Kiến thức
Người đệ tử Phật chân chính không bao giờ chịu ở không
Chủ nhật, 23/07/2022 10:03
Nhiều khi mình chấp nhận về trễ một chút xíu, siêng năng nỗ lực mà làm lấn hơn phần việc của mình để phụ giúp với anh em thì đó là người gọi là biết siêng năng, mà tức là người có tạo phước ra từ từ trong cuộc sống này.
Trường hợp mình có một cái may mắn tự nhiên không cần làm cũng có ăn, là do cha mẹ nuôi hoặc là do chồng mình nuôi, hoặc là do vợ mình nuôi, hoặc là do con mình nuôi mình… hoặc là bà con thân nhân bên nước ngoài gởi tiền về nuôi đầy đủ, không phải làm gì hết.
Thì đây cũng là một cái phước quá khứ nhưng mà người biết Nhân Quả thì không bao giờ khờ dại ở không mà ăn, không bao giờ, phải luôn luôn làm một cái gì đó để có lợi cho con người. Làm cái gì đó không có nghĩa là mình lại kinh doanh, nếu có khi mình may mắn có người nuôi mình thì mình phải lo đi làm phước, làm việc thiện, không bao giờ ở không.
Nên tính chất của người tin Nhân Quả là siêng năng, biết nỗ lực, không có lười, vì sao vậy? Bởi vì mình nói hồi nãy là người may mắn mà không làm mà có ăn, còn trường hợp ví dụ đa phần chúng ta ai cũng phải làm mới có ăn, có sống, nhưng mà có người không hiểu Nhân Quả mình làm cái gì có lợi cho mình, làm gì để mình sống được thôi chứ không còn làm dư thêm một chút để có cái phước. Ví dụ bây giờ mình làm trong cơ quan, trong công ty đi, thay vì tới đúng giờ về hoặc là tới hết phần việc của mình thì thôi, nhưng mà nếu mình biết Nhân Quả nhiều khi mình lại trích thêm một chút sức lực của mình để mình giúp đỡ người đồng nghiệp của mình.
Hoặc là nhiều khi mình chấp nhận về trễ một chút xíu, siêng năng nỗ lực mà làm lấn hơn phần việc của mình để phụ giúp với anh em thì đó là người gọi là biết siêng năng, mà tức là người có tạo phước ra từ từ trong cuộc sống này.
Người tu hành phải tinh tấn thì mọi khó khăn đều sẽ vượt qua
Thì mỗi ngày làm có một chút mình không thấy, nhưng mà mình có tính đó trong đầu mình, trong tâm mình mà cả một đời mấy chục năm mình sống ngày nào mình cũng làm thêm một chút, giúp người một chút một chút, hết một đời này cái phước lớn mình không ngờ đâu. Nhiều khi hết một đời như vậy cái phước đó nó đủ để mình lên cõi trời luôn, mình cũng không ngờ nữa. Nên ở đây cái yếu tố mà siêng năng nỗ lực là tính chất của người tin Nhân Quả, người mà hiểu đạo sâu nhiều khi là một người họ bị tàn tật, bị bệnh hoạn không có khỏe mạnh bình thường như mọi người nhưng mà vẫn luôn luôn ráng để làm điều có lợi cho con người, cho Phật pháp.
Thì nhìn như vậy mình biết đó là con người hiểu đạo, tin Nhân Quả, có đạo đức, có đạo tâm. Ví dụ như bây giờ mình lỡ cụt cái chân, rồi thường mình mặc cảm rồi thôi mình cứ ở tàng tàng như vậy, rất là nguy hiểm, tội chồng thêm tội. Còn bây giờ nếu mình lỡ cụt cái chân hay cụt cái tay thì dùng cái chân cái tay còn lại vẫn tiếp tục làm điều phước gì đó cho con người, chứ không có chịu ở không. Nghĩa là còn sống còn thở được hơi thở nào là trong đầu mình luôn luôn nghĩ đến làm điều lợi cho tha nhân, đó là thái độ chân chính của một người đệ tử Phật là vậy đó, không bao giờ là mình có ý niệm là dừng lại để hưởng thụ.
Ví dụ khi phước mình nhiều rồi, ví dụ khi mình làm phước nhiều năm nhiều kiếp đời này mình giàu có, mình sung sướng rồi, nói: Thôi, ở không ăn cho khỏe; không bao giờ, không bao giờ người đệ tử Phật nghĩ như vậy hết. Bởi vì hưởng thụ thì sẽ hết phước, mình đừng tưởng là phước hết chầm chậm, ví dụ bây giờ mình có núi vàng, mình nói: Một ngày tôi ăn một cây vàng tới chết cũng không hết núi đó; đừng nghĩ như vậy, vì sao vậy? Vì khi mình nghĩ như vậy thì tâm mình là tâm si mê, khi mà tâm là tâm si mê thì có lúc nó điên lên thì một ngày đánh bài tốn vài ngàn lượng vàng, và núi vàng đó cũng hết rất là nhanh.
Nếu mà mình bình tĩnh, một ngày mình ăn một cây vàng thì đúng là hết cả đời không hết, nhưng mà thường tâm mình không có ổn định: Ngày hôm nay thì nghĩ là tôi có một núi vàng, một ngày tôi ăn một cây vàng nhưng mà tâm đó không phải được như vậy hoài, qua một tháng sau bắt đầu nó lấy vàng đi đánh bài, lấy hết do lẹ, do phước của mình hết rồi nó khiến phải tiêu cho hết, hết sạch cho lẹ. Nên vì vậy nếu người mà không có tu dưỡng đạo đức, không có tích lũy thêm phước thì cái phước mình đang có tuột dốc rất nhanh, rất nhanh chứ nó không phải là hết chầm chậm như mình nghĩ.
Nói là: tài sản tôi trong người tôi giờ có mười tỷ đồng, tôi sống tàng tàng cả đời không sao.
Đừng nghĩ như vậy, lúc nào đó mình điên lên mình đem ra mình nướng hết vào trong bài bạc liền, vì vậy mà luôn luôn biết làm phước, đó là vậy, không bao giờ dừng lại để hưởng thụ. Với lại nữa ví dụ bây giờ mình nói mình không phải là người may mắn, mình là một người nghèo khó, nhiều khi thất nghiệp… ví dụ như một người không biết Nhân Quả lúc mình thất nghiệp mình cứ chờ để mình tìm việc nào cho xứng đáng để làm, như vậy thì nhiều khi công việc nó không có tới.
Mà người biết Nhân Quả, ví dụ mình chưa có công việc mình xin đúng nghề nghiệp của mình thì mình vẫn siêng làm phước ở những lĩnh vực khác: mình tham gia chương trình mùa hè xanh, chương trình tình nguyện gì đó, dọn dẹp khu phố, thăm chăm sóc người neo đơn, nghèo khổ… Nghĩa là ngoài ngành nghề của mình nhưng việc gì làm được có lợi cho con người mình cứ làm để chuyển nghiệp xấu của mình, và như vậy có phước rồi tự nhiên lại có việc làm.