Lời Phật dạy

Một khất sĩ chân chính

Thứ bảy, 10/04/2023 10:36

Một lần nọ Đức Phật đang ngụ tại thị trấn Aswapur ở bang Anga, ngài trò chuyện với các tỳ kheo và nói: Hỡi các tỳ kheo! Mọi người nói ai đó là một khất sĩ và khi anh ta được hỏi nếu anh ta là một khất sĩ anh ta hãy tuyên bố mình là một khất sĩ

Audio
90EDA375-0192-437D-B4C4-727D0D2EF4F6
Một lần nọ Đức Phật đang ngụ tại thị trấn Aswapur ở bang Anga, ngài trò chuyện với các tỳ kheo và nói: Hỡi các tỳ kheo! Mọi người nói ai đó là một khất sĩ và khi anh ta được hỏi nếu anh ta là một khất sĩ anh ta hãy tuyên bố mình là một khất sĩ. Vì vậy một người cho mình là một khất sĩ và người tuyên bố là một khất sĩ cần phải bước đi trên con đường đúng đắn để thành một khất sĩ. Đó là mục đích người ta cúng dường cho anh ta áo choàng, đồ ăn khất thực, nơi nghỉ ngơi và thuốc trị bệnh và vài nhu yếu khác. Việc cúng dường của họ chỉ có thành quả chỉ khi sự từ bỏ của anh ta là thanh tịnh, hành vi của anh ta thiện lành và hành động của anh ta mang lại lợi lạc cho mọi người.

Hỡi các tỳ kheo! Làm thế nào một người không thể thực hành con đường đúng đắn để thành một khất sĩ? Chừng nào một khất sĩ không chịu từ bỏ lòng tham lam, giận dữ, thù hằn, khinh miệt, độc ác, ghen ghét, keo kiệt, lừa dối và mong ước xấu xa anh ta không thể trở thành một khất sĩ chân chính. Những thứ đó là vết nhơ của khất sĩ, chướng ngại trên con đường trở thành một khất sĩ chân chính. Những điều này là lý do cho việc anh ta sinh ra trong trạng thái nghèo khổ. Ta gọi đó là loại từ bỏ như thanh kiếm hai lưỡi xé toạc áo choàng của một khất sĩ nếu nó bị ẩn dấu bên trong.

Bất kỳ ai có những vết nhơ như vậy không thể gọi là một khất sĩ thậm chí nếu anh ta mặc áo choàng, thậm chí người anh ta đầy dơ bẩn và bụi bậm hoặc đầy tro hoặc thậm chí nếu anh ta dầm người trong nước hoặc ở dưới gốc cây, hoặc nếu anh ta mặc vỏ cây, hoặc nếu anh ta đắm mình trong không khí hoặc nếu anh ta thực hành đứng liên tục hoặc nếu anh ta vẫn nhịn ăn và dùng đồ ăn cách quãng hoặc nếu anh ta tụng kinh Vệ Đà hoặc thần chú.

Anh ta sẽ là một khất sĩ chân chính chỉ khi anh ta thoát khỏi những vết nhơ liệt kê ở trên. Anh ta sẽ tiếp tục bước đi trên con đường thanh lọc. Chỉ sau đó anh ta sẽ sống đời sống của một khất sĩ chân chính.

Chỉ khi một người từ bỏ các bất tịnh kể trên, anh ta trở thành một khất sĩ chân chính. Để diệt trừ những bất tịnh, người đó nên liên tục thực hành con đường thanh lọc tâm và thoát khỏi những bất tịnh, để sống cuộc đời khất sĩ chân chính.

Hỡi các Tỳ kheo! Làm thế nào người đó có thể thực hành con đường đúng đắn để trở thành khất sĩ?

Khi một khất sĩ từ bỏ tà kiến, khi anh ta thoát ra giận dữ, tham lam, thù hằn và trở nên giải thoát khỏi bất tịnh, chỉ sau đó người đó mới được xem có thể thực hành con đường đúng đắn để thành khất sĩ. Chỉ sau đó anh ta có thể xem mình là thanh tịnh và tự do. Vui mừng khởi lên trong tâm của một khất sĩ như thế người đã đạt giải thoát khỏi những bất tịnh trong tâm. Sự sung sướng dẫn theo sự vui vẻ. Cơ thể của con người như vậy trở nên thanh tịnh, cơ thể của họ thanh tịnh cảm thấy thoải mái và người đó cảm thấy thoải mái, tâm của anh ta trở nên tập trung. Khi đó anh ta an trụ một phần tư tâm chìm trong lòng từ ái. Theo cùng một cách anh ta an trụ tiếp hai phần, ba phần, bốn phần tư của tâm, trên, dưới, xung quanh và mọi nơi của tâm tràn ngập lòng từ ái mà không thù địch và không ác ý, chìm trong lòng từ ái vô bờ, niềm vui cảm thông và sự quân bình. Anh ta làm mọi người hạnh phúc và giúp mọi người gặt hái được lợi lạc. Theo cách này đời sống tỳ kheo của anh ta trở nên có ý nghĩa.

Phá hủy vết nhơ mới thực sự làm một người trở thành một khất sĩ chân chính. Anh ta có thể đến từ bất kỳ một gia đình hay một dòng dõi. Nó không trở thành chướng ngại trên con đường trở thành khất sĩ của anh ta.

Hãy đến, các hành giả, hãy cùng bước tiếp từng bước trên con đường của Dhamma, thoát khỏi các bất tịnh của tâm và đạt được phúc lạc và hạnh phúc thực sự.

(Trích: Bản tin Vipassana Quốc tế, Mùa hè, 1980)

 
loading...