Kiến thức

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Chủ nhật, 18/10/2021 09:09

Đức Phật từng tuyên bố Ngài Đản sinh là vì hạnh phúc, vì sự an lạc cho chư thiên và loài người. Mục đích của đạo Phật có mặt ở đời là diệt khổ và đem vui cho mọi người, mọi loài.

Chính vì lý tưởng cao quý đó, mọi người dân Việt đã đến với đạo Phật rất hồn nhiên từ buổi cha ông ta buổi đầu dựng nước, giữ nước: “Rủ nhau xuống bể mò cua/ Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh”.

Đó là hình ảnh cha ông ta ngày trước, bất cứ ai đọc hai câu ca dao này đều hình dung ra khát vọng sống cao đẹp đầy nhân văn của tổ tiên ông bà chúng ta. Hình ảnh “xuống biển mò cua, lên non bẻ củi” cho chúng ta thấy, bên cạnh việc nỗ lực mưu sinh để tồn tại như là một nhu cầu tất yếu, nhân dân ta còn gắn liền việc “vào chùa nghe kinh” như là sự trải nghiệm về đời sống tâm linh, hướng tâm giải thoát không thể không thực thi.

Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần?

Nghe kinh chính là nghe pháp, đã được Thế Tôn tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ.

Nghe kinh chính là nghe pháp, đã được Thế Tôn tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ.

Nói một cách mộc mạc, ai muốn ấm no, có đời sống vật chất đầy đủ thì phải nỗ lực lao động, muốn giải thoát khổ đau thì phải tinh cần nghe kinh, học Phật. Có thể nói, đây là con đường thực thi nếp sống hướng thượng mà cha ông ta đúc kết truyền trao cho con cháu qua lộ trình văn tư tu, khởi đầu bằng việc thường xuyên nghe pháp, tiếp đến là tư duy về pháp, sau đó là hành trì pháp cho đến khi nào chứng ngộ thành Phật ngay giữa cõi đời này.

Nghe kinh chính là nghe pháp, đã được Thế Tôn tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ. Pháp đó đã được Thế Tôn thuyết giảng từ thời Ngài còn tại thế mà ngày nay được kết thành Tam tạng kinh điển để mọi người nương vào đó mà tu hành thành Phật. Chính Phật từng bảo rằng: Ta là vị Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Vậy là bất cứ ai sống trên cõi đời này, dù sanh ra ở đâu, địa vị như thế nào, làm gì nếu nỗ lực tu tập đều chứng ngộ Niết-bàn. Phương thức tiếp cận đầu tiên trong tiến trình chuyển hóa tâm linh từ bậc phàm phu chuyển sang bậc Thánh ở đời là thực hành việc nghe pháp. Nghe pháp có thể hiểu rộng là tìm hiểu pháp qua nhiều hình thức tiếp cận ngày nay như: trực tiếp nghe chư Tăng thuyết giảng trong các chùa, qua các hội chúng, đạo tràng, qua băng đĩa, sách báo và các phương tiện truyền thông.

Pháp Thế Tôn thuyết giảng có tám vạn bốn ngàn pháp môn, nhưng cũng không ngoài việc giới thiệu về sự thật khổ đau và con đường giải thoát khổ đau. Con đường giải thoát đó mà bất cứ ai muốn cho Đức Phật trong cõi lòng mình hiển lộ ở đời này không có cách nào khác hơn chính là trải nghiệm văn tư tu, tức là thực thi giới, định, tuệ. Con đường đó lấy giới, nếp sống đạo đức làm căn bản. Giới tức là 5 giới, 10 thiện đối với người tu tại gia; 10 giới đối với Sa-di; 250 giới đối với hàng Tỷ-kheo; 350 giới đối với hàng Tỷ-kheo-ni. Người Phật tử tại gia sống theo 5 giới, 10 thiện; người Phật tử xuất gia sống theo 10 giới, 250 giới và 350 giới... chính là những người “kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai một cách tốt đẹp nhất”, bởi vì giữ giới nghiêm túc thanh tịnh như vậy là “thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chân chính trong Chánh pháp, hành trì Chánh pháp và tùy pháp”. “Đó là sự cúng dường tối thượng đối với Như Lai” như Phật đã dạy trong kinh Niết-bàn.

Kinh Phật nói về phúc báo tạo hình tượng Phật

Sự nhiệt tâm tinh cần hành trì giới, định, tuệ sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển hóa tâm linh đi đến sự thành tựu lớn về mặt giải thoát. Đúng như Đức Phật từng dạy đi dạy lại trong kinh Đại bát Niết-bàn: “Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn...”. Cũng thế, Phật dạy “Bậc Đa văn Thánh đệ tử, nhờ nghe pháp nhiều, tinh cần tư duy về pháp mà thọ trì pháp thành tựu quả vị lớn, lợi ích lớn”.

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông là một vị vua, ngài rời kinh thành lên núi Yên Tử diện kiến Quốc sư Trúc Lâm để mong cầu làm Phật, không muốn làm vua nữa. Quốc sư khuyên: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm, chỉ cần nhà vua lòng lặng mà biết, đó là Phật thật”. Trong tinh thần đó, nhà vua đã nghe lời Quốc sư, trở về kinh thành, thường xuyên mời các vị cao tăng vào kinh thuyết pháp, tham thiền học đạo, cuối cùng nhà vua đã ngộ đạo.

Rõ ràng, vua Trần Thái Tông nhờ nghe kinh, tư duy về kinh, thọ trì kinh Kim cang mà Phật đản sinh trong cõi lòng Ngài như sử sách đã ghi. Từ đó, vua trở thành người đặt nền tảng cho thiền phái Trúc Lâm ra đời. Ngài là người chuyên nghiên cứu về thiền và giảng dạy thiền, nhưng vua rất coi trọng sự thực hành giới luật như là sự thực hành nếp sống đạo đức, cơ sở để đi vào lộ trình giới định tuệ, đồng nghĩa với quá trình văn tư tu. Trong Khóa hư lục, bài Thọ giới luận, vua đã khuyến dạy: “Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới như thầy thuốc giỏi, chữa được các loại bệnh, giới như ngọc minh châu, phá tan mọi tối tăm, giới như thuyền bè, vượt qua biển khổ. Giới như chồi ngọc, trang nghiêm pháp thân v.v...”.

Giới luật Phật giáo thể hiện tinh thần ngăn ác, làm thiện. Đúng như câu kệ 183 của kinh Pháp cú nói: “Không làm mọi điều ác/ Thành tựu mọi hạnh lành/ Tâm ý giữ trong sạch/ Chính lời chư Phật dạy”. Thực tế, điều thiện và ác trong đời sống hiện thực nếu không có chánh kiến soi rọi thì khó phân biệt. Chính vì lẽ đó, cha ông ta mới khuyến giáo “rủ nhau vào chùa nghe kinh”, tức là nghe được điều thiện, và phân biệt điều ác một cách rõ ràng mà tu nhân tích đức để trở thành người biết sống thiện, sống an lạc.

Thực tế đạo đức của Phật giáo phân biệt rõ ràng thiện và ác qua những hình ảnh rất sống động: “Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa bờ biển bên này và bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa nơi mặt trời lặn và nơi mặt trời mọc. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là pháp của người thiện và pháp của kẻ ác”.

Thiện là những việc làm, lời nói, ý nghĩ xuất phát từ tâm có giá trị đem lại lợi ích cho mình, cho người, cho cả hai. Ngược lại, bất thiện là những việc làm, lời nói, ý nghĩ xuất phát từ tâm có kết quả đem lại sự khổ đau cho mình, cho người, cho cả hai. Cụ thể hành vi thiện hay ác được Phật giảng giải rất minh bạch, dứt khoát: Sát sanh là ác. Phóng sanh là thiện, hiếu sanh là thiện. Lấy của không cho là ác, bố thí là thiện. Tà dâm, sống tà hạnh là ác, sống chánh hạnh là thiện. Nói láo là ác, nói chân thật là thiện. Nói chia rẽ là ác, nói đoàn kết là thiện. Nói lời ác là ác, nói lời dịu hiền dễ nghe là thiện. Nói lời vô nghĩa, không đúng thời là ác, nói lời có ích, nói đúng thời là thiện. Tham là ác, không tham là thiện. Sân là ác, không sân là thiện. Tà kiến là ác, không tà kiến là thiện.

Rõ ràng, thiện hay ác là thiện ác từ trong tâm, trong ý nghĩ, ngay khi tâm ấy, ý nghĩ ấy chưa bộc lộ trong lời nói và hành động nơi thân. Vì từ trong tâm, khởi lên ý nghĩ ác mà chúng ta không ngăn chặn kịp thời, cho nên lời nói và hành động ác nối tiếp ngay theo sau, dẫn tới quả khổ không thể tránh. Thế nên, hàng ngày chúng ta phải nỗ lực tu tập tâm, quan sát tâm, phòng hộ tâm, bất cứ một ý nghĩ bất thiện nào khởi lên, đều lập tức đoạn trừ... Dần dần tâm ý chúng ta trở nên thuần thiện, trong sáng. Tâm thiện thì sống an lạc hạnh phúc. Tâm sáng thì thấy được sự vật như thật, thấy được chân lý, thấy đạo.

Trái lại, khi chúng ta xúc chạm việc đời, điều gì khiến tâm trở nên không được định tĩnh và mờ tối thì đó chính là pháp bất thiện. Biểu hiện của pháp bất thiện là các ham muốn, thỏa mãn dục vọng tầm thường có hại cho mình và mọi người. Để đoạn trừ chúng thì quá trình văn tư tu cần được vận hành liên tục để tẩy rửa tâm thức. Một người mà nhận thức được tất cả cái nguy hại của pháp bất thiện thì mới có ly dục, đoạn trừ. Vai trò nhận thức đó thuộc về trí tuệ. Như vậy trì giới kết hợp với tu tuệ, tu định thì sẽ được quả lớn, lợi ích lớn. Muốn đoạn trừ được các dục, bắt nguồn từ tham, sân, si, chúng ta phải biết dựa vào lời Phật dạy, tìm hiểu bản chất của các dục là như thế nào, và tác động của chúng ra sao đối với thân tâm chúng ta. Đức Phật thừa nhận vị ngọt của các dục, tức là niềm vui mà một dục vọng được thỏa mãn tạm thời đem lại cho chúng ta. Trong kinh Trung bộ, Đại kinh khổ uẩn, Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt của các dục?... Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, các hương do tỷ căn nhận thức, các vị do thiệt căn nhận thức, các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý hấp dẫn...”.

Sự nhiệt tâm tinh cần hành trì giới, định, tuệ sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển hóa tâm linh đi đến sự thành tựu lớn về mặt giải thoát.

Sự nhiệt tâm tinh cần hành trì giới, định, tuệ sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển hóa tâm linh đi đến sự thành tựu lớn về mặt giải thoát.

Địa vị người phụ nữ trong Kinh Phật

Xem ra, một người khi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với ngoại cảnh, như sắc, thanh, hương, vị, xúc thì có thể nảy sinh ra những cảm thọ hỷ lạc, ưa thích với mức độ khác nhau. Đức Phật gọi đó là vị ngọt của các dục, nhưng tiềm tàng trong đó là sự nguy hiểm, như kinh Trung bộ ghi: “Do lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên mà một người phải trải qua bao nhiêu gian khổ để có được tài sản, phải chống đỡ lạnh, chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói, chết khát. Người ấy, nếu nỗ lực như vậy, siêng năng như vậy, mà kết quả không có gì, người đó sẽ ‘Buồn phiền than khóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh. Ôi! Sự nỗ lực của ta thật là vô ích, sự siêng năng của ta thật sự không kết quả’. Này các Tỷ-kheo, đó là sự nguy hiểm của các dục”.

Đối với các loại dục vọng khác như sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, sự nguy hiểm cũng tương tự như vậy. Vì dục vọng nguy hiểm như thế, nên Đức Phật khuyên chúng ta nên xuất ly các dục, sống nếp sống biết đủ, ít dục, thay thế vị ngọt tạm bợ và thấp hèn của dục bằng niềm vui lâu bền, chân thực của ly dục, đảm bảo cho chúng ta một trạng thái tâm hồn an nhiên, tự tại, hài hòa, đúng như Phật dạy trong kinh Pháp cú: “Ai dùng các hạnh lành/ Làm xóa mờ nghiệp ác/ Sẽ chói sáng đời này/ Như trăng thoát mây che”.

Và như thế, lời nhắn nhủ của cha ông ta ngày xưa: “Rủ nhau xuống bể mò cua/ Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh”, bây giờ và mãi mãi về sau vẫn là thông điệp, là tiếng kinh cầu để mọi người chúng ta nghe kinh thấy Phật đản sinh trong lòng ngay giữa cõi đời này.

loading...