Chùa Việt
Nét đẹp chùa Nghiêm Quang - Hải Dương
Chủ nhật, 16/04/2015 12:03
Khi cái rét và những cơn mưa nồm không ngớt đã nhường chỗ cho ánh nắng của mùa hạ, cũng là lúc đất trời chuyển mùa. Nó như một sự tất yếu của tạo hoá ban tặng của thiên nhiên cho cuộc sống con người.
Trong guồng quay hối hả của vạn vật, đôi lúc chúng ta tự hỏi: Cuộc đời liệu có phải là bể khổ? Cuộc sống có phải lúc nào cũng lo toan, tính toán để rồi khi trở về với đất mẹ nghìn thu, chúng ta mới nhận ra rằng: Cuộc sống này, còn biết bao điều chúng ta chưa biết, cuộc sống này còn một thế giới an lành và thanh tịnh. Đó là thế giới nhà Phật.
Vài dòng suy nghĩ miên man như thế đã đưa chúng tôi đến với chùa Nghiêm Quang, tại thôn Đại Đức, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vào những ngày trung tuần tháng Tư.
Vài dòng suy nghĩ miên man như thế đã đưa chúng tôi đến với chùa Nghiêm Quang, tại thôn Đại Đức, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vào những ngày trung tuần tháng Tư.
Thật không may cho chúng tôi khi đến chùa, sư thầy Thích Diệu Dẫn – trụ trì và các tiểu đang tất bật cho buổi hành lễ cúng 49 cho một gia đình phật tử địa phương. Vì lí do khách quan, nên chúng tôi không dám quấy quả Thầy mà xin phép được đi chiêm bái chùa. Trong không gian thanh tịnh của làng quê, chúng tôi thấy được nét đẹp hiền hoà, dịu mát của chùa Nghiêm Quang.
Sau khi được tiếp cận về nội dung lịch sử chùa Nghiêm Quang qua lời kể ngắn gọn của sư Thầy Diệu Dẫn. Chúng tôi cảm nhận được những dấu tích của ngôi chùa còn hiện hữu đâu đây. Theo lời dẫn của thầy trụ trì, thì có tới 5 căn cứ khác nhau để có thể khẳng định về ngôi chùa được xây dựng, tồn tại và trở thành nơi thờ Phật lớn nhất vùng. Và điều đó còn đúng hơn khi chúng tôi thấy được công sức, duyên nhà Phật và công đức của thầy Diệu Dẫn, các tiểu và phật tử nơi đây đang phát tâm công đức để phục dựng lại chùa.
Sau khi được tiếp cận về nội dung lịch sử chùa Nghiêm Quang qua lời kể ngắn gọn của sư Thầy Diệu Dẫn. Chúng tôi cảm nhận được những dấu tích của ngôi chùa còn hiện hữu đâu đây. Theo lời dẫn của thầy trụ trì, thì có tới 5 căn cứ khác nhau để có thể khẳng định về ngôi chùa được xây dựng, tồn tại và trở thành nơi thờ Phật lớn nhất vùng. Và điều đó còn đúng hơn khi chúng tôi thấy được công sức, duyên nhà Phật và công đức của thầy Diệu Dẫn, các tiểu và phật tử nơi đây đang phát tâm công đức để phục dựng lại chùa.
Từ thần tích ly kỳ
Căn cứ vào dấu tích ghi trên bia đá đã được in thành sách hiện đang lưu giữ Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện KHXH Việt Nam (số 12812-13); Căn cứ theo Thần tích chùa Nghiêm Quang (do Viện Hán Nôm cung cấp); Căn cứ vào khu Tháp chùa có tuổi đời gần 700 năm và theo những bậc cao niên thượng thọ của địa phương. Chùa Nghiêm Quang còn có tên gọi là chùa Cối ở thôn Đại Đức, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Chùa có từ đời nhà Lý, Trần. Tên chùa do công chúa Ngọc Hoa nhà Trần đổi mỹ tự. Công chúa Ngọc Hoa kén chồng là Đại tướng Nguyễn Chế Nghĩa, người tiên phong chống giặc Nguyên mông.
Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép rằng: Vua Trần Thánh Tông ra sắc lệnh quy định đã là con Vua Trần kể cả trai và con rể đều được mang Tước Vương. Đã là cháu trai Vua Trần cả nội và ngoại đều được mang Tước Hầu.
Theo quy định này, sau khi Đại tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa kết duyên cùng công chúa Ngọc Hoa thì sinh hạ được người con trai Sùng Phúc. Sau đó, Sùng Phúc được Vua Trần Nhân Tông phong Thượng vị hầu rồi sắc phong làm Hoàng tử và cho phép đổi họ bố là họ Nguyễn sang họ mẹ với mỹ tự Trần Hoàng Tử. Khi đất nước bình yên, Chế Nghĩa Đại Vương và công chúa phu nhân xin với vua Trần để về quê gốc Cối Xuyên lập dinh quan phò mã trên làng Đức Phong (hay còn gọi là Dinh Đức Phong), ông bà vui sống đầm ấm hạnh phúc tại nơi quê nhà khoảng 30 năm cuối đời.
Theo quy định này, sau khi Đại tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa kết duyên cùng công chúa Ngọc Hoa thì sinh hạ được người con trai Sùng Phúc. Sau đó, Sùng Phúc được Vua Trần Nhân Tông phong Thượng vị hầu rồi sắc phong làm Hoàng tử và cho phép đổi họ bố là họ Nguyễn sang họ mẹ với mỹ tự Trần Hoàng Tử. Khi đất nước bình yên, Chế Nghĩa Đại Vương và công chúa phu nhân xin với vua Trần để về quê gốc Cối Xuyên lập dinh quan phò mã trên làng Đức Phong (hay còn gọi là Dinh Đức Phong), ông bà vui sống đầm ấm hạnh phúc tại nơi quê nhà khoảng 30 năm cuối đời.
Trong Dinh Đức Phong đã có sẵn ngôi chùa Phật Tích, với tấm lòng thành kính tôn thờ đạo Phật, đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng trọng đạo Phật của Vua Trần Nhân Tông, nên về cuối đời hai ông bà đều tu hành Phật đạo tại gia, tôn tạo chùa Phật Tích ngày càng bề thế với cung vàng, điện ngọc nguy nga, diễm lệ. Đồng thời đổi tên chùa Phật Tích thành Nghiêm Quang tự từ đó. Sau khi vợ chồng Đại tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa qua đời, Hoàng Tử Sùng Phúc đã hướng theo đường tu hành của nhà Phật, nên xin với Vua Trần kế vị được phép về quê tu hành tại gia ở Nghiêm Quang tự. Đồng thời lập miếu thờ phụng tổ tiên và bố mẹ đẻ ở bên phải chùa Nghiêm Quang trong Dinh Đức Phong (Nay là Đền Cối Xuyên).
Chùa Nghiêm Quang được xây dựng từ thời nhà Lý, đến đời nhà Trần được cho tu tạo, sau đó đến đời nhà Mạc Sùng Khang 5 (1570) lại được trùng tu và dựng bia. Hiện nay trong chùa còn lưu giữ được hệ thống bia đá cổ trên 300 năm và khu vực Tháp sư có tuổi đời trên 700 năm.
Đến nét đẹp trong ánh nắng mùa hạ
Đến chiêm bái chùa Nghiêm Quang khi ánh nắng của những ngày trung tuần tháng 4 đã bao phủ toàn bộ không gian chùa. Từ quốc lộ 17 men theo con đường nhỏ heo hút nằm cuối cùng của ngõ, chùa Nghiêm Quang đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tuy chùa Nghiêm Quang đang trong thời kỳ phục dựng, nên khuôn viên có phần ngổn ngang. Khu chùa chính đang làm đến phần móng, còn nhà khách, giếng Ngọc, Phật Quan âm đã được hoàn thành.
Trước đây, chùa Nghiêm Quang là nơi thờ Phật, khuôn viên chùa khang trang, rộng mát và tôn nghiêm, linh thiêng vào bậc nhất vùng này. Đây là nơi hội tụ đông đảo phật tử của địa phương và quanh vùng. Chùa và khu vực nhà Tổ, nhà Mẫu có đầy đủ tượng, phật như: Tam Thế, A Di Đà, tòa Cửu Long to cao sáng chói rực rỡ, tượng La Hán được xếp từng hàng với số lượng bằng chùa Tây Phương. Cổng Tam quan có hai tầng treo chuông khánh bằng đồng. Riêng quả chuông chùa nặng trên 2 tấn, âm thanh ngân vang sớm chiều mang lại không khí yên bình, an lành, nhân đạo và hài hòa cho làng quê.
Năm 1947, thực dân Pháp chiếm đất để cắm bốt giỗ và ngụy quyền xây dựng quận Chắm, chùa Nghiêm Quang và đền Cối Xuyên đều bị san phẳng. Khánh đồng được hạ xuống sau đó được bí mật chuyển vào chiến khu để sử dụng làm vũ khí kháng chiến.
Sau khi xin phép sư Thầy Diệu Dẫn, chúng tôi tìm đến khu vực Tháp sư chùa Nghiêm Quang có tuổi đời trên 700 năm. Tuy bị tàn phá và mất đi nhiều dấu tích, nhưng khu vực Tháp Sư vẫn còn hiển hiện ở góc khuôn viên chùa. Năm 1993 Hội phật tử và nhân dân địa phương góp tiền và công sức tôn tạo chùa và Tháp Sư. Đồng thời xây tường và làm cổng bảo vệ. Trong diện tích trên 3,5 mẫu bắc bộ kể cả đình Cối Xuyên, giếng ngọc, ao, ruộng. Chùa Nghiêm Quang có được vị thế oai linh nhất vùng. Tuy nhiên do cuộc sống khó khăn, một số gia đình ở gần chùa đã đào ao lấy đất làm gạch nên đã thu hẹp diện tích chùa và làm mất nhà Tổ, nhà Mẫu và khu vực Tháp Sư. Điều khiến chúng tôi bất ngờ về khu vực Tháp Sư mọc nên cây Bồ Đề quanh năm xanh tốt, với bộ gốc rễ chắc khỏe, những tán lá rộng, những cành cây vươn xa che cho những ngôi Tháp như bàn tay người mẹ hiền che mát cho các con nhỏ. Trong số các Tháp sư được bảo vệ ở đây có tháp sư Tổ với pháp danh Hoàng Thông Chân Giác, pháp tự Hải Hương như ý Thiền sư.
Có thể nói, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa nào đến thăm chùa Nghiêm Quang cũng có nét đẹp riêng. Nó như hơi thở của cuộc sống thổi hồn vào từng bức tượng, góc chùa. Để đến khi mùa đông qua đi, mùa hạ tràn về, chùa Nghiêm Quang như bừng lên ánh sáng rực rỡ của nhà Phật.Tiếng chim hót, tiếng chuông chùa và những âm thanh kinh cầu như hòa quện vào nhau tạo nên nét đặc trưng chỉ nhà Phật mới có. Cái nắng đầu hè khiến cho chúng tôi khá mệt sau khi đi chiêm bái. Ngồi dưới tán cây Bồ đề ngắm nhìn những hàng gạch thô sơ xếp lên nhau của khu mộ tháp, tâm hồn chúng tôi như được thảnh thơi, an lạc.
Nghiêm Quang tự là chốn thanh tịnh từ cõi tâm và là nơi kết nối những trái tim cùng nhịp đập và duyên Phật pháp.
Nghiêm Quang tự là chốn thanh tịnh từ cõi tâm và là nơi kết nối những trái tim cùng nhịp đập và duyên Phật pháp.
Đức Tùy