Chùa Việt

Ngôi chùa ghi dấu 'Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân'

Chủ nhật, 20/11/2019 07:12

Ngôi chùa Tứ Giáp, còn có tên gọi là chùa Đại Phúc (thôn Chùa Nguộn, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, Bắc Giang) nhiều lần hứng chịu mưa bom, bão đạn của địch vẫn hiên ngang, trầm mặc giữa bốn bề cây xanh. Nơi đây từng ghi dấu 'Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân'.

 >>Chùa Việt

Chùa Tứ Giáp: Dấu tích hào hùng trong dòng chảy lịch sử

Bài liên quan

Chùa Tứ Giáp được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỉ XVIII - 1771), bao gồm 7 gian khu tiền đường, trung đường 5 gian và thượng điện 3 gian, hai dãy hành lang, dãy nhà tổ, nhà khách và nhà trụ trì.

Tuy nhiên, phần lớn công trình tín ngưỡng, tôn giáo này đã bị thực dân Pháp phá hủy vào năm 1885. Đến năm 1886 nhân dân xã Nhã Nam và nhân dân hai xã Dương Lâm, Lý Cốt đã góp công, góp của phục dựng lại ngôi chùa trên đất làng Nguộn theo kiểu tiền Thần hậu Phật. Chùa vẫn mang tên chùa Tứ Giáp để thể hiện tình đoàn kết và thành quả của nhân dân 4 làng Chuông, Nguộn, Thượng, Hạ cùng toàn tâm, nhất ý phục dựng lại ngôi chùa.

6-dieu-bac-ho-day-1
6-dieu-bac-ho-day-2
Di tích lịch sử chùa Tứ Giác, nơi khởi nguồn Sáu điều Bác Hồ dạy CAND.

Di tích lịch sử chùa Tứ Giác, nơi khởi nguồn Sáu điều Bác Hồ dạy CAND.

Năm 1947, chùa Tứ Giáp bị thực dân Pháp bắn phá thêm lần nữa. Đến nay vẫn còn nhiều vết đạn trên thân cột trong chùa. Ở thời kì tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), chùa Tứ Giáp là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.

Bài liên quan

Thời tiền khởi nghĩa, một số lãnh đạo cấp cao của Trung ương, tỉnh Bắc Giang như đồng chí Hà Thị Quế, Nguyễn Trọng Tỉnh... thường xuyên về chùa để tổ chức các buổi mít tinh tuyên truyền cách mạng, in ấn tài liệu, hội họp bàn kế đánh thực dân Pháp... Giai đoạn 1945-1954, ngôi chùa là địa điểm, trụ sở làm việc của nhiều cơ quan trong tỉnh như: Ty Công an Bắc Giang, Huyện ủy Yên Thế, Ủy ban kháng chiến Nhã Nam...

Đặc biệt, từ năm 1946 đến năm 1958; Công an Khu 12 gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, do đồng chí Hoàng Mai làm Giám đốc đã về đây đặt trụ sở làm việc. Cũng tại đây, tờ nội san mang tên “Bạn dân” của Công an Khu 12 ra đời và số báo đầu tiên đã được đồng chí Hoàng Mai gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 11-3-1948, đồng chí Hoàng Mai vừa kết thúc chuyến công tác ở Nha Công an Trung ương trở về chùa Tứ Giáp thì nhận được một lá thư của Bác gửi đồng chí Hoàng Mai và lực lượng Công an nhân dân.

Chùa Tứ Giác - khu di tích Công an khu 12

Chùa Tứ Giác - khu di tích Công an khu 12

Trong thư của Bác có đoạn viết: “…Trên báo cần làm cho anh chị em Công an nhận rõ, Công an ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc. Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào dân thì làm việc gì cũng xong”.

Nội dung thư đã nêu bật sáu nội dung về "Tư cách người Công an Cách mệnh": Đối với tự mình: Phải cần kiệm liêm chính; Đối với đồng sự: Phải thân ái giúp đỡ; Đối với Chính phủ: Phải tuyệt đối trung thành; Đối với nhân dân: Phải kính trọng lễ phép; Đối với công việc: Phải tận tụy; Đối với địch: Phải cương quyết khôn khéo.

Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII, ngày 11/3/1948

Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII, ngày 11/3/1948

Mặt tiền Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy CAND

Mặt tiền Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy CAND

Tượng đài Bác Hồ trong Khu lưu niệm

Tượng đài Bác Hồ trong Khu lưu niệm

Bài liên quan

Ngay sau đó, lời dạy của Bác Hồ đã được in trên báo Bạn dân, được lan tỏa trong toàn bộ cán bộ, chiến sỹ lực lượng CAND. Công an Khu 12 cũng là nơi khởi nguồn phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong Công an cả nước. Từ phong trào này, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện, từng bước trưởng thành.

Năm nay tròn 70 năm lời dạy của người, lời căn dặn đó vẫn còn nguyên giá trị, luôn là kim chỉ nam, là định hướng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND không ngừng học tập, rèn luyện, chiến đấu, phấn đấu theo tư tưởng, phong cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa Tứ Giác vẫn trầm mặc, hiên ngang giữa những lớp cây xanh rợp phủ bóng mát. Ngôi chùa giờ đây trở thành điểm về nguồn để các cán bộ, chiến sỹ CAND học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy CAND.

Vết tích đạn của địch bắn còn hằn sâu trên cột ở chùa

Vết tích đạn của địch bắn còn hằn sâu trên cột ở chùa

Bức hoành phi có niên đại 200 năm tại chùa

Bức hoành phi có niên đại 200 năm tại chùa

Chùa còn là nơi thờ cúng linh thiêng và có ý nghĩa to lớn đối với đời sống, tinh thần của người dân và chính quyền địa phương. Hàng năm, vào ngày 9 tháng Giêng Âm lịch, làng Chùa Nguộn tổ chức lễ hội để người dân dâng hương cúng Phật và nhắc nhở nhau về lịch sử hào hùng của ngôi chùa. Năm 1992, chùa Tứ Giáp đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận, xếp hạng di tích Lịch sử- Văn hoá.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ được bức hoành phi thời Vua Bảo Đại gồm ba chữ: “Phúc Vô Lượng” mang hàm ý ngôi chùa mang đại phúc đến muôn dân. Ngoài ra, còn có hai pho tượng hộ pháp cách đây hơn 200 năm.

Vùng đất cách mạng

Bài liên quan

Chúng tôi đến ngôi chùa trong ngày đặc biệt khi Khu lưu niệm Sáu điều Bác hồ dạy CAND đã trang hoàng đợi ngày khánh thành trong ánh mắt, nụ cười hứng khởi, rạng ngời của người dân Nhã Nam.

Khu lưu niệm với tượng đài Bác ở vị trí trang trọng trong khuôn viện rộng rãi, đẹp đẽ giờ đây là niềm tự hào của người dân Nhã Nam. Với người dân nơi đây, lời dạy của Bác không chỉ dành cho lực lượng CAND mà với họ, giá trị, ý nghĩa của lời dạy ấy cũng tương tự.

Dẫn chúng tôi vào ngôi chùa Tứ Giáp, cụ Nguyễn Đức Cư, năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn tỏ tường về miền ký ức. Giọng cụ nhẹ xen lẫn niềm vui, sự tự hào: “Hồi nhỏ, bố tôi cụ Nguyễn Văn Ứng khi đó là cán bộ xã, ông thường xuyên đến chùa, nhưng tôi không biết ông làm gì và ở đây có những ai. Ông chỉ dặn nếu có ai hỏi đều phải im lặng, hoặc trả lời không biết. Chúng tôi cứ thế mà thực hiện. Mãi sau này khi lớn lên, được bố kể, tôi mới biết ngôi chùa là nơi nuôi giấu cán bộ Cách mạng và nơi khởi nguồn Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”.

Cụ Cư cho biết, vị trí này từng là nơi làm việc của Công an khu 12

Cụ Cư cho biết, vị trí này từng là nơi làm việc của Công an khu 12

Tiếp tục dẫn chúng tôi vào nơi thờ Phật, cụ Cư tỉ mẩn chỉ cho chúng tôi những vết tích chiến tranh còn hằn sâu trên những cây cột trong chùa sau khi bị địch oanh tạc nhiều lần.

Cụ Cư cho biết thêm, vùng đất này trước đây là vùng đất tự do, thưa dân, xung quanh là núi đồi và cây cối um tùm, phía sau chùa có lối thoát lên rừng… nên ngôi chùa là địa chỉ đỏ của nhiều cán bộ hoạt động Cách mạng. Và chính nơi đây, Công an Khu 12 đã đóng quân và hoạt động suốt thời kỳ toàn quốc kháng chiến.

Theo: congan.com.vn

loading...