Chùa Việt

Ly kỳ câu chuyện 'hòn đá chém' ở chùa Thập Pháp

Chủ nhật, 03/07/2019 05:34

Tọa lạc ngay chân đồi Vân Bích, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, ai đã từng một lần đến chùa Thập Pháp ắt sẽ được nghe những câu chuyện ly kỳ xung quanh 'hòn đá chém', nhà sư Mật Hạnh (chùa Thập Tháp) giới thiệu.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Huyền tích hòn đá oan nghiệt

Chùa Thập Pháp tọa lạc ngay chân đồi Vân Bích, Phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Internet

Chùa Thập Pháp tọa lạc ngay chân đồi Vân Bích, Phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Internet

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép về chùa Thập Tháp như sau: “Sau chùa có 10 tòa tháp Chàm, nhân đó thành tên, nay mười tháp đã đổ nát. Chùa do Hòa thượng Hoán Bích (thường gọi Nguyên Thiều Siêu Bạch) dựng nên dưới thời Thái tôn Hoàng đế triều Nguyễn nước ta”.

Bài liên quan

Để thấy vẻ đẹp thắng tích của chùa, vào năm 1928, tri phủ An Nhơn là Võ Khắc Triển đã viết: “Ôi! Chùa thiêng sáng lập từ đời Lê, sâu đến triều Nguyễn ta, trong khoảng thời gian ấy, triều đại thay đổi, gò hang biến thiên, mười tháp kiên cố như thế mà chẳng đủ sức giữ mình cho được còn mãi, chỉ có cái tên Thập Tháp nhờ chùa mà trường thọ".

"Cuộc đời thay đổi như nương dâu bãi bể, há chẳng (xúc cảnh sinh tình mà ra) cảm nay tiếc xưa ư? Như chùa Thập Tháp đây, nhà xưa nền cũ, cánh trí thanh u, người đến thưởng ngoạn đứng giữa khí hồ quang đãng, sắc núi trong lành, muốn tả khí sắc ấy thì ngoài giấy mực chẳng còn phương tiện nào thuật cho hết được”.

Đặc biệt, trong chùa còn có 'hòn đá chém". Tương truyền “Hòn Đá Chém làm bậc cấp Phương trượng, do nhà Nguyễn kê đầu chém giết nghĩa quân Tây Sơn, xưa kia nằm trong khu vực thành Hoàng Đế, gần lăng Võ Tánh và Tháp Cánh Tiên".

Nhà Phương trượng và hòn đá Chém

Nhà Phương trượng và hòn đá Chém

Nhà sư Mật Hạnh kể: Tương truyền, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm thành Hoàng Đế, liền sau đó, Nguyễn Ánh mở cuộc trả thù tàn khốc, nơi máu đổ đầu rơi nhiều nhất chính là chốn kinh đô xưa, thành Hoàng Đế. Lúc ấy, Nguyễn Ánh chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù, ai bị trọng tội thì hình phạt cao nhất là đày vào miền Nam khai khẩn đất mới, ai có tài sẽ được trọng dụng. Để tránh phải sống chui lủi “ngoài vòng pháp luật”, rất đông người có quan hệ dòng tộc với nhà Tây Sơn ra trình diện.  

Bài liên quan

Sau đó Nguyễn Ánh trở mặt làm trái, mang ra chém đầu bất kể già trẻ lớn bé rồi chôn tập thể. Đao phủ của Nguyễn Ánh dùng một tảng đá đặt ngay cổng thành Hoàng Đế, kê đầu nạn nhân lên đó mà chém. Hàng trăm đầu người lăn lóc trên hòn đá này, máu tràn ra hết lớp này đến lớp khác đao phủ không màng đến việc lau chùi. Nỗi oan khuất, đau đớn của hàng trăm người như lặn vào tảng đá kia khiến sau đó khi đã xong nhiệm vụ hành hình, dù bao nhiêu quân lính cũng không thể nhích hòn đá ấy rời khỏi chỗ đó. Hằng đêm, người ta nghe trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán. 

Đêm đêm, một chiếc đầu lâu lăn ra từ hòn đá kia rồi lăn lông lốc đến đập vào cửa nhà từng vị quan triều Nguyễn trong kinh thành, từ đầu lâu phát ra lời đòi mạng thống thiết. Không chỉ những quan lại triều Nguyễn mà người dân sống quanh thành (nay thuộc xã Nhơn Hậu, An Nhơn) cũng sống không yên. Quan lại triều Nguyễn sợ hãi, lập đàn cầu siêu giải oan nhưng đâu lại vào đấy. Một ngày nọ, vị cao tăng trụ trì chùa Thập Tháp đến thành xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất tày trời, lấy lại sự yên bình cho người dân trong vùng. Mừng như bắt được vàng, quan quân triều Nguyễn đón tiếp vị sư rất long trọng. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, sau đó vị sư xin được mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp, kỳ lạ thay, lúc này chỉ cần 4 người khiêng nhưng hòn đá được chuyển đi nhẹ tênh.  

Hóa giải hòn đá chém 

Cận cạnh hòn đá chém

Cận cạnh hòn đá chém

Hòn đá được mang về đặt cạnh cây thị cổ thụ 200 - 300 năm tuổi nằm phía Bắc tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Đã về đến cửa Phật mà nỗi oan khiên trong hòn đá chém vẫn còn vất vưởng. Thủa nhà sư Mật Hạnh 20 tuổi, vào những đêm mùa đông, trong tiết trời âm u, chính mắt nhà sư thấy một phụ nữ thường xuyên bước ra từ hòn đá kia rồi đi đến chỗ đặt tấm bia di tích của nhà chùa. Người phụ nữ này đêm nào cũng mặc áo cụt trắng, quần đen. Khi chó trong chùa sủa rang là bóng người phụ nữ kia biến mất.  

Bài liên quan

Thời gian sau, sư phụ của nhà sư Mật Hạnh là cao tăng Phước Huệ lại một lần nữa chuyển hòn đá chém vào để ngay cửa bước vào chính điện của nhà chùa. Sau đó nhà sư Phước Huệ kể lại với các đệ tử của mình chuyện trong đêm đầu tiên chuyển hòn đá vào chùa, nhà sư Phước Huệ đang ngon giấc trên gác thì thấy có một vị mặc trang phục võ tướng hiện hình nói rằng: “Ông ỉ là đệ tử của Phật nên phá nhà tôi hả?”. Nhà sư Phước Huệ hét to một tiếng khiến tất cả sư đệ trong chùa đều nghe thấy. 

Chưa hết, nhà sư Mật Hạnh còn nhớ lại chuyện những đêm nhà chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hàng năm vào lúc nửa đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Khi ấy nhà sư Mật Hạnh còn nhỏ, chỉ được đứng hầu sư phụ và các sư thúc lên đàn. Bàn thờ cúng được trần thiết ngay chánh điện, nơi đặt Hòn Đá Chém bên dưới. Trong mỗi lần cúng, đến khi đổ 3 hồi trống chiến là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi mất. 

Khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ trong chùa Thập Tháp. Ảnh: Đ.Phùng

Khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ trong chùa Thập Tháp. Ảnh: Đ.Phùng

Bài liên quan

Hiện hòn đá chém vẫn còn yên vị ngay cửa chánh điện của chùa Thập Tháp, cao khoảng 0,38m, dài khoảng 1,58m, rộng 1,3m, toàn thân đen láng như hòn đá mài, 4 góc được đẽo 4 nét hoa văn đơn giản. Nếu không được kể chuyện về nó, thoạt trông không ai có thể ngờ trong hòn đá hiền hậu kia đã chứa đựng biết bao nỗi oan khuất của hàng trăm mạng người. 

Ngoài hòn đá chém đang ở chùa Thập Tháp, còn một hòn khác cũng có “lý lịch” tương tự đã được nhà sư Hồng Phương cúng, đưa về một ngôi chùa tại xã Tây Vinh (Tây Sơn). Khi hòn đá này còn nằm tại Lăng Võ Tánh trong khuôn viên thành Hoàng Đế thì dân làng quanh vùng đau yếu liên miên, mùa màng thất bát. Để người dân an cư lạc nghiệp, nhà sư Hồng Phương cũng đã lập đàn cúng giải oan rồi đưa về chùa. Từ đó người dân xã Nhơn Hậu sống cạnh thành Hoàng Đế mới có cuộc sống thanh thản khi thoát được nỗi ám ảnh truyền đời.

Chùa được xếp hàng Di tích cấp quốc gia vào năm 1990 về Kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19. Đến viếng chùa vào những ngày xuân, khuôn viên đầy hoa, ngồi bên hòn đá chém mà nhớ về một thời kỳ bi hùng, bi thương của quê hương…

loading...