Sống an vui
Mười loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất dành cho người ăn chay
Thứ ba, 06/08/2020 02:33
Những người theo chế độ ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật. Vì vậy việc bổ sung những loại thực phẩm, rau quả giàu dinh dưỡng là rất cần thiết.
Ăn chay trường - Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết?
Căn cứ trên nhiệt lượng, lượng vitamin K, C, diệp hoàng tố, Kali và chất sơ… mà chúng cung cấp, các chuyên gia đã tổ chức một cuộc “chấm điểm” cho hơn 85 loại rau quả để chọn ra những loại rau quả giàu dinh dưỡng nhất. Đặc biệt trong số đó đã chọn ra được 10 loại rau quả đứng đầu trong số hơn 80 loại rau quả đó về lợi ích mà chúng đem lại cho con người.
1. Bắp cải
Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol.
Bắp cải là loại rau rất quen thuộc và phát triển mạnh vào mùa đông.
2. Rau chân vịt (rau bina hay cải bó xôi)
Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) là loại rau được rất nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của nó mang lại cho sức khỏe. Đặc biệt, khoa học đã chứng minh, loại rau này có nhiều tác dụng chữa bệnh rất "thần kỳ" trong y học.
Hàm lượng diệp hoàng tố và vitamin K trong một cốc rau chân vịt vượt qua 100%DRI. Ngoài ra, rau chân vịt còn rất giàu vitamin A, Mangan, vitamin B11, Magie, Canxi và sắt…
3. Củ cải đỏ
Củ cải đường (củ cải đỏ) là một nguồn cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Củ cải đỏ cũng được sử dụng làm thuốc trong thời cổ đại. Nó cũng giàu vitamin C, magiê, beta-carotene, bioflavonoids, kali và mangan. Nước ép củ cải đường hỗ trợ sức khoẻ mắt và gan. Củ cải đỏ cũng được biết đến với việc hạ huyết áp, chất béo trung tính trong máu và cải thiện hoạt động thể thao.
Ngoài ra, củ cải đỏ cũng giúp tăng cường thị lực vì rất giàu vitamin, magiê và bioflavonoid. Trong thực tế, củ cải đỏ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh.
Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
4. Rau diếp
Khoa học đã chứng minh ăn rau diếp thường xuyên có thể tăng cường bài tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng bài tiết mật, cải thiện công năng tiêu hóa của gan. Không những thế, bộ máy hô hấp trong tiết trời đông bị ảnh hưởng gây ho sẽ cần nhờ đến sự trợ giúp của loại rau này để phòng chữa bệnh hiệu quả.
Hơn tất cả, rau diếp còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với các loại vitamin A, B1, B2, C, K; axit folic, mangan và crom. Đặc biệt, lá của loại cây này có thể chứa các chất dinh dưỡng nhiều hơn tới 50 lần so với thân.
Rau diếp còn là một nguồn cung cấp sắt cho cơ thể, phòng chống hữu hiệu bệnh thiếu máu. Ngoài ra, loại rau này chứa nhiều magiê nên có khả năng tiếp sức đặc biệt cho các mô cơ bắp, não và các dây thần kinh. Người nào mất ngủ có thể nhờ “viện trợ” từ nó để có giấc ngủ sâu hơn.
5. Khoai lang
Theo USDA, một củ khoai lang nướng chứa 103 calo, 2,29 gram protein, 0,27 gram chất béo, 23,6 gram tinh bột, 3,8 gram chất xơ và 7,39 gram đường. Một khẩu phần khoai lang sẽ cung cấp đủ lượng vitamin A hằng ngày cho bạn. Bên cạnh đó, khoai lang rất giàu vitamin C, vitamin B, kali và choline.
Ăn chay là gì? Ý nghĩa của việc ăn chay
6. Súp lơ
Các loại rau họ cải như súp lơ xanh đặc biệt bổ dưỡng vì chúng giàu vitamin và chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chống ung thư và cân bằng lại lượng đường trong máu. Chúng cũng chứa ít calo và nhiều chất xơ, vì vậy sẽ khiến bạn cảm thấy no.
Và trong khi các loại rau không có nhiều protein như thịt, thì súp lơ xanh lại chứa một lượng đáng ngạc nhiên. Ngoài ra, các chất xơ, vitaminK, canxi... trong súp lơ xanh đều chứa làm lượng cao.
Súp lơ trắng có nhiều vitamin C, vitamin K, canxi, axit folic, kali và chất xơ. Súp lơ trắng cũng có chứa các chất dinh dưỡng thực vật có các đặc tính tăng cường miễn dịch, chống lão hóa và chống ung thư.
7. Cà rốt
Cà rốt là nguồn vitamin A tuyệt vời. Bạn có thể cung cấp đủ nhu cầu cả ngày khi ăn một phần tư cup cà rốt nạo sạch hoặc 28 gam cà rốt. Vitamin A rất cần thiết cho thị giác và giúp tế bào phát triển, tốt cho chức năng miễn dịch, sinh sản và sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào.
Cà rốt là một nguồn tốt cung cấp thiamin, niacin, vitamin B6, folate và mangan. Ngoài ra, cà rốt là một nguồn chất xơ rất tốt (tuyệt vời cho hệ tiêu hóa), vitamin C, vitamin K và kali.
8. Ớt đỏ
Ớt chuông giàu dinh dưỡng mà không phải loại rau xanh nào cũng có được. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các hợp chất capsaicin trong ớt chuông có khả năng điều trị ung thư bằng cách ngăn chặn chất gây ung thư kết nối với ADN. Trong 100gr ớt có chứa 120mg vitamin C và chỉ cần 50gr ớt chuông đã cung cấp 75% lượng vitamin C có thể cần cho cả ngày.
Ăn chay có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư
9. Bí ngô
Bí ngô là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Nó là một loại bí mùa đông thuộc cùng họ thực vật với dưa chuột.
Về mặt khoa học, đây là một loại trái cây vì nó chứa hạt giống. Nhưng về mặt dinh dưỡng, nó giống như một loại rau hơn.
Nó đậm đặc chất dinh dưỡng, có rất nhiều vitamin và khoáng chất và tương đối ít calo.
Một chén bí ngô nấu chín cung cấp:
Calo: 49
Carbs: 12 gram
Chất xơ: 3 gram
Protein: 2 gram
Vitamin K: 49% RDI
Vitamin C: 19% RDI
Kali: 16% RDI
Đồng, mangan và riboflavin: 11% RDI
Vitamin E: 10% RDI
Sắt: 8% RDI
Folate: 6% RDI
10. Cải xanh
Hàm lượng diệp hoàng tố và vitamin K trong cải xanh rất cao. Ngoài ra, cải xanh cũng rất giàu vitamin A, B, C, D, chất carotin,…
Cách ăn: Cải xanh chủ yếu dùng phối hợp trong các món xào, cũng có thể nấu canh…