Kiến thức
Người hay nóng giận chẳng khác nào con tằm nhả tơ
Thứ năm, 27/07/2022 04:02
Văn báng nhi nộ, tuy xảo tâm lực biện, như xuân tàm tác kiển, tự thủ triền mộ, nộ bất duy vô ích, thả hữu hại dã. (Nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích.)
Sự việc này, chúng ta trong đời sống sinh hoạt thường ngày hay gặp phải, bản thân chúng ta phải đề cao cảnh giác, ngàn vạn lần không được để hoàn cảnh xoay chuyển, như vậy thì tổn thất của chúng ta quá lớn rồi. Một lần nổi sân hận, bất luận thời gian dài hay ngắn, tức là nói chỉ một giây đồng hồ ngắn ngủi như thế, đã làm tổn hại trên sinh lí, trên tâm lí của chúng ta, cần phải mất thời gian ba ngày mới có thể phục hồi lại tâm thanh tịnh. Chư vị nghĩ thử xem, nếu như mỗi ngày đều phát nộ khí, đối với sức khỏe của bạn có tổn hại quá lớn rồi, điều này thật không đáng chút nào.
“Văn báng” người khác hủy báng chúng ta, đây là điều không thể tránh miễn được, chúng ta cùng mọi người qua lại với nhau, thực tại không cách gì khiến cho tất cả đại chúng đối với ngôn ngữ, hành vi của chúng ta cảm thấy mãn ý. Không chỉ có phàm phu chúng ta làm không được, mà ngay cả Thích Ca Mâu Ni Phật cũng làm không được. Phật lúc còn tại thế, thường hay có người tìm đến Ngài gây sự, hủy báng, vũ nhục, thậm chí là hãm hại Ngài; như có Đề Bà Đạt Đa, trong nội bộ tăng đoàn có 6 chúng tỳ kheo đến gây phiền não, bên ngoài có lục sư ngoại đạo; đều là Thế Tôn tại thế gian này làm một tấm gương tốt cho chúng ta. Phật đối với những hủy báng, hãm hại này xử lí như thế nào? Phật dùng tâm bất động, tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi mà xử lí, đây là điều mà chúng ta phải học tập. Cho nên, nếu như chúng ta nghe thấy người khác hủy báng mình, mà vẫn nổi tâm sân hận, thậm chí là bản thân còn cực lực phản biện lại, đây là bạn tự tìm phiền não. Cho nên, Liễu Phàm tiên sinh tại đây có cử ra một ví dụ: “như xuân tàm tác kiển, tự thủ triền mộ” (giống như con tằm về mùa xuân kéo kén tự ràng buộc mình), thực tại bất tất phải như thế.
“Nộ bất duy vô ích, thả hữu hại dã”, hai câu nói này là danh ngôn rất chí lí, chúng ta hi vọng bản thân trong một đời sống được hạnh phúc mỹ mãn, bạn phải ghi nhớ “làm sao để trong một đời luôn không nổi giận”, đây là công phu tu dưỡng đã đạt đến cảnh giới. Nổi giận, vừa mới nói là đối với thân tâm của chúng ta đều có tổn hại; cũng có hại cho đối phương, cả hai bên đều có hại, cả hai đều không có lợi ích gì cả. Nếu như chúng ta có thể nhẫn chịu, có thể dùng tâm bất động mà xử sự, bản thân chúng ta có được lợi ích. Có được lợi ích gì? Định huệ tăng trưởng. Phước đức của một người là do định huệ mà có, định huệ tăng trưởng thì phước đức tăng trưởng; định huệ là nhân, phước đức là qủa. Đối với đối phương cũng có lợi ích, chúng ta không có tâm oán hận, không có tâm báo thù, không cùng với anh ta kết oán cừu, cho nên tự tha lưỡng lợi, đây là Bồ Tát đạo, là Bồ Tát học, chúng ta cần phải nỗ lực học tập. Đương nhiên, lúc sơ học nhất định sẽ có khó khăn, nhưng bản thân chúng ta nhất định phải hiểu được đạo lí này, cần phải khắc phục những khó khăn của bản thân, dần dần có thể làm được một cách tự nhiên. Lúc ban đầu phải hết sức nhẫn nại, về sau làm được tự nhiên hơn. Ở đây cử ra hai ví dụ để nói: “Kỳ dư chủng chủng quá ác, giai đương cứ lí tư chi” (Mỗi lần gặp lỗi lầm ta đều phải bình tĩnh sáng suốt để thấy lý của nó).
Chúng ta trong đời sống hằng ngày đối người, đối sự, đối vật, sai lầm vô số, ác hạnh quá nhiều, đều phải thường nghĩ đến đạo lí này, phải thông tỏ nghĩa lí của nó. “Thử lí ký minh, quá tương tự chỉ” (khi lý đã rõ thì việc làm lỗi tự động sẽ dứt).