Chùa Việt

Ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây

Thứ năm, 02/01/2013 10:49

Chùa Vĩnh Tràng trang trí kết hợp đặc điểm kiến trúc của phương Đông và phương Tây, hoa văn theo kiểu Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản. Chữ Hán viết theo lối chữ triện, chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích.

Chùa do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng đã vận động tín đồ góp công, góp của xây dựng chùa Vĩnh Tràng thành ngôi đại tự. Chùa gồm 5 lớp nhà với 178 cây cột, 2 sân cảnh. Năm 1895 và 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa. Năm 1930, Hòa thượng Thích Minh Đằng cho trùng tu toàn diện. 


Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc của phương Đông và phương Tây. Ở đây có những hoa văn theo kiểu Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản… Chữ Hán viết theo lối chữ triện, chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô tích.

Từ xa, với 5 ngọn tháp nhô cao trông chùa Vĩnh Tràng giống như đền Ăng-co. Nhưng bên trong lại tiếp thu cái đẹp, đường nét của kiến trúc phương Tây.

Tên chùa Vĩnh Tràng lấy từ đôi câu đối: Vĩnh cửu đối sơn hà, Trường tồn tề thiên địa - Vĩnh Trường tự. Nhưng về sau, chữ Trường đọc trại thành Tràng và từ đấy mọi người gọi là chùa Vĩnh Tràng. Chùa bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Chùa Vĩnh Tràng được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia năm 1989.

Chùa Vĩnh Tràng thuộc xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sở hữu kỷ lục: Ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây.



Chú thích: Tư liệu được cung cấp bởi Kỷ lục Việt Nam

loading...