Kiến thức
Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo
Thứ sáu, 18/08/2022 08:26
Từ thực tiễn đời sống, để đạo đức Phật giáo dễ dàng lan tỏa, thì việc làm sáng tỏ những chuẩn mực đạo đức Phật giáo là yêu cầu bức thiết.
1. Khiêm hạ
Trước hết, khiêm hạ là một hành xử đạo đức vắng bóng tự ngã, dẹp tan kiêu mạn.
2. Tàm quý
Tàm quý là hổ thẹn.
Người tự thấy xấu hổ, biết thẹn vì các lỗi lầm mình đã gây ra.
3. Trung thực
Trung thực là một chuẩn mực đạo đức được nhiều người mến mộ, tin yêu. Người trung thực luôn hứa hẹn một tương lai rộng mở. Trung thực biểu hiện qua nhiều dạng thức và quan hệ; mà ở đây, trung thực với chính mình và với tha nhân là hai tính chất chủ yếu.
4. Kiên định
Kiên định là ý chí, là sự vững vàng trong quyết định, trong dự tính, trong mối quan hệ, trong lý tưởng hay con đường đã chọn. Chuẩn mực đạo đức kiên định quyết định tính cách, năng lực, giá trị… của con người.
5. Không phóng dật.
Trong những lời dặn dò thống thiết của Đức Phật trước khi Niết-bàn, thì không phóng dật là huấn thị thấm đẫm yêu thương. Không phóng dật là không buông lung, không chạy theo dục vọng, siêng năng tu tập các pháp lành.
6. Nhẫn nhục.
Nhẫn nhục là sự chịu đựng, chấp nhận những khổ đau, bức bách, hủy nhục, khó chịu…
7. Biết ơn.
Biết ơn được hiểu ở đây bao hàm cả việc báo ơn.
8. Buông xả.
Buông xả là nghệ thuật ứng xử trong các mối quan hệ, là sự buông bỏ những ý nghĩ mừng vui, lo khổ đồng thời nỗ lực từ bỏ các tật xấu tích lũy từ nhiều đời.
9. Tiết tháo.
Tiết tháo là khí tiết, là danh dự và phẩm vị của con người. Sống đúng với chuẩn mực đạo đức cơ bản của một con người, theo những nguyên tắc đạo đức làm nền tảng nào đó, được gọi là tiết tháo.
10. Dấn thân.
Dấn thân là sự phát tâm vì lợi ích của tha nhân, trong một số trường hợp phải chấp nhận sự hy sinh, mất mát. Dấn thân là hành động mang tâm nguyện Bồ-tát, vì đó là sự phát tâm đem lại lợi ích cho nhiều người.