượng. Tôn giả đã kham nhẫn, từ bi soi sáng cho con, chỉ đường cho con, đem đèn vào trong bóng tối để ai có mắt có thể nhìn thấy sắc. Cũng vậy, xin Ngài xá tội cống cao ngả mạn của con, cho con trọn đời quy ngưỡng.
- Nàng Bhadda phủ phục nằm vóc sát đất. Quần chúng reo hò. Chư thiên hoan hỷ. Ngài Xá Lợi Phất chợt đứng cao 10 tầm thốt nốt, thò tay đụng mặt trời, mặt trăng, cất giọng phạm âm với tâm tuyệt hảo:
- Này hởi Bhadda! mừng thay cho nàng vứt bỏ được sở tri và tự ngã, mừng thay cho nàng thức tĩnh sau đêm trường mộng, hé mở con mắt pháp để thấy rõ giáo lý vô dục thực tiển, thậm thâm, có khả năng làm yên lặng khổ đau, phiền não. Hãy hướng đến Đức Tôn Sư của ta cùng tăng chúng thánh hạnh.
Bậc cao cả đang ở tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Nàng hãy đến nghe pháp rồi quy y với Ngài. (mừng thay cho nàng đã vứt bỏ được cái kiến thức phân tích suy luận còn nhị biên sanh tử, mở mắt ra nhìn được giáo lý đoạn trừ dục vọng, thậm thâm có khả năng tiêu trừ đau khổ lậu hoặc phiền não giải thoát luân hồi. Hãy đến gặp bậc Thế tôn của Ta để quy y và cùng tăng chúng chung quanh ngài tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn.
Ý nghĩa tên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và thế nào là cách cúng dường Phật chân chính
- Sau đó nàng Bhadda đến kỳ viên đảnh lễ Đức Phật rồi ngồi nép một bên phải lẻ. Thấy căn cơ nàng đã thuần thục, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt một kệ:
- Dầu nói ngàn câu kệ,
- Nhưng không chút lợi ích
- Tốt hơn nói một câu
- Nghe xong được tịnh lạc.
- Và tức khắc, ngay sát na ấy, nàng Bhadda đã chứng quả A La Hán với pháp Tín Thọ, nghĩa là tín thọ.
- Đức Thế Tôn tự thân trao đại giới cho nàng. Nàng Bhadda được biết là vị tỳ kheo A La Hán im lặng, thiền duyệt và đi ta bà cả khắp quốc Độ.
- Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
Tham khảo: Nhất Nguyên luận, Người Cư sỉ, tác giả: Phổ Nguyệt, Paris France.