Hỏi - Đáp

Nên làm gì với quần áo, vật dụng của người thân vừa qua đời?

Thứ hai, 28/06/2020 04:28

Nói đến chết tức là nói đến sống, có sống có chết có sanh có diệt, có họai diệt rồi tiếp tục tái sanh theo nghiệp thức. Có sanh sôi nẩy nở, giải quyết việc sanh tử của đời người là bàn đến nhân sinh quan, việc lúc nào cũng hiện hữu đồng hành cùng con người.

Việc cúng 49 ngày cho người quá vãng có ý nghĩa gì?

Vấn: Gia đình con vừa có người thân qua đời nên phải lo chuyện cúng tế tang chay rất nhiều phiền não. Quả thật là gia đình nhà con rất khả giả và có điều kiện. Các vật dụng áo quần người vừa mất cũng toàn là hàng hiệu. Mọi người bảo đó là quần áo người mất nên đốt đi. Thay vào đó, cả nhà lại lo đi mua áo quần vàng mã đốt để thay thế vì bảo như vậy người thân không bị đói lạnh, có tất cả những điều họ cần nơi âm giới. Nếu không đốt họ sẽ về đòi. Có gia đình gần đó người thân hiện về bảo rất đói kém, cần phải đốt áo quần vàng mã nên gia đình họ đốt cả nhà lầu, xe hơi, điện thoại iphone, tiền đô la rất nhiều, kể cả người hầu như một vương phủ. Con không hiểu người đã mất rồi đốt vàng mã như vậy là có đúng không và người âm có nhận được hay không? Áo quần của người đã mất có phải đốt đi không? Nếu cho người khác mặc vậy người nhận áo quần ấy có bị làm sao không? Có cần phải cúng tế, trì chú, đọc kinh gì để hóa giải tất cả những điều này không? Con xin cảm ơn Sư.

Đáp:

I. Việc sống chết

Nói đến chết tức là nói đến sống, có sống có chết có sanh có diệt, có họai diệt rồi tiếp tục tái sanh theo nghiệp thức. Có sanh sôi nẩy nở, giải quyết việc sanh tử của đời người là bàn đến nhân sinh quan, việc lúc nào cũng hiện hữu đồng hành cùng con người.

Nói đến chết tức là nói đến sống, có sống có chết có sanh có diệt, có họai diệt rồi tiếp tục tái sanh theo nghiệp thức. Có sanh sôi nẩy nở, giải quyết việc sanh tử của đời người là bàn đến nhân sinh quan, việc lúc nào cũng hiện hữu đồng hành cùng con người.

Bàn đến lễ tang là bàn đến việc chủ chánh của con người là: “Sống chết”. Nói đến chết tức là nói đến sống, có sống có chết có sanh có diệt, có họai diệt rồi tiếp tục tái sanh theo nghiệp thức. Có sanh sôi nẩy nở, giải quyết việc sanh tử của đời người là bàn đến nhân sinh quan, việc lúc nào cũng hiện hữu đồng hành cùng con người. Sống và chết bàn hết cả đời người, từ đời nầy sang đời khác cũng không xong chuyện, sự sống chết là sự chuyền nối nhau như mắc xích, như hạt giống lên mầm sanh ra cây, cây trở lại thành trái và cho ra hạt giống, con người cũng thế cứ chuyền nối nhau sanh sanh hóa hóa không hồi kết thúc (Việc tái sanh - Kinh Na Tiên Tỳ Kheo). Nói về nhân sanh và vũ trụ, Đức Phật hướng dẫn mọi người thật chi tiết về thân ngũ uẩn, nói đến thân ngũ uẩn thì lúc nào cũng đi theo một quy luật hòa hiệp rồi ly tan, nhân sự hiệp tan mà Phật có nhắc đến thân vô thường, khổ, không, vô ngã. Nhờ đó giúp cho mọi người hiểu và thường xuyên quán chiếu để giảm bớt khổ đau, tiến lần đến tâm không còn khổ đau hướng về thánh thiện.

Theo Phật giáo do con người còn mang thân tứ đại. Tứ đại hay lục đại là tấm thân mình hình thành bởi đất (Thịt, gân, xương), nước (Máu mủ và các loại nước trong thân), lửa (Hơi nóng), gió (Hơi thở), thức đại (Sự hiểu biết), không đại (Trí giác), có hình thành có tan rã . Do vô thường nên thấy có sống đó rồi chết đó, do vô ngã nên biết thân là duyên hợp, huyễn hoặc không tồn tại, chết rồi tái sanh không theo ý muốn. Cuộc sống con người chỉ trong một niệm (Sát na vô thường), một hơi thở (Nhất kỳ vô thường), thở ra không hít vào là chết. Thân người luôn nằm trong quy luật sanh, trụ, dị, diệt đó là vô thường có sống ắt có chết, có sanh tất có diệt. Chúng ta không thể có những đòi hỏi nào hơn khi con người được sanh ra thì mang lại niềm vui cho mọi người, khi con người chết thì đem lại sự khổ đau cho mọi người. Con người là trọng tâm của sự sống, có con người có trí giác, có huệ lực có tất cả, con người mà vô tâm dù có sống như xác không hồn. Ví như máy xe có nhiều bộ phận được lắp ráp bởi trí tuệ con người và con người điều khiển khối sắt tổng hợp ấy biết chạy trăm cây số giờ.

Trong 36.000 ngày trên hành tinh này con người là trung tâm của tham luận. Chính sự bàn luận đó cũng có khi đưa con người đến chân thiện mỹ, cũng có khi sự bàn luận đưa đến áp lực, o ép, ức chế, hận thù là chuyện trăm năm không bao giờ chấm dứt. Với con người nếu không có tôn giáo, không có tôn ti trật tự thì không có đạo đức. Con người không có phương hướng chống đỡ những thiên tai địch họa. Tôn giáo là trí tuệ và đạo đức, có trí tuệ con người mới có cơ sở tìm lối thoát, lối thoát cho chính bản thân và con người, lối thoát cho cộng đồng và xã hội. Trí tuệ là nền tảng đưa con người vượt sống chết, giải thoát những khổ đau phiền não trong giây phút hiện tại, có như thế con người mới rảnh tâm rảnh tay mà giải quyết việc cộng đồng.

Cúng cơm cho người đã mất có ăn được không?

II. Sự sanh

Trước nhất chúng ta nói một ít về hành trình của con người khi được sanh ra và đến với thế gian. Con người được sanh ra trong cuộc đời, nói về đời sống thì rất đa dạng phong phú. Khi vừa được lọt lòng mẹ, người thân phải lo liệu cầu trời khẩn Phật váy van tứ phương, mẹ sanh mẹ độ cho trẻ lành mạnh, mẹ tròn con vuông, lo cho sự ấm áp của tấm thân Ông bà nội ngọai thì lo bảy lo ba làm sao cho mọi việc tốt lành đến với cháu, lo cho bà mẹ được lành lặn để nuôi con,. Mặc khác lại tìm cách đặt tên cho trẻ làm sao cho không trùng lấp với thân tộc, đến cơ quan hộ tịch lo giấy khai sanh, nhập hộ khẩu cho con mong sao trong tương lai con có vị trí vững vàng với xã hội. Theo tập tục cha me lúc nào cũng chăm hẳm với thời gian, bảo vệ con, tính tháng tính ngày mừng con được đầy tháng, rồi tròn một năm 12 tháng, sắm sanh lễ vật mừng lễ “Thôi nôi”. Nếu là gái, me phải lo cho việc “Xỏ lỗ tai đeo bông liền”, sắm cho con trẻ những vật dụng nhiều màu sắc giúp cho con có tầm nhìn xa, ngắm nghía những cái đẹp, là trai thì được sắm sanh xe cộ cho con tung tăng tập tành cho mau khôn lớn được vẫy vùng trong thiên hạ. Những ca dao nói về tình Cha nghĩa Mẹ như sau:

Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ

Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con

(Diễn đàn Lê Quý Đôn - Chúc Khả)

Trẻ mới sanh là trọng tâm của gia đình, con được sanh ra trong nhà giàu hay nghèo đều được cha mẹ lo cho con ăn học, nghèo giàu có khác nhau, nhưng cái lo liệu cho con thì không khác. Những ước mơ cho tương lai, sự ước mong trên hết là làm sao con có chí khí, có trí thông minh không thua sút mọi người, nên thân nên phận, thành nhân chi mỹ, gánh vác việc đời, việc xã hội, việc nhà.. Việc cuối cùng trông con đến tuổi “Thành nhân” là dựng vợ gã chồng mong sao cho con hạnh phúc an vui. Trai thì nối dòng tông phong vọng tộc, Gái thì làm tỏ rạng gia phong

Dạy cho con biết việc đời

Đi trong nhân thế rạng ngời gia phong

Trai thì nối dõi giống dòng

Gái thì đức hạnh sạch trong vẹn toàn

Sự chết

Sự chết đem lại tiếc nuối với một người đã được đào tạo thành nhân chi mỹ, đang có trách nhiệm phụng sự gia đình xã hội, giờ nầy lại qua đời, chết trong cái không thể chết, chắc chắn phải được người thân dù giàu hay nghèo cũng đều lo liệu tế lễ tang chế đặc biệt.

Sự chết đem lại tiếc nuối với một người đã được đào tạo thành nhân chi mỹ, đang có trách nhiệm phụng sự gia đình xã hội, giờ nầy lại qua đời, chết trong cái không thể chết, chắc chắn phải được người thân dù giàu hay nghèo cũng đều lo liệu tế lễ tang chế đặc biệt.

Nói đến sự chết, trong gia đình gọi là “Hữu sự”. “Hữu sự” tức là nhà có người qua đời (Chết) có lễ tang. Sự mất mát của người thân, một bước ngoặc của đời người, mọi người đau đớn vì từng hòa hiệp rồi nay lại ly tan, một cú xốc lớn trong đời người, nhất là những cái chết bất đắc kỳ tử, hoạch tử, trẻ chết, đẹp chết, ngoan chết, chết do thiên tai. Đối với người trẻ trung hay trẻ thơ, hoặc có những hiện tượng xảy ra như người thân cùng huyết thống dòng họ qua đời liên tục liên táng, gia đình sẽ cảm thấy lo âu, đơn phương đối diện với cuộc sống tẻ nhạt vô cùng. Tâm trí cứ mãi ưu tư sợ rằng gia đình mất đức thiếu phước nên cái chết liên tục đến, là một sư lo lắng có điều gì đó ập đến gia phong.

Sự chết đem lại tiếc nuối với một người đã được đào tạo thành nhân chi mỹ, đang có trách nhiệm phụng sự gia đình xã hội, giờ nầy lại qua đời, chết trong cái không thể chết, chắc chắn phải được người thân dù giàu hay nghèo cũng đều lo liệu tế lễ tang chế đặc biệt. Người Á đông nói chung, người Việt nói riêng lo tang chay cho người đã qua đời dường như là một vinh dự lớn trong đời người làm con cháu, làm người thân trong gia đình. Tại lễ tang mọi người có dịp gặp nhau phân định xưng hô thứ lớp trong gia đình, nhìn bà con, những người lớn chưa được nhiều người biết hôm nay được giới thiệu để mọi người biết. Lúc bấy giờ người chủ tang được coi như người có quyền lực và quan trọng nhất tại cuộc lễ. Người chết rồi thì được trưng bày một bàn thờ thật trang nghiêm, vong vị đường hoàng, mọi người đến viếng cúng đôi liễng, trướn, hoa cườm, hoa tươi treo giáp nhà, phúng điếu tiền để trong phong bì.

Ngày nay theo lễ nghi của miền Bắc, một ít ở miền Trung, Nam việc phúng viếng là quan trọng. Người phúng viếng sau khi dâng hương tường niệm người quá cố, rồi để phong bì tiền trong thùng kiếng. Khi có người xá hay lạy thì con cháu quỳ lạy đáp. Việc cúng cơm cũng không dám đơn sai trễ nải, sợ vong hồn người thân bi đói khát tội nghiệp. Sau lễ tang người có trách nhiệm xây mộ kiến thiết nhà mồ thật trang trọng, lúc nào cũng giữ sạch, dáng vẽ uy nghi tráng lệ nhằm để nói lên phần mộ nầy có con cháu báo hiếu chăm sóc hằng ngày. Cũng có gia đình hoàn cảnh đơn chiếc lắm, đau lòng khi người chết bị phủ phàng, hoặc không ai hương khói cúng quảy

Từ việc tế sống đến việc tế chết, cũng như mừng sinh nhựt (Sống), hay tang chế (Chết) có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Từ vua chúa cho đến quan lại, từ hàng cửu phẩm đến hàng thứ dân, từ giàu đến nghèo ai ai cũng có bổn phận với trời đất, trời cha đất me, với tổ tiên ông bà cha me tại tiền cũng như khuất núi. Việc thiết lập đàn Nam giao, đàn Xã tắc ở cố đô Huế vào thế kỷ 17 của nhà Nguyễn, việc người dân xây dựng từ đường cũng thế đó, rất có ý nghĩa tôn trọng đạo trời đất, đạo ông bà có ảnh hưởng đến tâm linh rộng lớn, bao la của trời đất. Đó là tôn vinh 8 chữ vàng trung, tín, lễ, nghĩa, hiếu, để, liêm, sĩ.

Người Việt học Phật, có câu “Vạn hạnh Bồ tát hiếu nghĩa vi tiên”. Do quá trình du hóa hội nhập lễ tang theo nghi nhà Phật luôn có pha trộn ảnh hưởng văn hóa đa phương, một phần tư tưởng hình nhi hạ của Khổng tử, dân tình lúc nào trong lòng cũng kính thờ tổ tiên, những người đã khuất bóng. Trong sách Trung Dung của Tử Tư thường dạy: Kính trọng người chết cũng như người còn sống, trọng người đã mất như người còn sống, có câu:

“Sự tử như sự sanh,

Sự vong như sự tồn”,

Nghĩa là sự chết như sự sống, sự mất mát cũng như tồn tại, chết cũng không khác sống, những việc đã mất cũng không khác mấy như viện hiện hữu. Trong chốn thiền môn quý Sư Thầy thường giảng câu: “Dương gian Âm phủ đồng nhất lý”. Không đâu như người Á đông, nhất là người Việt Nam dù có đi xa quê hương xứ sở, dù có lỡ quên địa chỉ hình ảnh nơi chôn nhau cắt rún, dù có thay thiên đổi địa, dù có chiến tranh tàn khốc làm mất dấu vết quê hương, hoặc đi theo một ý tưởng nào xa lạ bên trời âu Mỹ đi nữa họ cũng vẫn thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ ruột thịt. Lúc nào họ cũng hoài cổ, dòng họ huyết thống không bao giờ bị quên lãng.

III. Lễ tang

Tang chế là việc hiếu, là cơ hội cho con cháu báo ân báo hiếu. Tang chế diễn ra trong gia đình khi có người chết, người thân qua đời gọi là lễ tang. Lễ tang quan trọng theo sự chết của người thân, người lớn hay người nhỏ, ông bà cha me hay con cái, dù giàu hay nghèo, nam hay nữ, từ vua quan, cho đến hàng thứ dân đều không tránh khỏi quy luật sanh lão bệnh tử. Chết tức là lui về quá khứ, chuẩn bị cho cuộc sống mới ở tương lai. Chết như người cởi bỏ chiếc áo cũ và tái sanh, như người mặc chiếc áo mới. Cái chết nào của người thân cũng đem lại sự đau buồn nhất trong gia đình. Vì sao? Vì người ruột thịt chết là ra đi vĩnh viễn, trong nhà đột ngột vắng bóng một người, một cuộc xuất hành không bao giờ trở lại với gia đình.

Theo tự điển Việt Nam của Thanh Nghị từ ngữ Lễ tang như sau: Lễ là nghi lễ, tang là tang tóc, tang chế là một cuộc lễ có vẻ ảm đạm tang tóc sầu bi. Hình thức của lễ tang thì buồn lắm. Thập niên 1950 ở quê hương Sư, tại một lễ tang gia đình gia giáo, thuộc ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, Quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, tang chủ có người thân là hiền thê 37 tuổi qua đời. Ông chồng cũng trạc chừng 37 tuổi vừa khổ não khóc lóc, cũng vừa lo nhờ người bạn thân khéo tay dùng kéo cắt mo cau thành một đàn chim dán vào mành trúc tạo thành cảnh vật đàn chim tung cánh giữa khung trời đang bay về núi, những con cò đi ăn đêm đậu lại cành cây lông cánh ũ rũ. Lễ tang nầy thật lớn, có nhiều bà con họ hàng thân thuộc, hàng xóm láng giềng tham dự đông dầy, các con các cháu đều tỏ lòng thương tiếc khóc lóc bi ai, kêu gào thảm thiết giải bày vãn than.

Đức Phật niết bàn, chư Trưởng lão do cảm thương Phật, nhớ Phật đã từng để kim quan của Ngài suốt môt tuần lễ, sau khi kết tập Kinh Luật lần thứ nhứt xong mới hỏa thiêu (Trích đoạn Lời tựa Nhị Khóa Hiệp Giải). Lúc bấy giờ có 7 Vương quốc lân bang và Vương quốc Câu Thi na đến canh chừng an ninh nghiêm nhặt, sau khi hỏa thiêu thâu lấy Xá lợi (Xương cốt) vô số. Có ông Trưởng giả Hương Tánh đứng ra ổn định cuộc lễ và phân Xá lợi Phật chia cho tám Vương quốc thờ tại quê hương của xứ mình, tháp thứ chín thờ cái bình, tháp thứ mười thờ tro hài cốt, và tháp thứ mười một thờ tóc Phật khi Ngài còn tại thế gian. Đặc biệt, Phật đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập Niết-Bàn đều nhằm vào ngày mùng 8 tháng hai âm lịch. (Thư viện Hoa Sen - Toàn Không)

Tang lễ của các vị vua chúa rất rườm rà rất hao tốn công sức thiên hạ, như lễ tang thời nhà Lê đã được thương nhân Pháp Jean Baptiste Tavernier thế kỷ 17 ghi lại. Khi vua Lê Hy Tông băng hà thì người ta đem ướp tử thi ngài ngay và đặt lên long sàng. Trong sáu mươi lăm ngày dân chúng mới được phép chiêm ngưỡng, vẫn hầu hạ, dâng cơm như khi vua còn sống. Cơm cúng xong thì một nữa đem biếu các Nhà Sư và một nửa đem bố thí cho người nghèo đói. Khi ngài vừa tắt nghỉ thì chúa Trịnh báo tin ngay cho các quan đầu các đạo và định thời hạn để tang là bao lâu. Thường thì quan võ và quan án ba năm; tôn thất sáu tháng; triều thần sáu tháng và dân sự ba tháng. Trong ba năm để tang vua, bỏ hết các cuộc vui, trừ lễ đăng quang tân quân. Những món ăn dâng vua mới đều đựng trong đĩa phủ sơn đen; vua cạo đầu và đội mũ gai. Các hoàng thân và bốn mươi quan đại thần cũng để tang như vậy đến khi nào rước linh cữu xuống thuyền đem đi an táng một nơi đã định mới thôi. Ba quả chuông đặt trên một ngọn tháp cũng đánh mãi đến khi linh cữu rước xuống thuyền. Ba ngày sau các quan mới được vào làm ai điếu tiên vương và đến ngày thứ mười trở đi hàng thứ dân mới được vào chiêm bái.

Lễ tang các cụ già thì đa phần có con cháu đông đầy, tang chủ rước quý Sư Thầy thuộc hàng giáo phẩm, mua áo quan thuộc loại “Hàng nhứt” bằng gỗ quý ở một nhà mai táng nổi tiếng. Thời gian lễ tang kéo dài cả tuần lễ để cho con cháu ở xa về. Việc đãi đằng ở nông thôn xưa thì giết heo, bò, trâu đãi khách đến viếng lễ tang. Việc tiếp tân cũng có nhiều cách thức đối với các bậc ông Cổ, ông Cả, ông Chủ trong làng đến phúng viếng có khác, các hiệp hội, những người thân, sui gia, bạn bè đến phúng viếng tiếp tân hình thức nhẹ hơn những người già cả. Khi có người phúng viếng thì nhạc lễ trỗi lên báo hiệu và rước người làm lễ phúng viếng. Người chết là Phật tử thì ngoài bàn vong còn có bàn thờ Phật bên cạnh. Các chùa đến viếng nếu có tụng kinh thì tụng ở bàn Phật, gia chủ sẽ trao cho vị chủ lễ 4 cây nhang, một cây dâng tưởng niệm trước bàn vong, còn 3 cây niệm hương tại bàn Phật, phía đại chúng mỗi thầy 2 cây nhang một cây tưởng niệm tại bàn vong, một cây dâng tại bàn Phật. Tùy theo lễ tang, lễ có ít người thì quý Sư Thầy thông báo gia chủ sẽ tụng một thời kinh ngắn cầu nguyện cho hương linh siêu sanh lạc quốc, nếu có đông người đến viếng thì chỉ chia buồn vài lời an ủi với gia chủ. Lễ tang ngày nay đối với các cụ già thì còn chôn cất theo đất nhà, nhưng cũng phải cầu xin lắm với cơ quan thẩm quyền địa phương mới cho phép, còn lại đa phần là thiêu hóa rải trong hư không, rải xuống sông biển, hoặc gởi vào chùa phụng thờ.

Thọ tang

Ở Việt Nam người con thọ tang ông bà cha mẹ 3 năm (nói 3 năm chứ chỉ có 24 tháng). Trong 3 năm đó lúc cúng vong tiến linh con cháu phải mặc đồ tang. Ngoài ra người thọ tang dù đi bất cứ nơi nào trong trời đất, hay chỉ đi ra khỏi nhà phải đeo một miếng tang nhỏ màu đen hay trắng, độ chừng 2 cm x 1,5 cm trước ngực hay trên chiếc nón, tang có khi là tang màu đen, tang màu trắng. Trong nhà Phật người đệ tử xuất gia thọ tang Thầy Tổ màu vàng.. Theo một vị Thầy cúng nói về việc thọ tang, con cháu để tang ông bà, tính theo bên Nội, thuộc dòng họ cùng huyết thống, như sau: - Con trai và con gái thọ tang trắng - con trai Trưởng nam thọ tang trắng đội bích cân, có chống gậy (Trong gia đình chỉ có một trai dù là trai đầu lòng, ở giữa hay trai út cũng gọi là trưởng nam) - con rể, con dâu thọ tang trắng - cháu nội thọ tang trắng có chấm đỏ - cháu ngoại thọ tang trắng có chấm xanh - cháu cố thọ tang trắng có chấm vàng.

Việc thờ cúng, kỵ giỗ có phù hợp với giáo lý Phật giáo?

Xem lịch số ngày giờ, cúng cơm cho người chết

Người thân qua đời, dù có đi coi Thầy nhằm ngày tốt hay xấu cũng chỉ là thời gian không còn cân đối nữa để cho gia đình quan tâm. Coi là coi vậy thôi chứ hiện nay lịch số thế gian không còn phù hợp và đúng nữa do ảnh hưởng thời tiết khí hậu diễn biến vô chừng, có cả sự nóng lạnh vô chừng theo hiện tượng Elnino, hiệu ứng nhà kín, nạn phá rừng, xây đập thủy điện xen vào...các hiện tượng. Sự tiến bộ của khoa học làm cho lịch số trở thành vô nghĩa, chệch hướng sai với ngày đêm, năm tháng nếu có xem cũng chỉ là nhờ Thầy xem giúp dùm vậy thôi. Vả lại, lịch số ở mỗi nơi có khác nhau, như ở tây bán cầu tính một thế kỷ là 100 năm, ở đông bán cầu tính một thế kỷ là 60 năm, người Maya một năm có 18 tháng, một tháng có 20 ngày, như vậy lịch số có sự trùng lấp với nhau chăng? Chẳng lẻ người Tây phương, người Á đông hay người Maya, người Hồi giáo sẽ chết theo vì những ngày xấu của đạo bên nầy hay xấu của đạo bên kia? Việc Thầy cúng coi ngày giờ năm tháng hiện nay có pha trộn giữa đông và tây, khi thì Việt, khi thì Trung, khi thì nương vào các tôn giáo nên không rõ ngày giờ nào là chuẩn, là xấu là tốt, không còn hiệu lực.

Nhà Phật khắp khuyên bà con Phật tử không nên khóc cho người đã chết, vì làm chấn động thần thức người chết khó mà siêu thoát. Người Hoa kiều ở Chợ Lớn rất sợ người chết dù đó là ông bà cha mẹ, nhưng khóc thì khóc cho người chết dữ lắm, có khi tang chủ mướn người khóc hộ. Năm 1967 tác già bài nầy có kết hợp đưa lễ tang người Hoa qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, xe tang chỉ đưa từ nhà xác bệnh viện đến nghĩa trang. Khi đoàn tang lễ đi ngang qua nhà, tang chủ không cho đem vô nhà vì sợ ma mới nhập vào nhà, chỉ cho xe tang đi chậm chứ không được ghé, bên cạnh có người đi theo “Khóc mướn” thật thảm thiết bi ai vô cùng

Theo sách Liễu sanh thoát tử có hai dạng người mau đầu thai: Một là người niệm Phật chánh niệm khi lâm chung liền vãng sanh về cõi Phật A Di Đà, hai là người làm việc ác trong thế gian, khi thác liền theo nghiệp thức tái sanh vào kiếp khác ngay để trả quả báo. Số còn lại trung ấm thân chờ đợi thọ cảm nghiệp thức mà lần lượt tái sanh, tức 49 ngày.

Trong những ngày lễ tang, việc cúng cơm do Thầy chủ lễ tang thực hiện. Lúc bấy giờ tang chủ quỳ trước linh án để cúng dâng cơm cho vong linh người thân. Sau khi an táng có các lễ khai mộ (Nếu hỏa thiêu thì giảm việc khai mộ), lễ cúng thất (7 ngày), lễ cúng tuần chung thất (49 ngày), cúng 100 ngày, cúng giáp năm, lễ cúng mãn tang (Mãn khó, xả tang). Trong thời gian 3 năm thọ tang, hằng ngày con cháu cúng cơm 3 lần (Sáng, trưa, chiều) cho người qua đời không được sai sót, bỏ cuộc, cũng có thể cúng cơm hai lần trưa và chiều. Riêng buổi sáng có khi cúng nước trà, cà phê, cúng bánh trái theo sở ý của người chết lúc sanh tiền.

Xử lý vật dụng của người chết

Có những người chết còn để lại nhiều động sản, bất động sản giá trị được người thân tiếp nhận và chia sẻ đồng đếu, có chia sẻ mới hòa thuận lẫn nhau trong anh chị em ruột thịt. Như vậy tất cả áo quần mới may của người chết chưa mặc vẫn để lại cho người sau mặc không phải trở ngại, có người cũng chẳng để lại tài sản nào ở thế gian. Nhìn chung cũng chẳng ai muốn mặc đồ của người chết, lý do “Sợ người chết” hoặc mặc không vừa, cũng không ai mà dành quần áo của người chết.

Rất cần thiết đến người ruột thịt làm việc tắm rửa lau sạch cho người chết. Trường hợp người chết không có người thân thì mới nhờ đến người láng giềng thân thiết chăm sóc. Người chết phải được mặc quần áo mới, nam áo dài khăn đống, nữ áo dài, Phật tử mặc áo vạc hò, áo tràng lam hoặc nâu, quý Sư Thầy đến thăm dạy đọc bài:

Tẩy dục thân thể

Đương nguyện chúng sanh

Thân tâm vô cấu

Nội ngọai thanh khiết

Án bạt chiết ra, não ca tra tá ha (3 lần)

Sau đó đem toàn bộ quần áo cũ, đồ bệnh nhất là bệnh truyền nhiễm tất cả những vật dụng cũ không cần thiết, giường chỏng thiêu hóa, đọc bài:

Y quấn khâm phục tệ thân hình

Ngự thử phong hàn bảo vong vinh

Nục thể khinh an vô chướng ngại

Tây phương tưởng niệm đắc siêu sanh

Nam mô Giai Bảo Mãn Bồ Tát Ma ha tát (Đốt quần áo)

Lễ tang là việc buồn. Ngày nay đôi khi xảy ra việc buồn gấp trăm lần về tình cảm anh em. Nguyên nhân từ mỗi gia đình trước giờ nhà ai nấy lo, tình cảm ruột thịt không còn sâu đậm như thời thơ ấu, hoặc chấm dứt tình cảm ruột thịt do có dâu và rễ ở chung nhà. Một ít gia đình cha hay mẹ chết chưa đến ngày đi chôn, mà không lo việc tụng niệm cầu cho cha mẹ siêu sanh lạc quốc, lại nóng vội lo mời thừa phát lại đến làm giấy tờ thưa kiện lẫn nhau, anh em đòi chia động sản bất động sản nhanh gấp, tranh dành tài sản với nhau, thật đau buồn.

Việc đốt vàng mã, hình nhân người thế

Theo nhận định của người Phật giáo thì tục đốt vàng mã là phi Phật pháp, là một hủ tục có tính du nhập, học đòi, bắt chước, chứ không phải phong tục tập quán của một dân tộc, hủ tục được một vài người Trung Hoa địa phương bày vẽ.

Theo nhận định của người Phật giáo thì tục đốt vàng mã là phi Phật pháp, là một hủ tục có tính du nhập, học đòi, bắt chước, chứ không phải phong tục tập quán của một dân tộc, hủ tục được một vài người Trung Hoa địa phương bày vẽ.

Việc đốt vàng mả, người thế (Ở phương Đông), đốt hình nhân (Ở phương Tây), hình nộm (Của người làm nông vụ) là hủ tục trong các thời đại phong kiến xa xưa, xuất phát từ những câu chuyện dân gian địa phương, thuộc lọai truyền khẩu, không có thuyết minh. Một đôi khi sự việc trở thành phong tục tập quán, nhắc lại sự kiện lịch sử, nhưng dù phong tục tập quán đôi khi cũng không còn phù hợp với đời sống tiến bộ hiện tại, như:

Người Ecuador năm nào cũng làm những hình nhân to hơn người thật để đốt đêm giao thừa. Dân Anh quốc hằng năm cứ mùng 5 tháng 11 lại nổi lửa mừng ngày Guy Fawkes khủng bố hụt thượng viện năm 1605. Ở Hoa Kỳ hàng năm, có hàng chục nghìn người tụ tập lại giữa sa mạc, lột truồng ra rồi đốt một người gỗ tượng trưng cho “The Man”, những kẻ áp bức trong xã hội này, và lấy đấy làm vui và cho là việc hay lắm.

Người dân đảo Faroe ở Đan Mạch hàng năm dùng thuyền lùa vài trăm chú cá voi vào một eo biển hẹp, sau đó lấy mũi lao đâm chết. Họ coi thịt cá voi là một phần quan trọng của đời sống văn hóa và sẽ không từ bỏ nó.

Thời phong kiến các vua chúa nh

loading...