Sống an vui
Nghệ thuật sống: Lý thuyết phải đi đôi với thực hành
Thứ bảy, 10/04/2023 05:37
Ta phải “bơi trong biển khổ này” và đến bờ bên kia, nơi không còn những khổ đau. Phần thực tiễn của Dhamma là môn bơi lội học này, hãy học cách bơi trong biển khổ này, hãy thoát khỏi khổ đau.
Có một câu chuyện, một giáo sư đại học trẻ tuổi học vấn rất cao, rất rộng với rất nhiều bằng cấp nhưng chưa được tôi luyện trong trường đời. Anh ta đang đi du lịch trên một du thuyền, cũng trên du thuyền đó có một thủy thủ già thất học. Thỉnh thoảng, người thủy thủ đó đi vào phòng anh giáo sư, để lắng nghe những câu chuyện đầy học thức, đầy ý nghĩa. Người thủy thủ già này rất lấy làm thán phục. Một hôm, đang lúc người thủy thủ ra khỏi phòng Vị giáo sư hỏi anh ta:
Này bác, bác đã học địa chất học chưa?
Thưa ngài, địa chất học là gì?
Là khoa nghiên cứu về quả đất.
Không thưa ngài, tôi không được đến bất cứ trường học hay bất cứ trường cao đẳng nào, tôi không được học hành gì cả.
Bác ơi! Như vậy là bác đã uổng phí đi 1/4 cuộc đời của bác rồi.
Ông già ấy buồn lắm, Vị giáo sư đại học uyên bác đã nói thế thì chắc chắn mình đã uổng phí đi 1/4 cuộc đời của mình rồi. Ngày kế tiếp, sau cuộc nói chuyện đầy kiến thức uyên thâm, đang lúc người đàn ông già đi ra, Vị giáo sư hỏi ông ta:
Này bác ơi, bác đã học về hải dương học chưa?Thưa Ngài hải dương học là gì?
Là khoa nghiên cứu về biển, về đại dương này.Không thưa ngài, như tôi đã nói với ngài, tôi không được học hành gì cả.
Bác ơi! Bác đã phí đi 1/2 cuộc đời của bác rồi.
Người đàn ông già ấy rất buồn, ta đã lãng phí đi 1/2 cuộc đời của mình rồi. Ngày thứ ba Vị giáo sư lại hỏi ông ta:
Này bác ơi, bác đã học về khí tượng học chưa?
Khí tượng học là gì?
Là khoa về khí hậu, mưa và gió.
Không thưa ngài, như tôi đã nói với ngài, tôi không được học hành gì cả.
Bác ơi! Bác đã uổng phí đi 3/4 cuộc đời của bác rồi.
Người thủy thủ già buồn lắm, Vị giáo sư học cao hiểu rộng đã nói thế, mình đã uổng phí đi 3/4 cuộc đời của mình rồi. Ngày kế tiếp là ngày đến phiên của ông già, ông ta hớt hãi chạy đến hỏi:
Thưa giáo sư! Thưa ngài! Ngài đã học môn bơi lội học chưa?
Bơi lội học là gì?
Ngài có biết bơi không, thưa ngài?
Không, tôi không biết bơi.
Thưa giáo sư! Thưa ngài! Ngài đã uổng phí cả cuộc đời của mình rồi, tàu này đang bị đắm, chiếc tàu này đang chìm xuống nước. Những ai biết bơi có thể tới được bờ bên kia, những ai không biết bơi sẽ chết chìm, tôi cảm thấy rất tiếc cho giáo sư.
Phải! chúng ta có thể học tất cả các môn học trên đời này, nếu chúng ta không học môn “bơi lội học” thì các môn này có ích lợi gì? Ngay cả đến muốn bơi lội, ta có thể đọc sách vở, nghe giảng giải nhưng nếu không chịu nhúng mình xuống nước thì làm sao nó giúp ích cho ta được. Tất cả đều là lý thuyết, lý thuyết, lý thuyết không có thực hành. Ta phải “bơi trong biển khổ này” và đến bờ bên kia, nơi không còn những khổ đau. Phần thực tiễn của Dhamma là môn bơi lội học này, hãy học cách bơi trong biển khổ này, hãy thoát khỏi khổ đau.