Kiến thức

Mầm sống thai nhi theo quan điểm Phật giáo

Chủ nhật, 07/04/2021 11:58

Chẳng phải ngẫu nhiên mà con người có và duy trì được phong tục tập quán khác nhau, trong tiến trình tái sinh, tất cả thói quen của phong tục tập quán, ứng xử được tích tụ dưới dạng năng lực của nghiệp. Năng lực nghiệp thúc đẩy con người từ lúc mới bắt đầu hình thành mầm sống mới trong bào thai người mẹ

Quan điểm tái sinh trong đạo Phật

Tái sinh (S.patisandhi, P.pratisamdhi, C.再生), có nghĩa là “tái trở thành hay biến hiện ra cái mới, bắt đầu cuộc sống mới hoặc chỉ cho việc trở lại thế gian”(1). Trước hết cần khẳng định tái sinh là một sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận, lặp đi lặp lại trong vòng quay bất tận như bánh xe tròn không có điểm dừng nên được gọi là luân hồi (S,P.samsāra, C. 輪迴)(2).

Tái sinh không thể hiểu theo nghĩa “sống lại”(3), “đầu thai” mà dân gian hay gọi bởi “đầu thai” là một danh từ được hiểu là “trở lại đời sống khác bằng xương bằng thịt, linh hồn bất biến có thể đi từ xác thân này qua xác thân khác”(4), hay “hiện vào làm con nhà nào”(5). Mục đích đức Phật (Buddha) nói đến vấn đề tái sinh: “Không vì mục đích lường gạt, nịnh hót quần chúng, không vì mục đích lợi lộc, trọng vọng, danh xưng, quyền lợi vật chất, không vì với ý nghĩ: như vậy quần chúng sẽ biết Ta; mà Như Lai (S,P.Tathāgata, C.如來) giải thích sự tái sinh các vị đệ tử đã từ trần, đã mệnh chung, vì có những thiện gia nam tử có tin tưởng với tín thọ cao thượng, với hoan hỷ cao thượng, sau khi được nghe như vậy, sẽ chú tâm trên như thật. Như vậy, là hạnh phúc, là an lạc lâu đời cho các vị ấy”(6).

Nhờ tụng chú Dược Sư, 2 thai nhi được sống làm người

Năng lực nghiệp thúc đẩy con người từ lúc mới bắt đầu hình thành mầm sống mới trong bào thai người mẹ

Năng lực nghiệp thúc đẩy con người từ lúc mới bắt đầu hình thành mầm sống mới trong bào thai người mẹ

Trong kinh “Sợ hãi và khiếp đảm”(Bhayabherava sutta), đức Phật (Buddha) đã gián tiếp nói về vấn đề tái sinh xuyên qua bao kiếp sống từ sự giác ngộ của chính Ngài: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sinh ra tại chỗ này…”(7). Trong kinh Xa-ni-sa(Janavasabha sutta), Tôn giả A-nan-da (S,P.Ānanda. C.阿難陀) cũng tán thán đức Thế Tôn (P,S.Bhagavat, C.世尊) thường hay tuyên bố về vấn đề tái sinh của những tín đồ đã từ trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh(8).

“Kinh Tệ Túc”(9) (Pāyāsi sutta) đã giải đáp cho chúng ta thấu rõ được vấn đề không chỉ thời xưa vua Pāyāsi mà kể cả ngày nay mọi người đều lý luận: không có đời sau, không có các loại hóa sinh, hành vi thiện ác không có quả báo. Nếu có thì những chúng sinh bị đọa địa ngục hay sinh thiên giới sao không trở lại để nói cho người thân được tường tận. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (S.Mahākāsyapa, P.Mahākassapa, C.摩訶迦葉) đã giải thích rất rõ vì sao không thể trở lại báo mộng: đó là vì chúng sinh bị đọa không thể trở lại giống như người ăn trộm không được cho về thăm người thân mà phải bị xử trảm, hay người đã sinh thiên giới không báo mộng vì tâm không muốn trở lại nơi thấp kém, phẩm uế khi xưa.

Câu chuyện “Một chữ” (Tiền thân Ekapada), Thế Tôn trả lời câu hỏi về ý nghĩa cái cửa của đứa con trai một vị điền chủ ở Xá-vệ (S.Srāvāsti, P. Sāvatthī). Và lý giải rằng thuở trước, đứa bé cũng hỏi và các nhà hiền trí đã trả lời nó. Nhưng qua nhiều lần tái sinh chồng chất, nó không nhớ đến(10). Điều này khẳng định, tiềm thức đã ẩn chứa trong tâm hồn của một đứa trẻ nhưng nó đã bị ẩn đi qua nhiều thời gian, chứ không mất hẳn.

Hãy trân trọng sự sống của thai nhi vô tội

Đức Phật tuyên bố: Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp.

Đức Phật tuyên bố: Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp.

Theo Phật giáo, chính nghiệp (S.karma, P.kamma, C.業)- “hành động có tác ý”(11) trong quá khứ là sợi dây liên kết, là cái bào thai nuôi dưỡng và tạo điều kiện để tái sinh. Trong kinh Trung bộ (Majjhima nikāya), đức Phật dạy: “Này các Gia chủ (Kulapati), do nhân hành phi pháp, hành phi pháp chính đạo, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chính đạo, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sinh vào thiện thú, Thiên giới”(12).

Đức Phật tuyên bố: “Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu”(13). Do nghiệp quá khứ mới có sự tái sinh hiện tại. Do nghiệp hiện tại hiệp với nghiệp quá khứ mới có sự tái sinh vị lai. Lúc thọ thai, chính nghiệp tạo điều kiện cho thức đầu tiên làm nguồn sống cho thai bào. Hòa thượng Thích Minh Châu lý giải: “Chính nghiệp thúc đẩy dòng đời trôi chảy, và sự sống chết chỉ là những giai đoạn của dòng nghiệp. Mỗi sự sinh đẻ mới chỉ xây thêm một lớp hình thức mới, chứ dòng tâm thức vẫn tự tại trôi chảy, không dừng nghỉ, mặc dầu có sự tan rã của cỗ xe vật chất. Chính nghiệp lực chi phối tâm thức ban sơ trong lúc thụ thai và đem sự sống vào cho cái thai. Nghiệp chính thật là di sản, phối hợp tinh trùng và trứng làm nguyên nhân phát sinh ra các sinh vật”(14). Điều này chưa được khoa học chứng minh, khoa học chỉ thừa nhận gen di truyền của cha và mẹ, tuy nhiên, nó cho ta thấy sự di truyền chỉ nói lên được sự tương đồng đại cương mà phải bó tay trước những sai biệt. Các tế bào cực vi thuộc vật chất mà chúng ta lãnh thọ nơi cha mẹ, chỉ cắt nghĩa một phần nơi con người mà thôi(15).

Paul Dahlke Ph.D đã phân tích, đối chiếu, so sánh giữa giáo lý nhà Phật với vấn đề sinh học về tiến trình thụ thai trong tác phẩm “Đạo Phật và khoa học”. Ông đi đến kết luận: “Quan điểm nhìn sự vật bằng đức tin (tin vào Thượng đế) không cung cấp được một luận cứ nào về sự tương thích đó, Chúa thổi vào thân xác một linh hồn bất kỳ nào mà Ngài thích. Còn khoa học, trái lại, cũng không hề có một luận cứ nào về sự khác biệt này. Chỉ trong tư tưởng đức Phật thì sự tương đồng lẫn sự khác biệt mới được giải thích. Sự thụ thai không có nghĩa gì khác hơn là sự gặp nhau giữa hai con đường: con đường chất liệu (trứng-noãn) và con đường năng lượng (thức)”(16).

Khoảnh khắc vầng mây sáng rỡ sau lễ cầu siêu cho thai nhi

Chính nghiệp thúc đẩy dòng đời trôi chảy, và sự sống chết chỉ là những giai đoạn của dòng nghiệp.

Chính nghiệp thúc đẩy dòng đời trôi chảy, và sự sống chết chỉ là những giai đoạn của dòng nghiệp.

Lý giải điều này theo Duy thức học, Pascal khẳng định: “Quay về vai trò ‘bẩm thụ’(17) của gen trong vấn đề truyền thống, chúng ta lặp lại rằng bẩm thụ vật lý gen tự nó chỉ giải thích phần vật chất của con người. Về khả năng tri thức và đạo hạnh, bẩm thụ gen không rọi được tia sáng nào. Nếu gen cấu tạo được trọn vẹn con người, ta sẽ tìm thấy trong mọi người bẩm tính của cha mẹ mà không khi nào có bẩm tính khác”(18). Đây là điều mà các nhà khoa học chưa thể khám phá rốt ráo cùng tận như giáo lý Phật. Ở khía cạnh nào đó, tái sinh một mặt phủ nhận quan điểm cực đoan cho rằng chết là hết hay có một linh hồn trường cửu, bất biến, mặt khác làm sáng tỏ những nghi vấn mà ngày nay khoa học hiện đại chưa thể lý giải về vấn đề con người như trên.

Đối với những người bị thôi miên, họ nhớ lại những gì đã làm ở quá khứ thậm chí cả kiếp trước của mình. Bác sĩ Akira Lkegawacho rằng: “Việc một sinh linh ra đời do sự sắp xếp của một năng lực siêu nhiên nào đó, vượt ngoài sự tính toán của con người hay như những đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh và lớn lên vùn vụt hay những đứa trẻ chết trong bụng mẹ cũng đều đến từ thế giới bên kia”(19). Tuy ý thức được có một năng lực bên ngoài tác động vào sự hình thành bào thai nhưng ông không lý giải vấn đề ấy một cách rõ ràng dù thực tế ông đã tiếp xúc nhiều với các bà mẹ tâm sự về việc đứa bé chết lưu lại được thụ thai lần nữa trong bụng mình.

Trước năm 1985, Ian Stevenson(20) đã cho xuất bản cuốn sách “Những nghiên cứu khoa học của Đại học VirginiaHoa Kỳ về đầu thai”(21). Đây có thể nói là cuộc điều tra nghiêm chỉnh nhất thế giới về một hiện tượng huyền bí, làm lung lay những quan niệm về ký ức và về não bộ của con người. Cuốn sách cũng được dịch trên toàn thế giới với tựa đề: “Hai mươi trường hợp liên tưởng tới hiện tượng đầu thai”. Nội dung tác phẩm thuật lại lời kể của hai mươi đứa trẻ, đã được tác giả thẩm tra kỹ lưỡng, nghiên cứu thận trọng và từ đó đưa ra kết luận đầu thai (theo cách nói của ông) là có thật. Ở đây, danh từ “đầu thai” có thể được chấp nhận theo cách nói thế gian. Bằng chứng là những dấu vết khi mới sinh, những thói quen cùng bao nỗi ám ảnh sợ hãi của các nhân chứng đã được làm sáng tỏ một cách kinh ngạc. Tác phẩm cũng được đưa ra hội nghiên cứu tâm lý – tinh thần Hoa Kỳ như lời khẳng định có cuộc sống ở kiếp trước và để lại những hình ảnh hiện hữu trong trí nhớ của những đứa trẻ ngày nay.

Mối quan hệ giữa mẹ và thai nhi theo quan điểm Phật giáo

Mỗi sự sinh đẻ mới chỉ xây thêm một lớp hình thức mới, chứ dòng tâm thức vẫn tự tại trôi chảy, không dừng nghỉ, mặc dầu có sự tan rã của cỗ xe vật chất.

Mỗi sự sinh đẻ mới chỉ xây thêm một lớp hình thức mới, chứ dòng tâm thức vẫn tự tại trôi chảy, không dừng nghỉ, mặc dầu có sự tan rã của cỗ xe vật chất.

Như vậy, vấn đề tái sinh không phải mới đây được nghiên cứu mà nó đã được khảo sát cách đây rất lâu. Với những gì phân tích ở trên đã đánh đổ quan điểm một linh hồn bất biến hay chết (māra) là hết của những chủ nghĩa cực đoan. Không có một linh hồn nào đầu thai vào bào thai cả. Bào thai hình thành do tinh trùng của cha, trứng của mẹ với sự tác động bên ngoài của một năng lượng do nghiệp lực của một chúng sinh tạo ra từ một đời sống trước. Năng lượng đó, sách Phật gọi là hương ấm (gandhabba)(22),thức diễn tiến (samvattanikam viññānam)(23), chủng tử thức (S.alaya-vijnàna, C.種子識)(24), thức tái sinh (patisandhi viññāna)(25), trung ấm (S.anta-rābhava, C.中陰)(26), ca la lã (kalala)(27) hay kết sinh thức(28).

Trong kinh Trung bộ (Majjhima nikāya), đức Phật dạy Malunkyaputta về hình ảnh của một đứa bé: “Nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngủ không có tự thân, thời đâu nó có thể khởi lên thân kiến?. Thân kiến tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Nếu một đứa con nít ngây thơ, đang nằm ngửa không có các pháp, thời từ đâu nó có thể khởi lên nghi hoặc đối với các pháp?. Nghi tùy miên thật sự sống tiềm tàng trong nó”(29).

Rõ ràng, quan điểm tái sinh của Phật giáo hoàn toàn khác với quan niệm đầu thai của linh hồn theo một số tôn giáo. Vì Phật giáo không nhìn nhận có một linh hồn trường tồn vĩnh cửu để chuyển sinh từ kiếp này sang kiếp khác, chỉ có nghiệp quả mới tạo thành sự tái sinh(30). Điều này được minh chứng trong kinh “Ví dụ con rắn” về sự vô ngã của các pháp(31).

Thượng tọa Tiến sĩ Thích Nhật Từ giải thích: “Dòng chảy của nghiệp được thể hiện qua nghề nghiệp, chức tước của con người, những gì được lặp đi lặp lại sẽ trở thành quán tính của hành vi. Chính quán tính đẩy tiến trình tái sinh của con người theo một quỹ đạo, mà đôi lúc người quá cố hay người chuẩn bị ra đi không có sự lựa chọn. Họ phải đi trên con đường theo sức đẩy của nghiệp, và sức đẩy này tạo ra sự thiên sai vạn biệt của sinh giới với những yếu tố bẩm sinh như cá tính, văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Chẳng phải ngẫu nhiên mà con người có và duy trì được phong tục tập quán khác nhau, mà bởi vì trong tiến trình tái sinh, tất cả thói quen của văn hóa, phong tục tập quán, ứng xử được tích tụ lại dưới dạng năng lực của nghiệp. Năng lực nghiệp thúc đẩy con người từ lúc mới bắt đầu hình thành mầm sống mới trong bào thai người mẹ”(32).

Bài sám hối với thai nhi

Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thân thể này không phải của các ông, không phải của người khác. Thân này, phải được xem là do hành động, do sắp đặt, do sự cố ý, do sự cảm thọ trong quá khứ”

Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thân thể này không phải của các ông, không phải của người khác. Thân này, phải được xem là do hành động, do sắp đặt, do sự cố ý, do sự cảm thọ trong quá khứ”

Thuyết mười hai nhân duyên

(S. pratītya-samutpāda, P. paticca-samuppāda, C. 十二因 緣)

Chúng ta hiện sống trong một thế giới không ngừng biến dịch, và ngay cả chính bản thân chúng ta cũng đang ở trong một trạng thái thay đổi liên tục. Nguyên lý của học thuyết này được trình bày bằng định lý “duyên khởi”:

“Cái này có mặt thì cái kia cómặtCái này sinh thì cái kia sinhCái này không có mặt thì cái kia không có mặtCái này diệt thì cái kia diệt”(33).

Có nghĩa rằng khi nhân và duyên cùng tồn tại, sẽ có một kết quả. Nếu các nhân và duyên không tồn tại, không có kết quả.

Tìm hiểu về nguồn gốc loài người, tác phẩm “Đạo Phật và khoa học” của Minh Giác đã đưa ra rất nhiều luận điểm về nguồn gốc loài người dưới cái nhìn của các nhà khoa học, nhân chủng học hay sinh vật học, như con người phát triển từ loài vượn hay thủy tổ là bà Eva… Nhưng cuối cùng sự tranh luận, điều tra ấy dần đi vào ngõ cụt, chẳng tìm được lối thoát(34).

Theo thuyết “Mười hai nhân duyên”(35), đức Phật (Buddha) dạy về sự xuất hiện của một cá thể là sự sinh chủng, là nguyên nhân, do vô minh (avijjā) duyên hành (sankhāra), hành duyên thức (viññāna), thức duyên danh sắc (nāmarūpa), danh sắc duyên sáu nhập (salāyatana), sáu nhập duyên xúc (phassa), xúc duyên thọ (vedanā), thọ duyên ái (tanhā), ái duyên thủ (upādāna), thủ duyên hữu (bhāva), hữu duyên sinh (jāti), sinh duyên già chết (jarāmarana), sầu (soka),  bi (parideva), khổ (dukha), ưu (domanassa), não (upāyāsa) được hiện hữu(36).

Bức tử thai nhi: Nỗi đau vẫn còn dai dẳng

Danh và sắc đầu tiên kết hợp thành thân và tâm này tạo nên một sinh mạng, một đời sống hữu tình; tuy thân và tâm đều vô thường, thay đổi nhưng nó vẫn duy trì tồn tục sinh mạng cho đến lúc chấm dứt tuổi thọ.

Danh và sắc đầu tiên kết hợp thành thân và tâm này tạo nên một sinh mạng, một đời sống hữu tình; tuy thân và tâm đều vô thường, thay đổi nhưng nó vẫn duy trì tồn tục sinh mạng cho đến lúc chấm dứt tuổi thọ.

“Mười hai chi phần duyên khởi” mà đức Phật đã trình bày theo hai hướng thuận nghịch, với sự sinh khởi của một chi phần thì toàn bộ các chi phần còn lại sinh khởi và ngược lại là sự đoạn diệt. Trong mười hai chi duyên khởi, không thể nêu ra một chi nào để nói là nguyên nhân tối sơ, cả mười hai chi tạo thành một vòng tròn liên tục mà người ta gọi là “bánh xe sinh hóa, hay bánh xe luân hồi (samsāra)”(37). Đức Phật đã dạy: “Vô thỉ là luân hồi, này các Tỳ kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc”(38). Vô minh (avijjā) chỉ là một tiếp diễn của sự chết (māra). Lúc chết, thân thể bị hủy hoại nhưng vô minh vẫn tồn tại như là kết tinh các hiệu quả của các hành động được tạo ra trong suốt cuộc sống.

Do đó, với nhận định thuyết tái sinh (pratisamdhi) như trên, ta không thể nói rằng nghiệp (kamma) hay vô minh (avijjā) là nhân tố quyết định tất cả. “Những phản ảnh của nghiệp quả lưu lại không phải là sức mạnh cố định, đúc kết ra số phận của một sinh linh sau này, mà nghiệp quả chỉ là một trong những yếu tố ráp thành cái bắt đầu sự sống sắp đến. Nghĩa là,  khi được sinh làm người, với trí tuệ giác ngộ, nghiệp quả xấu từ vô tỷ quá khứ có thể được cải biến bằng những ý chí và hành động lành mạnh trong đời sống hiện tại, để làm nảy mầm cho nghiệp báo tốt trong tương lai”(39).

Nếu phân tích quá trình hình thành bào thai theo duyên khởi (S.pratītya-samutpāda; P.paticca-samuppāda, C.緣起), ta thấy rằng một trong ba yếu tố quyết định để hình thành một thai nhi là có sự hiện hữu nghiệp thức đi đầu thai. Nghiệp thức này là kết quả của vô minh và hành trong quá khứ, từ đó hình thành bào thai. Khi bào thai lớn lên, sinh ra, đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, lớn lên, khởi tham đắm và tiến trình tập khởi toàn bộ khổ uẩn (sankhāradukkhata) hình thành(40).

Với sự hình thành con người, giáo sư Minh Chi lý giải: “Sự sống, dù là sự sống của thân, sự sống tiềm thức hay sự sống vô thức, toàn bộ cuộc sống chỉ là một quá trình dòng chảy tương tục, biến đổi. Trong toàn bộ quá trình này, không có một chủ thể nào giống như một linh hồn cả. Chỉ có dòng chảy tiềm thức. Bởi vì nếu không có tiềm thức, thì mọi ấn tượng, tri giác, ý niệm sẽ không có nơi ghi lại, sẽ không có trí nhớ, sẽ không có phân biệt hay biết. Có thể nói, dòng chảy tiềm thức đã ghi lại mọi hành động và kinh nghiệm quá khứ của chúng ta, từ một thời điểm vô thủy nào không rõ, và kéo dài vô cùng vô tận. Cho nên, bản chất sâu kín nhất của con người chính là dòng chảy tiềm thức đó”(41).

Báo ứng hiện đời: Thai nhi nghe Kinh giải oán hờn

Chúng ta hiện sống trong một thế giới không ngừng biến dịch, và ngay cả chính bản thân chúng ta cũng đang ở trong một trạng thái thay đổi liên tục.

Chúng ta hiện sống trong một thế giới không ngừng biến dịch, và ngay cả chính bản thân chúng ta cũng đang ở trong một trạng thái thay đổi liên tục.

Trong tiến trình này: “Danh – sắc phát sinh cùng một lúc với thức tái. Hành và thức thuộc về hai kiếp, quá khứ và hiện tại của một chúng sinh. Thức và danh sắc, trái lại, cùng phát sinh trong một kiếp sống”(42).

Walpola Rahula khẳng định: “Theo thuyết duyên khởi, cũng như theo sự phân tích con người thành năm uẩn, ý tưởng về một bản thể trường cửu bất diệt ở trong hay ở ngoài con người, dù gọi là Ātman, Tôi, Linh hồn, Ngã hay Cái ta, chỉ được coi là một niềm tin sai lầm, một bóng dáng của tâm thức”(43).

Kinh Tương ưng (Samyutta nikāya) đưa ra hình ảnh: “Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, do duyên danh sắc, thức sinh khởi. Do duyên thức, danh sắc sinh khởi… Nếu một bó lau được kéo qua một bên, bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua một bên, bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt”(44).

Chính vì không hiểu điều này mà những nhà bác học hay nhiều nhà nghiên cứu có những nhận định sai lầm về thuyết hình thành con người. Trong tác phẩm “Hào quang vật lý trong bầu trời Phật học” của Nguyễn Trí Thạch có chủ đề “Thông điệp thụ thai: mã và sự tương thích”, tác giả phân tích sự hình thành bào thai là do tinh trùng mang hai mươi ba nhiễm sắc thể, kết hợp với trứng để tạo thành hợp tử và sẽ phát triển thành bào thai. Bào thai này sẽ được định đoạt hình dáng cố định trong tương lai như xinh đẹp hay mầm bệnh từ sự di truyền gen của cha mẹ. Và từ bào thai thuần túy là vật chất mới hình thành này mới có hỗ cho thần thức gá vào trong đó tạo thành sự sống, thổi tinh thần vào vật chất, để bào thai tiếp tục phát triển đầy đủ một  sinh linh có cả thân và tâm. Và theo ông điều kiện để cho thần thức biết được sự hình thành bào thai là gởi đi thông điệp sự kiện thụ thai của mình ra ngoài, nơi mà thần thức của chúng tái sinh cũng đang trong tình trạng chờ đợi đầu thai(45).

Như vậy, theo sự nghiên cứu của ông, vật chất (bào thai) có trước, tinh thần (thức tái sinh) có sau, con người cũng bị định đoạt số phận và tính cách từ trong bào thai. Ông cho rằng thân và tâm là hai thế giới tách biệt hoàn toàn và lý giải quan điểm anh chị em tính tình khác nhau là do thần thức của các chúng tái sinh khác nhau, lần lượt được đưa vào “hệ thống bào thai” của từng người một trong số các chị em đó. Với quan điểm ấy cho thấy tư tưởng tiến bộ cùng những lý luận tương đương giáo lý Phật giáo về vấn đề thần thức gá sinh khi thụ thai. Tuy nhiên, ông đã tách yếu tố cấu hợp con người thành hai lĩnh vực khác nhau vì nghĩ rằng chúng là hai sự vật khác nhau, độc lập, mà không thấy đây là một tổ hợp duyên sinh vô ngã của ngũ uẩn. Các trạng thái thể chất và tinh thần được xem như là một sự tương tác liên tục, chúng không phải là hai phạm trù hoàn toàn riêng biệt.

Thiền có lợi cho bà bầu và thai nhi

Khi bào thai lớn lên, sinh ra, đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, lớn lên, khởi tham đắm và tiến trình tập khởi toàn bộ khổ uẩn (sankhāradukkhata) hình thành.

Khi bào thai lớn lên, sinh ra, đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, lớn lên, khởi tham đắm và tiến trình tập khởi toàn bộ khổ uẩn (sankhāradukkhata) hình thành.

Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thân thể này không phải của các ông, không phải của người khác. Thân này, phải được xem là do hành động, do sắp đặt, do sự cố ý, do sự cảm thọ trong quá khứ”(46). Trong kinh Đại bửu tích, đức Phật dạy: “Thân ca la lã (trung ấm) đều từ nhân duyên thứ đệ sinh trưởng mà chẳng được đồng thời tất cả các căn đều đầy đủ. Thế nên phải biết dầu từ cha mẹ mà có thân ấy, nhưng tìm trong các duyên đều không có, do sức hòa hiệp mà có thọ sinh”(47).

Tiếp tục nghiên cứu kinh Trường bộ (Dīgha nikāya), đức Phật dạy A Nan (Ānanda) rằng, nếu thức không đi vào trong bụng người mẹ, thời danh sắc không thể hình thành trong bụng bà mẹ, nếu thức đi vào trong bụng mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc cũng không thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác, nếu thức bị đoạn trừ trong đứa con, hoặc là đồng nam hay đồng nữ, thời danh sắc không thể lớn hơn, trưởng thành và thành mãn được. Như vậy là nhân, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhân duyên của danh sắc, tức là thức(48).

Kinh Mi Tiên (Milinda panha) đưa ra ví dụ cụ thể: “Ví như cây đèn đốt cháy đầu hôm cho đến sáng, đầu hôm thì đầy dầu, sáng thì cạn dầu. Nó chỉ là một cây đèn ấy được cháy đỏ liên tục đầu hôm đến sáng. Tất cả chúng sinh cũng y như thế đó. Danh và sắc đầu tiên kết hợp thành thân và tâm này tạo nên một sinh mạng, một đời sống hữu tình; tuy thân và tâm đều vô thường, thay đổi nhưng nó vẫn duy trì tồn tục sinh mạng cho đến lúc chấm dứt tuổi thọ. Già lão có thay  đổi nhưng vẫn là một con người ấy mà thôi”(49).

CHÚ THÍCH:

(1) Thích Minh Cảnh (2010), tập 5, tr.4040

(2) Thích Chơn Thiện (2009), tr.320

(3) Nguyễn Văn Khôn (1960), tr.817

(4)Nguyễn Điều (2007), tr.62

(5) Nguyễn Văn Khôn (1960), tr.268

(6) Kinh Trung bộ (2012), tập I, tr.566

(7) Kinh Trung bộ (2012), tập I, tr.43,44

(8) Kinh Trường bộ (2016), tr.373

(9) Kinh Trường bộ (2016), tr.461

(10) Kinh Tiểu bộ (2015), tập IV, tr.37

(11) Thích Minh Cảnh (2010), tập III, tr.3112

(12) Kinh Trung bộ (2012), tập I, tr.351

(13) Kinh Trung bộ (2012), tập I, tr.540

(14) Thích Minh Châu (2004), tr.71,72

(15) Thích Minh Châu (2005), tr.66

(16) Paul Dahlke Ph.D (2009), tr.233

(17) Nhận được, thừa thụ, nhận sẵn từ trước.

(18) Lâm Như Tạng (2006), tr.167

(19) Akira Lkegawa (2018), tr.142

(20) Ian Stevenson- Giáo sư khoa tâm thần, trường Đại học

Virginia. Ông là người đầu tiên thực hiện các nghiên cứu khoa

học về hiện tượng đầu thai. Ông đi khắp thế giới và đã thu thập

nhiều chứng cứ trong 3000 trường hợp.

(21) Ian Stevenson, Những nghiên cứu khoa học của Đại học

Virginia- Hoa Kỳ về đầu thai, Ariane De Lestrange dịch từ tiếng

Mỹ sang Pháp (xuất bản 1985), Nguyễn Văn Sự (dịch từ Pháp

sang Việt) (2009), NXB Từ điển Bách khoa, HN.

(22) Kinh Trung bộ (2012), tập 1, tr.68

(23) KinhTrung bộ (2012), tập 2, tr.320

(24) Huyền Trang (2003), tr,60

(25) Narada Mahathera (2013), tr.420

(26) Kinh Đại bửu tích (2014), tập IV, tr.7

(27) Kinh Tương ưng (2014), tập I, tr.317

(28) Pa-auk Tawya Sayadaw (2011), tr.192

(29) Kinh Trung bộ (2012), tập I, tr.528

(30) Nārada Mahā Thera (2013), tr.454

(31) Kinh Trung bộ (2012), tập I, tr.173

(32) Thích Nhật Từ (2015) A, tr.48

(33) Kinh Tiểu bộ (2015), tập I, tr.107

(34) Minh Giác (2005), tr.270

(35) ‘Mười hai nhân duyên’ còn gọi là ‘Thập nhi nhân duyên

khởi’ hay ‘Tùy thuộc phát sinh’.

(36) Kinh Tương ưng (2014), tập I, tr.527

(37) Junjiro Takakusu (2007), tr.44

(38) Kinh Tương ưng (2014), tập I, tr.527

(39) Nguyễn Điều (2007), tr.106

(40) Nārada Mahā Thera (2013), tr.420

(41) Minh Chi (1995), tr.100

(42) Narada Mahathera (2013), tr.420

(43) Walpola Rahula (2011), tr.122

(44) Kinh Tương ưng (2014), tập I, tr.469

(45) Nguyễn Trí Thạch (2018), tr.95

(46) Kinh Tương ưng (2014), tập I, tr.412

(47) Kinh Đại Bửu Tích (2014), tập IV, tr.7

(48) Kinh Trường bộ (2016), tr.263.

(49) Thitasila Mahathera (2015), tr.123

loading...