Chùa Việt
Ngôi chùa trên non sơn thủy tú Vô Vi
Thứ bảy, 15/11/2016 04:40
Từ trung tâm Hà Nội, qua Hà Đông chừng 7 km đường đi Hòa Bình, đến thị trấn Chúc Sơn rẽ phải, đi thêm khoảng 2 km ta bắt gặp dãy núi đá mang tên Tử Trầm uy nghi sừng sững. Điều đặc biệt, giữa vùng đồng bằng sầm uất lại đột khởi lên dãy núi đá mang nhiều yếu tố phong thủy rất tốt cho vùng đất này. Như nằm tách biệt ra khỏi dãy Tử Trầm, có một hòn núi đá như đơn côi giống hình con phượng, ở lừng chừng đỉnh núi đá này có một ngôi chùa cổ rất đẹp, mang cái tên rất gợi: Chùa Vô Vi.
Không biết có phải ngôi chùa mang tên Vô Vi không, mà ngọn núi đá ấy cũng có tên là Vô Vi. Vô Vi nghĩa là gì, là không ràng buộc, không liên quan, không phải được sinh ra do nhân duyên. Như vậy, khác với pháp hữu vi của thế gian, Vô Vi có nghĩa là vào cảnh giới của Niết bàn.
Một chiều cuối tuần, chúng tôi giũ bỏ những duyên sự ràng buộc của cuộc sống thường nhật quyết một lần để được thong long lên núi Vô Vi, chiếm bái ngôi chùa cổ này.
Chùa Vô Vi, tương truyền có từ thế kỷ thứ 10, khi một thủ lĩnh trong 12 sứ quân lên đây đã dựng lên ngôi chùa này để ẩn tu và mai danh ẩn tích tại đây.
Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514), thì chùa được dựng trên núi ở vị trí ngày nay và được đặt tên là Vô Vi tự. Chùa rộng chỉ khoảng 10m2, trên vách núi treo quả chuông đúc năm 1814. Một lầu có tên là Nghinh Phong, đón gió ở sau chùa cho những tao nhân mặc khác đến đây đàm đạo thơ ca. Đứng ở lầu Nghinh Phong bao quát một không gian rộng lớn phía dưới, là làng mạc, ruộng đồng, ao hồ... trù phú. Ngồi thiền ở vị trí này, thật tuyệt vời!
Thế kỷ 16 - 17, xã hội biến động, chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh - Mạc, Trịnh - Nguyễn... Không chỉ những bậc tu hành, mà nhiều nhân cách lớn cũng từng tản bộ lên đây như để rũ bỏ bụi trần. Tấm bia đá lớn khắc bài thơ “Thăm lại chùa Vô Vi” của vị tướng Trần Văn Tăng, viết bằng chữ Nôm:
Về ngôi chùa nhỏ trên đỉnh Vô Vi, nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền nhận xét, nhỏ nhưng nghệ thuật rất cao, làm say đắm bất kỳ ai khi đặt chân đến ngôi chùa trên non sơn thủy tú này.
Ngôi chùa này không có sư, mà từ năm 1990, có bà Lê Thị Tung, một phật tử già nhà ở chân núi ra nhận trông nom, quét tước.
Chúng tôi theo bà Tung vào tham quan. Cổng bên trên đề 3 chữ “Vô Vi Tự”, cảnh cửa gỗ kẽo kẹt được mở ra dẫn lối lên 100 bậc đá dẫn lên chùa Vô Vi. Hàng ngày, bà Tung ra quét lá trên những bậc đá ấy. Chậm rãi, thâm u, cảnh vật thật thanh tịnh.
Hà Quang Đức
Một chiều cuối tuần, chúng tôi giũ bỏ những duyên sự ràng buộc của cuộc sống thường nhật quyết một lần để được thong long lên núi Vô Vi, chiếm bái ngôi chùa cổ này.
Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514), thì chùa được dựng trên núi ở vị trí ngày nay và được đặt tên là Vô Vi tự. Chùa rộng chỉ khoảng 10m2, trên vách núi treo quả chuông đúc năm 1814. Một lầu có tên là Nghinh Phong, đón gió ở sau chùa cho những tao nhân mặc khác đến đây đàm đạo thơ ca. Đứng ở lầu Nghinh Phong bao quát một không gian rộng lớn phía dưới, là làng mạc, ruộng đồng, ao hồ... trù phú. Ngồi thiền ở vị trí này, thật tuyệt vời!
Thế kỷ 16 - 17, xã hội biến động, chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh - Mạc, Trịnh - Nguyễn... Không chỉ những bậc tu hành, mà nhiều nhân cách lớn cũng từng tản bộ lên đây như để rũ bỏ bụi trần. Tấm bia đá lớn khắc bài thơ “Thăm lại chùa Vô Vi” của vị tướng Trần Văn Tăng, viết bằng chữ Nôm:
“Sơn động chi bằng Vô Vi tự
Thùy kỳ tạo chi, thiền sư đạo sĩ
Bên này Thiên Trúc, nọ Bồng Lai
Đem cảnh thanh u đặt giữa trời
Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ
Độ trì còn đội Đức Như Lai
Mượn nền đá phẳng đề dăm vận
Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi
Cảnh vi mến người, người lại lại
Đã vô vi khéo cũng lôi thôi”.
Chúng tôi theo bà Tung vào tham quan. Cổng bên trên đề 3 chữ “Vô Vi Tự”, cảnh cửa gỗ kẽo kẹt được mở ra dẫn lối lên 100 bậc đá dẫn lên chùa Vô Vi. Hàng ngày, bà Tung ra quét lá trên những bậc đá ấy. Chậm rãi, thâm u, cảnh vật thật thanh tịnh.
Hà Quang Đức