Kiến thức

Người và người chung sống qua lại là duyên phận

Chủ nhật, 03/03/2024 10:00

Quan hệ giữa người và người chính là bốn chữ này: “Ân, Oán, Đòi Nợ và Trả Nợ”. Chúng ta hiểu được những đạo lý, hiểu rõ những chân tướng sự thật này thì bất luận cùng ở chung với bất cứ người nào, chúng ta đều rất rõ ràng, rất tường tận, chính là những quan hệ như vậy.

Phải biết giữa người và người chung sống qua lại là duyên phận. Duyên phận thì có thiện duyên, có ác duyên. Năm xưa tôi giảng kinh ở giảng đường Quang Minh Hồng-Kông. Tôi ở bên đó hai tháng. Giảng đường này là do lão Hòa Thượng Thọ Dã xây dựng. Hiện tại lão Hòa Thượng có lẽ đã 90 tuổi rồi, vẫn còn sống ở New York. Trên giảng đường có một đôi liễn, tôi còn nhớ được rất rõ ràng, câu trên nói: “Vợ chồng là duyên, có thiện duyên, có ác duyên, oan oan tương báo”. Câu dưới viết: “Con cái là nợ, có đòi nợ, có trả nợ, không nợ không đến”.

Câu đối này đã nói ra hết tất cả những việc của nhân sanh, thảy đều nói rõ ràng. Quan hệ giữa người và người chính là bốn chữ này: “Ân, Oán, Đòi Nợ và Trả Nợ”. Chúng ta hiểu được những đạo lý, hiểu rõ những chân tướng sự thật này thì bất luận cùng ở chung với bất cứ người nào, chúng ta đều rất rõ ràng, rất tường tận, chính là những quan hệ như vậy.

Nếu như có ân thì hy vọng cái ân này thêm sâu hơn. Nếu như có oán thì oán phải hóa giải. Đây là trí huệ, là thọ dụng chân thật. Chúng ta thiếu nợ người ta thì hân hoan vui vẻ mà trả cho người. Người khác thiếu ta, ta một mực xóa sạch, không nhớ đến nữa. Bạn nói xem, thật là bớt việc. Thường hay giữ cái tâm này, chính là giữ tâm tốt; thường hay làm những việc này, chính là làm việc tốt.

Do nghiệp duyên nào mà con cái đến với cha mẹ trong kiếp này?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Do đây có thể biết, thiện phước là do chính mình tu, chính mình được thọ dụng; họa phước là do chính mình tạo. Chính mình không chịu tiếp nhận đạo lý này, không chịu tiếp nhận sự thật này, người có ân với ta, nhìn thấy họ có việc nho nhỏ không vừa ý thì liền vong ân bội nghĩa; người có oán đối với ta thì luôn luôn nhớ nghĩ, luôn muốn báo thù; thiếu nợ người ta thì không trả; người ta thiếu nợ mình thì nghĩ hết cách để đòi lại. Đây là tạo tội nghiệp. Cái tội nghiệp này nhất định là đọa ở ba đường. Bạn cùng với những oan gia trái chủ này đời đời kiếp kiếp không hề kết thúc. Đây là ngu si, trong Phật pháp gọi là “kẻ đáng thương xót”.

Chúng ta học Phật đã học được đến đâu rồi? Ngay đến những đạo lý chân tướng sự thật này mà còn không hiểu rõ thì chúng ta làm thế nào để tự cầu đa phước đây? Phước báo không phải Phật Bồ-tát cho chúng ta, không phải Thượng Đế cho chúng ta, cũng không phải thiên địa quỷ thần cho chúng ta, mà chính chúng ta phải cầu.

Trồng nhân thiện, nhất định được quả thiện; bạn tạo nhân bất thiện, chắc chắn có quả báo bất thiện. Đây là Phật dạy chúng ta trong cuộc sống hằng ngày phải làm người như thế nào, làm thế nào đối nhân xử thế tiếp vật.

Trong kinh Hoa Nghiêm có nói thế gian này của chúng ta là ngũ trược ác thế. Hiện nay có thể nói là trược ác đến cùng tột. “Trược” nghĩa là ô nhiễm, không những hiện nay địa cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây là việc mà mọi người đều biết. Có rất nhiều người đang nghiên cứu thảo luận làm thế nào phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh hoạt, họ nghĩ được cũng không tệ. Thế nhưng sự việc này có thể làm được viên mãn hay không? Khẳng định là không thể!

Vì sao chúng tôi khẳng định họ không thể làm được? Bởi vì trong kinh Phật nói rất rõ ràng: “Y báo tùy theo chánh báo mà chuyển”. Chánh báo là gì vậy? Chánh báo là lòng người, chánh báo đã bị ô nhiễm rồi, hiện nay rất ít người nhắc đến.

Ngày nay tư tưởng chúng ta bị ô nhiễm, kiến giải bị ô nhiễm, đây là tất cả cội gốc của ô nhiễm, mê hoặc điên đảo. Tinh thần của chúng ta bị ô nhiễm đã đến giai đoạn rất nghiêm trọng mà vẫn chưa được mọi người phát hiện một cách rộng rãi, vẫn chưa được xã hội xem trọng, đây là điều rất bất hạnh.

loading...