Sách Phật giáo
Người xuất gia (Phần 2)
Thứ hai, 03/12/2016 09:49
"Phật là cha, Pháp là mẹ. Thuận lời Phật, làm theo Pháp, ấy là hành động đúng với cha mẹ." Người Xuất-gia từ bỏ tất cả, thoát ly gia đình, lấy Phật làm cha, lấy Pháp làm mẹ, thì phải có sự sinh hoạt đúng với cha mẹ ấy. Cho nên vấn đề hành trì được coi là phần chánh, là kết quả phải có của sự lý giải và nguyên nhân cần thiết của sự chứng ngộ mà Người Xuất-gia, đúng với danh nghĩa của mình, không thể không có.
5. Đại cương Giới luật của người Xuất gia
Đại cương của Giới luật
Kinh Ưu-bà-tắc nói: "Giới nghĩa là cấm chỉ: năng lực cấm chỉ ác nghiệp gọi là giới; giới nghĩa là bước lên: năng lực bước lên loài trời cho đến trí giác vô thượng gọi là giới". Hai định nghĩa này cho ta thấy rõ bản chất và năng lực của giới-luật. Bản chất của giới-luật là đình chỉ tất cả hành động lầm lỗi, năng lực của giới-luật là đem lại cho người giữ từ sự an lạc của chư thiên cho đến sự giác ngộ của Phật-đà. Tư cách của tất cả tầng lớp phật-tử, tại gia cũng như xuất-gia, đều do giới-luật mình thọ trì mà qui định. Bỏ giới-luật đi thì hết thảy tư cách phật-tử, đều bất thành cả. Lời kết luận này vĩnh viễn là lời nói xác thực trong tất cả không gian và thời gian: "Giới-luật còn, Phật-Pháp mới còn."
Toàn bộ giới-luật có 5 phần
1. Biệt biệt giới: từng giới điều riêng biệt đề phòng đến diệt sạch từng tội lỗi riêng biệt đối lập với nó.
2. Định cọng giới: năng lực của thiền định đề phòng các tội lỗi do sự tán động gây ra.
3. Đạo cọng giới: năng lực của trí giác diệt trừ những tội lỗi phát sinh bởi si mê.
4. Nhiếp căn giới: năng lực đề phòng sự phóng túng và bị mê hoặc của các giác-quan.
5. Vô tác giới: các giới trên huân tập tâm thức, gây thành một năng lực có thể đề phòng và diệt sạch cả đến tội lỗi trong những đời sau.
Tuy có 5 phần như vậy, nhưng thực ra chỉ phần thứ nhất, "biệt biệt giới" mới thật là giới-luật. Phần này đại cương có ba loại:
1. Thế tục giới.
2. Thắng nghĩa giới.
3. Đại thừa giới.
Thế tục giới là những giới-luật chỉ đem sự an lạc còn trong phạm vi luân hồi, như 5 cấm giới và 10 thiện-nghiệp mà thọ trì với mục đích cầu phước lạc trong loài người và loài trời. Thế tục giới, với định nghĩa đó, nó gồm có ưu-bà-tắc giới, ưu-bà-di giới, một phần của tám trai giới và một phần của mười thiện-nghiệp.
Trái lại, là thắng-nghĩa giới. Thắng-nghĩa giới là những giới-luật có năng lực giải thoát luân hồi. Bởi vậy, thắng-nghĩa giới bao gồm tất cả giới phẩm của người xuất-gia: sa di, sa-di-ni, thức-xoa-ma-na, tỷ-kheo, tỷ-kheo-ni.
Ngoài hai loại trên, Đại thừa giới không hạn định trong phạm vi nào hết. Tại-gia và xuất-gia đều thọ được. Phước lạc trong vòng luân hồi do Đại-thừa-giới mà có, thánh quả giải thoát luân hồi cũng do Đại-thừa-giới mà thành. Phạm vi rộng rãi và kết quả phụ thuộc của Đại-thừa giới như vậy, nhưng mục đích của Đại-thừa-giới là để đạt đến quả vị Phật-đà, đầy đủ đại giải thoát và đại giác ngộ.
Nội dung của 3 loại giới-luật trên đây không ngoài 4 điều này:
1. Giới Pháp: là phẩm loại của giới luật do Phật-đà chế định.
2. Giới Thể: là năng lực trừ bỏ ác pháp phát sinh trong tâm sau khi thọ giới pháp.
3. Giới Hành: là thuận theo giới thể mà động tác ra nơi thân miệng ý một cách đúng với giới-pháp.
4. Giới Tướng: là động tác ấy có chỉ-trì, tác-trì theo các điều tiết của giới-pháp.
Đại cương Giới luật của người Xuất gia
Tuy giới-luật có ba loại, nhưng trong phạm vi của Người Xuất-gia, ở đây chỉ trình bày đại cương của Thắng nghĩa giới và Đại-thừa giới mà thôi.
A. Thắng-nghĩa giới chủ chốt là 10 giới của Sa-di và 250 giới của Tỷ-kheo. Sa-di-ni, thức xoa ma na, và tỷ kheo ni là tùy thuộc vào hai phần này.
1) Đại cương của 10 giới Sa-di. Gồm có 2 phần:
a. Tánh-giới: những giới điều cấm chỉ những tội lỗi mà con người vốn có, tức 4 giới đầu trong 10 giới ấy.
b. Giá-giới: những giới điều cấm chỉ những điều kiện phát sinh các tội lỗi vốn có, tức 6 giới sau trong 10 giới.
2) Đại cương của 250 giới Tỷ-kheo. Chia ra 8 phẩm loại;
a. Cấm chỉ các tội "đoạn đầu" là những tội lỗi phạm vào thì tư cách người Xuất-gia chết hẳn, như người đầu đứt thì không còn lý do để sống nữa. Loại này có 4 điều, gọi là ba la di.
b. Cấm chỉ các tội "tăng tàn" là những tội lỗi phạm vào thì tư cách người Xuất-gia gần chết, chỉ còn chút sống thừa, nếu không sám hối chúng tăng thì tư cách ấy không phục toàn được. Loại này có 13 điều, gọi là tăng già bà thi sa.
c. Cấm chỉ các tội "bất định" là những tội lỗi có thể là tội đoạn đầu, có thể là tội tăng tàn, có thể là tội đọa. Loại này có 2 điều, gọi là du lan giá.
d. Cấm chỉ các tội "xả đọa" là những tội lỗi mà dầu xả bỏ vật mình phạm cũng vẫn sa đọa địa ngục nếu không sám hối với tăng chúng. Loại nầy có 30 điều, gọi là ni tát kỳ ba dật đề.
e. Cấm chỉ các tội "đơn đọa" là những tội lỗi tuy không có vật mình phạm cần phải xả bỏ, nhưng cũng sa đọa địa ngục nếu không sám hối với chúng tăng. Loại này có 90 điều, gọi là ba đật đề.
Cấm chỉ các tội lỗi "hướng bỉ hối" là những tội lỗi chỉ đối trước vị tỷ-kheo khác mà sám hối.
Loại này có 4 điều, gọi là đề xá ni.
g. Các điều "ưng đương học" là những chi tiết cần phải biết và phải giữ. Loại nầy có 100 điều.
h. Các điều "diệt tránh pháp" là những phương pháp làm cho nhau thành tâm thừa nhận và sám hối tội lỗi. Loại nầy có 7 điều.
Tám loại như vậy thật là tội thì chỉ có 5:
Loại thứ 1 là một; loại thứ 2 là hai; loại thứ 3 chỉ là một trong hai loại trên; loại thứ 4 và loại thứ 5 là ba vì đồng là tội đọa địa ngục nếu không sám hối chúng tăng, chỉ khác có vật mình phạm và không có vật ấy mà thôi; loại thứ 6 là bốn; loại thứ 7 là năm, loại này cũng gọi là "đột kiết la" dịch là ố tác, nghĩa là những cử chỉ không xứng đáng. Còn loại thứ 8 thì đó là phương pháp chứ không phải giới.
B. Đại-thừa giới thì tất cả đều gồm trong 3 loại sau đây:
1. Nhiếp luật nghi giới.
2. Nhiếp thiện pháp giới.
3. Nhiếp hữu tình giới.
Nhiếp luật nghi giới là loại bao gồm tất cả các giới phẩm nhắm vào mục đích đình chỉ các điều ác. Trái lại, Nhiếp thiện pháp giới là loại bao gồm tất cả những điều nhắm vào mục đích thực hiện các điều thiện. Còn Nhiếp hữu tình giới là loại bao gồm tất cả những điều nhắm vào sự lợi ích hết thảy chúng sinh. Ba loại này không những bao gồm hết thảy phẩm loại và chi tiết của Đại-thừa-giới, mà hết thảy hạnh pháp của Bồ-tát cũng thâu nhiếp trong đó. Ba loại trên đây hình thành hai cách giữ:
1. Chỉ trì (giữ bằng cách đình chỉ) tức trì giữ loại thứ nhất. Loại này trái lại 2 loại sau, làm là phạm.
2. Tác trì (giữ bằng cách thực hành) tức trì giữ hai loại sau. Hai loại này trái lại loại trước, bỏ thì phạm.
Trong phần đại cương giới luật này tuy phần "thế tục giới" không phải của người Xuất-gia nhưng người Xuất-gia phải biết để truyền thọ và chỉ dẫn cho tín-đồ giữ. Phần "thế tục giới" này đã nói trong khi giải thích về đại cương của "hệ thống giáo lý chung thông của 5 thừa" trong bài trước nên ở đây không nói. Còn phần "thắng nghĩa giới" và "đại-thừa-giới" thì không một người Xuất-gia nào được phép không biết, vì dầu ở cấp bực Sa-Di đi nữa cũng phải hiểu rõ để về sau thọ trì. Kinh Anh-lạc-bản-nghiệp nói: "Mới nhập bể Phật-Pháp thì lấy tín-tâm làm gốc, mà ở trong nhà Phật-đà thì lấy giới-luật làm căn bản." Như vậy, căn bản ấy mà bỏ thì cái gì cũng vất bỏ hết.
6. Đại cương Hành trì của người Xuất gia
Kinh Mạ ý nói: "Phật là cha, Pháp là mẹ. Thuận lời Phật, làm theo Pháp, ấy là hành động đúng với cha mẹ." Người Xuất-gia từ bỏ tất cả, thoát ly gia đình, lấy Phật làm cha, lấy Pháp làm mẹ, thì phải có sự sinh hoạt đúng với cha mẹ ấy. Cho nên vấn đề hành trì được coi là phần chánh, là kết quả phải có của sự lý giải và nguyên nhân cần thiết của sự chứng ngộ mà Người Xuất-gia, đúng với danh nghĩa của mình, không thể không có. Sự hành trì đại loại có hai phần:
1. Tự hành.
2. Hóa tha.
Tự hành là làm cho mình. Hóa tha là làm vì người. Phần nào tính chất của nó cũng có tự lợi lợi tha trong mục đích Chánh-giác cả. Trước hết, đây là 3 thứ của phần " Hóa tha":
a. Thờ tự hợp chánh-pháp.
b. Nghi lễ hợp chánh-pháp.
c. Sinh hoạt hợp chánh-pháp.
Thờ tự hợp chánh-pháp là chỉ thờ hình tượng của Phật-đà và Bồ-tát. Mà phải là những hình tượng trang nghiêm, dù to dù nhỏ, dù tượng hình hay tượng giấy, đều phải hình dung được đức từ-bi, tướng vi-diệu của các Ngài mới được. Sự thờ tự hợp chánh-pháp không cho phép ta thờ hình tượng hóa thân, như tượng khổ hạnh của đức thái tử Tất-Đạt, như tượng thị hiện của ngài Bố-Đại hòa thượng, hay các tượng Mật-Tông; bởi một lẽ rất giản dị là những hình tượng hóa thân trên đây chỉ tượng trưng một hạnh, biểu thị một ý, không phải hình dung toàn diện sự trang nghiêm của đức từ bi và tướng vi-diệu của Phật-đà và Bồ-tát. Đặc biệt là tượng của thần thánh, người Xuất-gia lại càng không nên thờ.
Thí dụ tượng Ngọc-hoàng, tượng Quan-thánh, tượng Thánh-mẫu. Nếu nói các Ngài là thiện thần hộ vệ Phật-Pháp và người hành trì Phật-Pháp mà thờ thì vô lý, vì đại nguyện của các Ngài là hộ trì Phật, Pháp, Tăng, sao người Xuất-gia lại trái với đại nguyện ấy, đem thờ với Phật và đem tư cách Tăng của mình mà lạy? Nếu nói thờ các Ngài để làm một tiền phương tiện, tiến dẫn một số người mê tín lần vào chánh-tín, thì sự thật lại trái ngược: mê tín càng tăng mà chánh-tín không thấy họ lưu tâm.
Bởi vậy, phải kết luận thế này cho dứt khoát vấn đề: Ngày xưa, thờ các ngài là để đem một số người vào Phật-Pháp, dù và bằng cách nào, nhưng ngày nay, vì đại đa số cho rằng thờ như vậy là mê tín, hay tai hại hơn nữa, họ lầm tưởng rằng Phật-Pháp là mê tín như thế, vậy phải ẩn các ngài đi.
Ngày nay người ta lầm tưởng Phật-Pháp là mê tín thì Phật-Pháp tiêu diệt, người ta cho thờ như thế là mê tín thì người ta sẽ không đến với Phật-Pháp nữa, như vậy, hiển nhiên, thờ các Ngài là trái với đại nguyện hộ trì Phật-Pháp của các Ngài. Vì vận mạng của Phật-Pháp và vì lòng tôn kính các Ngài, người Xuất-gia hãy suy nghĩ chỗ đó. Còn vấn-đề hướng dẫn người, thì cũng do sự nhận xét trên đây, chúng ta thấy ngày xưa thờ các Ngài là để hướng dẫn người vào Phật-Pháp, nhưng ngày nay, muốn hướng dẫn người vào Phật-Pháp thì lại phải ẩn các Ngài đi.
Thí dụ tượng Ngọc-hoàng, tượng Quan-thánh, tượng Thánh-mẫu. Nếu nói các Ngài là thiện thần hộ vệ Phật-Pháp và người hành trì Phật-Pháp mà thờ thì vô lý, vì đại nguyện của các Ngài là hộ trì Phật, Pháp, Tăng, sao người Xuất-gia lại trái với đại nguyện ấy, đem thờ với Phật và đem tư cách Tăng của mình mà lạy? Nếu nói thờ các Ngài để làm một tiền phương tiện, tiến dẫn một số người mê tín lần vào chánh-tín, thì sự thật lại trái ngược: mê tín càng tăng mà chánh-tín không thấy họ lưu tâm.
Bởi vậy, phải kết luận thế này cho dứt khoát vấn đề: Ngày xưa, thờ các ngài là để đem một số người vào Phật-Pháp, dù và bằng cách nào, nhưng ngày nay, vì đại đa số cho rằng thờ như vậy là mê tín, hay tai hại hơn nữa, họ lầm tưởng rằng Phật-Pháp là mê tín như thế, vậy phải ẩn các ngài đi.
Ngày nay người ta lầm tưởng Phật-Pháp là mê tín thì Phật-Pháp tiêu diệt, người ta cho thờ như thế là mê tín thì người ta sẽ không đến với Phật-Pháp nữa, như vậy, hiển nhiên, thờ các Ngài là trái với đại nguyện hộ trì Phật-Pháp của các Ngài. Vì vận mạng của Phật-Pháp và vì lòng tôn kính các Ngài, người Xuất-gia hãy suy nghĩ chỗ đó. Còn vấn-đề hướng dẫn người, thì cũng do sự nhận xét trên đây, chúng ta thấy ngày xưa thờ các Ngài là để hướng dẫn người vào Phật-Pháp, nhưng ngày nay, muốn hướng dẫn người vào Phật-Pháp thì lại phải ẩn các Ngài đi.
Nghi lễ hợp chánh-pháp là hai phần lời chữ và âm điệu phải hợp với Phật-Pháp. Giới hạn này nó loại bỏ những nghi lễ phù thủy và biến tướng, như là cúng sao, cúng đất, đàn huyết, đàn oan. Lưu lại, chỉ còn những nghi lễ mà chữ nghĩa trích ra từ ba tạng hay y theo ba tạng mà soạn ra, và âm điệu thì từ tiếng đến giọng tán, chỉ có một thiền-vị. Mục đích của tất cả nghi lễ phi cầu an thì cầu siêu; vậy, muốn an lạc, muốn siêu sinh, mà đem lời tà ma ngoại đạo và giọng phản ngược mùi thiền ra thì làm sao đạt được? Lời Phật dạy, một chữ là một trời nghĩa, một chữ tiêu diệt nghiệp chướng như hằng sa, sao ta không tụng đọc mà lại tụng đọc lời vô nghĩa, ý nhảm nhí của ngoại đạo? Còn âm điệu, những giọng tụng thẳng, những điệu tán nghiêm, trầm xuống với thiền vị thanh tịnh, bôång lên với thiền tâm nguy nga, sao ta bỏ đi, dùng những âm điệu bi ai, sầu oán, hay trào lộng, lung đãng? Lời chữ của ngoại đạo, âm thanh của tà ma, những thứ ấy đưa ta đến gì ngoài nhân khổ đắp thêm nhân khổ, luân hồi tăng mãi luân hồi, và nước mắt đổ thêm nước mắt trong khi dục vọng nặng thêm dục vọng? Âm điệu thiền-vị trái lại, nó làm sáng tỏa thêm nghĩa lý cao sâu của lời chữ Phật dạy, người nghe dù không hiểu nghĩa lý ấy, nhưng qua âm điệu thiền-vị, họ vẫn cảm được đạo vị giải-thoát. Chính đó mới là động lực đem họ đến với Phật-Pháp, đến chân chính, đến vĩnh viễn.
Sinh hoạt hợp chánh-pháp: điều này cứ nhìn chữ hợp chánh-pháp cũng thấy được phạm vi của nó. Người Xuất-gia, vì mục đích hoằng-pháp là việc nhà mà lấy sự lợi sinh làm sự nghiệp, nên ăn, mặc, ở, ba thứ ấy thường không phong túc và nhờ vào tín-đồ. Trái lại, người Xuất-gia bỏ công việc hoằng-pháp, sự nghiệp lợi sinh đi mà kinh dinh ăn, mặc, ở, thì dầu bằng cách nào, sự sinh hoạt ấy cũng không hợp chánh-pháp nữa. Không những sinh hoạt không hợp pháp mà, như vậy, tư cách và đời sống Xuất-gia cũng đã mất rồi. Sinh mạng của người Xuất-gia là" huệ mạng" nên cơm ăn là pháp-vị đề hồ, áo mặc là nhẫn- nhục nhu hòa, nhà ở là tâm đại từ-bi. Sống trong tam giới, người Xuất-gia tự coi như một người khách qua đường, trông đi qua cho mau để không bao giờ trở lại nữa, hay về phần giác tha, người Xuất-gia tự đảm nhận nhiệm vụ đem tinh thần giải thoát đó đến trong cuộc sống của mọi người, hầu cùng nhận thức rằng nên đem ăn mặc ở mà giúp nhau chứ không phải mục đích của sự sống chỉ là ăn mặc ở mà vì nó, chiến tranh vô cùng. Bởi vậy, cho dẫu ăn mặc ở, đó là tất cả ham hố vừa thực tế vừa cay nghiệt, nhưng người Xuất-gia phải cố gắng tự chiến đấu cho đến chiến thắng sự ham hố đó. "Đem thân mạng vô thường đổi lấy thân mạng thường trú" đó là câu kinh mà nói như cổ đức, đại tử mới đại hoạt, chết hoàn toàn mới sống vĩnh viễn. Người Xuất-gia hãy luôn luôn đọc tụng câu kinh đó.
Nói tóm, thờ tự là tiêu biểu của một tôn giáo và cảm hóa người bằng hình sắc, nghi lễ là tiếng nói giữa phàm thánh và cảm hóa người bằng cả sắc thanh, nên phải giữ cho hợp chánh-pháp để sự cảm hóa có hiệu quả, nhất là hiệu quả đúng chánh-pháp. Còn sự sinh hoạt mới cần hơn nữa, trong sự hóa tha. Người ta thường nhìn một tôn giáo qua người theo tôn giáo ấy. Mà người Xuất-gia là kẻ hiện thân của tinh thần Phật-giáo. Như vậy, sự sinh hoạt của người Xuất-gia phải hợp chánh-pháp để nhìn vào đó, người ta khỏi ngộ nhận chánh-pháp và thấy được tinh thần của chánh-pháp. Người Xuất-gia hướng dẫn tín-đồ, không phải đem con người của mình ra hướng dẫn mà là hướng dẫn bằng tư cách Xuất-gia của mình. Sự sinh hoạt chính là một trong tư cách đó. Tư cách đó có hợp chánh-pháp mới hoàn thành nhiệm vụ "hóa tha" được.
*
Phần "Tự hành " của người Xuất-gia thì bao gồm tất cả các pháp môn Phật dạy. Phần hóa-tha cũng chỉ là một bộ phận của phần này. Vì vậy, muốn có một pháp môn vừa có tính cách bao gồm vừa có tính cách duy nhất để cụ thể tất cả các pháp môn khác, nên trong phần "tự hành" này chúng tôi nêu lên pháp môn "Niệm Phật".
Niệm Phật nghĩa là gì? Thông thường, hễ nghe nói danh từ niệm Phật thì người ta nghĩ ngay đến sự đọc tụng hồng danh của Ngài. Nghĩ như vậy là hẹp quá nên hóa ra sai lầm. Niệm Phật nghĩa là tưởng niệm Phật-đà. Định nghĩa này phải thêm một chút nữa cho rõ, là để nhớ các đức tánh của Phật hầu ăn nhập các đức tánh ấy vào tâm trí, vào hành vi của mình. Nên mục đích của sự niệm Phật đúng như trong kinh Lăng-Nghiêm đã dạy, rằng "chúng sinh tâm tưởng nhớ Phật, nghĩ Phật, thì hiện tại cũng như vị lai quyết định thấy Phật". Thấy Phật, đó là một kết quả mà vừa thực chứng tịnh độ, vãng sinh tịnh độ, lại vừa đầy đủ phước đức, đầy đủ trí tuệ; nói tóm, thấy Phật là sẽ quyết định thành Phật, Kinh Di-Đà nói "đối với Vô-thượng-chánh-biến-giác không thoái chuyển nữa "là ý nghĩa này, nên Quán-Kinh nói: "Chúng sinh tâm tưởng niệm Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật."
Niệm Phật là niệm cái gì của Phật? Như trên đã nói, tưởng niệm Phật-đà là tưởng niệm các đức tánh của Ngài hầu ăn nhập các đức tánh đó vào tâm niệm và hành vi của mình. Như vậy tưởng niệm Phật-đà, dù bằng cách gì cũng là để tưởng niệm đức tánh của Phật, huân tập các đức tánh ấy, thật hiện các đức tánh ấy. Người ta có thể thí dụ như một kẻ quyết chí làm anh hùng nên tưởng niệm đến các vị đó. Tưởng niệm anh hùng là tưởng niệm những đức tánh của họ để huân tập những đức tánh ấy cho mình, hầu tạo cho thành một kẻ anh hùng như họ. Sự niệm Phật cũng đồng tâm trạng đó. Người tu hành pháp môn này là người tưởng niệm đức tánh của Phật để huân tập các đức tánh ấy, tự tạo cho mình thành đấng Phật-đà như Ngài.
Nhưng đức tánh của Phật là gì? Luận Nhiếp-đại-thừa viết: Đức tánh của Phật-đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy:
1. Trí tự tại.- Nghĩa là trí tuệ thông đạt tất cả vạn hữu, hiểu rõ tâm lý và biết hết phương pháp điều phục tâm lý đó, tự do một cách tuyệt đối với sự chuyển biến vạn hữu.
2. Thân thường trú.- Vì đã thể nhập thể tánh chân-như, giải thoát hết mọi hành tướng sinh diệt.
3. Tối vô lậu.- Nghĩa là đã trừ sạch tất cả hiện hành và chủng tử của phiền não chướng và sở tri chướng.
4. Vô công dụng.- Nghĩa là tất cả việc làm của một đức Phật phải làm, việc làm ấy đã hoàn toàn thuần thục nên chỉ nhậm vận phát khởi một cách không dừng nghỉ và không gián đoạn, chứ không còn phải tác ý và gia công (tác ý và gia công mới thành việc thì việc làm ấy đã phải có tánh cách gián đọan mà lại không có tánh cách phổ biến).
5. Đại Pháp lạc.- Là thật hiện thế giới thanh tịnh (tịnh độ), có đủ và thọ dụng tất cả an lạc vi diệu của chánh-pháp đại-thừa.
6. Ly nhiễm ô.- là ứng hiện trong các thế giới, sanh ra giữa cõi trần tục, nhưng hết thảy những gì của thế gian không thể ô nhiễm được.
7. Thành đại sự.- Thị hiện tất cả thân hình cho đến thị hiện giáng sinh, thành đạo, niết-bàn để giáo hóa chúng sinh, ai chưa thành thục thì làm cho thành thục, ai đã thành thục thì làm cho giải thoát.
Tưởng niệm các đức tánh của Phật bằng cách nào? Hỏi như vậy tức là hỏi phương pháp niệm Phật như thế nào? Có mấy phương pháp? Phương pháp niệm Phật đại loại có ba:
1) Chấp trì danh hiệu,
2) Quán tưởng hình tượng
3) Niệm Phật pháp thân.
Nghĩa là tưởng niệm các đức tánh của Phật-đà bằng cách nhớ danh hiệu, bằng cách quán hình tượng, hay bằng cách tưởng niệm pháp thân của Ngài, bởi vì danh hiệu, hình tượng hay pháp thân ấy, phần nào cũng bao gồm, cũng hiện thân của tất cả đức tánh trên. Tưởng niệm đến một kẻ anh hùng, người ta có thể tưởng niệm qua tên tuổi, hình dung hay cá tính của kẻ ấy. Người niệm Phật cũng vậy, bất cứ là bằng cách nào trong ba cách trên, nếu thực hành đúng phương pháp, đều có thể "huân tập đến thực hiện cụ thể các đức tánh của Phật-đà vào tâm trí và hành động của mình".
Tưởng niệm các đức tánh của Phật bằng cách chấp trì danh hiệu của Ngài. - Nhưng trong ba phương pháp trên, phương pháp "chấp trì danh hiệu" hiện giờ phổ thông nhất, bởi vậy, dù cả ba phương pháp đều thù-thắng như nhau, nhưng ở đây chỉ nêu lên phương pháp chấp trì danh hiệu mà giải thích đại khái, hầu mọi người y theo đó mà lý giải và tu tập cho đúng. Để tiện sự hiểu biết, chúng tôi đặt ra mấy câu hỏi sau đây mà trả lời:
a. Chấp trì danh hiệu là thế nào? Nghĩa đen chữ chấp trì là nắm giữ. Đối với danh-hiệu của Phật, tập trung hết cả năng lực lại, nhớ lấy bằng tâm, đọc lấy bằng miệng, đi đứng không quên, nằm ngồi không bỏ, tịnh cũng như động, không lúc nào rời bỏ danh hiệu của Phật, như vậy gọi là chấp trì.
b. Danh hiệu của Phật có gì mà chấp trì? Như trên đã nói, danh hiệu của Phật bao gồm và biểu hiện toàn thể đức tánh của Ngài, chấp trì danh hiệu ấy tức là huân tập các đức tánh Ngài vào mình nên đáng chấp trì và phải chấp trì.
c. Chấp trì danh hiệu của Phật là Phật nào? Đức Phật nào cũng được cả. Đã đến địa vị Phật-đà thì đức Phật nào cũng là đấng đầy đủ tất cả đức tánh của một đức Phật mà trên kia đã nói. Danh hiệu của các Ngài tuy từ ngữ có khác nhau nhưng những đức tánh mà từ ngữ ấy hình dung thì chỉ là một. Các đức tánh của Phật đã kể trên kia, thâu lại thì có 2 loại: đại giải thoát (kết quả của đại phước đức) và đại giác ngộ (kết quảcủa đại trí tuệ). Hai loại đức tánh nầy, bất cứ danh hiệu của Đức Phật nào, cắt nghĩa ra cũng gồm có cả.
d. Vậy tại sao thường chỉ chấp trì danh hiệu đức Phật A-Di-Đà? Vì 1) Danh hiệu ấy cũng đầy đủ cả hai đại loại đức tánh của các đức Phật, nên "A-Di-Đà" dịch ý là "vô lượng" nghĩa là hoàn thành vô lượng đức tánh của đại giải thoát (nên gọi là vô lượng thọ) và đại giác ngộ (nên gọi là vô lượng quang). Chấp trì một danh hiệu cho dễ được "nhất tâm bất loạn", chứ tâm tưởng chúng ta đã loạn động mà chấp trì nhiều danh hiệu thì khó được hiệu quả cần phải có ấy.
e. Nếu vậy, chấp trì một danh hiệu của đức Phật nào cũng được, tại sao người ta chỉ chấp trì danh hiệu Đức Di-Đà? Vì để cầu sinh Cực-lạc và Đức Phật Di-Đà có nhân duyên với chúng ta hơn. Cầu sinh Cực-lạc là vì có sanh Cực-lạc mới dễ dàng hoàn thành đại-giải-thoát, đại-giác-ngộ, và đầy đủ năng lực cứu thoát muôn loài. Còn Đức Phật Di-Đà có nhân duyên với chúng ta hơn là vì trong kinh nói khi chưa thành Phật, chính Ngài vì chúng ta mà nguyện tạo thành thế giới hệ Cực-lạc; vì nhân duyên ấy mà ai cũng niệm trì danh hiệu và cầu sanh thế giới của Ngài.
Chấp trì danh hiệu như vậy phải đến hiệu quả gì? Phải làm sao cho được "nhất tâm bất loạn". Nhất tâm bất loạn, hiệu quả này có hai lớp: 1) Tâm trí chuyên nhất với danh hiệu của Phật mà không nhớ tưởng gì khác; hình dung điều này, cổ đức thường nói ít nhất 10 tiếng niệm Phật mà vẫn nhất tâm mới được vãng sinh. 2) Hành động đồng nhất với đức tánh gồm trong danh hiệu ấy mà không nghĩ và làm gì khác; hình dung điều này, trong kinh nói tâm trí niệm Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật. Phải có hiệu quả của "nhất tâm bất loạn" như vậy mới thật hiện được kết quả của tất cả phương pháp niệm Phật.
g. Kết quả của tất cả phương pháp niệm Phật là gì? Là 1) thật chứng tịnh độ, 2) tạo thành tịnh độ, và 3) vãng sinh tịnh độ. Thật chứng tịnh độ nghĩa là do nhất tâm bất loạn như trên nên tâm trí mình nghĩ, hành động mình làm đều y như đại giải thoát và đại giác ngộ của danh hiệu Phật, nghĩa là tâm trí và hành động ấy đã thanh tịnh nên dầu ở trong cảnh giới ô nhiễm mà thật in như ở trong cảnh giới thanh tịnh, không còn ô nhiễm nữa. Tạo thành tịnh độ nghĩa là do nhất tâm bất loạn mà tâm trí nghĩ, hành động làm, đều y như đại giải thoát và đại giác ngộ nên tạo thành cho mọi người sự giải thoát và sự giác ngộ, làm cho thế giới này không còn khổ não do độc ác của họ gây ra bởi ngu si. Vãng sinh tịnh độ là do nhất tâm bất loạn như trên, tâm trí và hành động đều đồng nhất với đại giải thoát và đại giác ngộ, nên khi hết quả báo ở thế giới hệ Sa-bà khổ não này thì thật hiện quả báo thế giới hệ Cực-lạc thanh tịnh. Thật chứng, tạo thành và vãng sinh tịnh độ như vậy là kết quả của tất cả phương pháp niệm Phật chứ không riêng gì phương pháp chấp trì danh hiệu.
h. Nhất tâm bất loạn là gì mà có những kết quả vĩ đại đáng lẽ phải do Bồ-tát vạn hạnh mới hoàn thành như vậy? Bồ-tát vạn hạnh đều quy tụ cả vào đại phước đức của đại giải thoát và đại trí tuệ của đại giác ngộ. Mà nhất tâm bất loạn là tâm trí đồng nhất với đức tánh đại giải thoát và đại giác ngộ của Phật bao gồm trong danh hiệu của Ngài chứ không xen lẫn gì khác nữa. Tâm trí đồng nhất với đức tánh của Phật là cụ thể tất cả bồ tát vạn hạnh, còn vạn hạnh ấy phát động ra nhiều hay ít, có phát động hay tiềm ẩn, chỉ là do nhân duyên kích động có hay không, nhiều hay ít mà thôi. Bởi vậy, nhất tâm bất loạn là thiện căn bất tư nghị, không như thiện căn khác không phải do tâm tánh đồng nhất với đức tánh Phật mà phát hiện.
Kinh Di-Đà nói không thể đem thiện căn chút ít vãng sinh Cực-lạc, mà phải chấp trì danh hiệu của Đức Phật Di-Đà được nhất tâm bất loạn, Cực-lạc mới hiện tiền là ý này. Thời gian niệm Phật cho được nhất tâm bất loạn, dù chỉ ở lớp thứ nhất của hiệu quả này, cũng không dễ gì đạt được, chứ khoan nói bước cứu cánh của nó. Nên Kinh Di-Đà nói chấp trì danh hiệu trong 1 ngày, 2 ngày hay 7 ngày mà được nhất tâm bất loạn thì Cực-lạc hiện tiền. Nói như vậy thì biết, dù 7 ngày chứ khoan nói 6 ngày. 5 ngày cho đến 2 ngày 1 ngày, mà được nhất tâm bất loạn thì người ấy quả là bực đại căn đại trí, bực ấy Cực-lạc mới hiện tiền lúc lâm chung.
Chứ chúng ta, suốt đời niệm Phật mà tâm trí vẫn loạn động, thì đừng thấy lời Phật dạy 7 ngày được nhất tâm bất loạn mà tưởng pháp môn niệm Phật dễ tu và thấp kém. Tuy nhiên, nhất tâm bất loạn chưa được mà niệm Phật với tín tâm thuần thành, chỉ tin Phật chứ không tin quỉ thần số mạng thì đây cũng là khởi điểm của nhất tâm bất loạn, nên kết quả tương đương với sự niệm Phật đó không phải không có. Kinh nói vãng sinh Cực-lạc có chín bực, pháp môn niệm Phật ai cũng có thể tu, thế giới Cực-lạc ai cũng có thể sinh, là ý nghĩa này. Cực kỳ cao và cực kỳ rộng là pháp môn niệm Phật, là hiệu quả nhất tâm bất loạn của pháp môn ấy.
Kinh Di-Đà nói không thể đem thiện căn chút ít vãng sinh Cực-lạc, mà phải chấp trì danh hiệu của Đức Phật Di-Đà được nhất tâm bất loạn, Cực-lạc mới hiện tiền là ý này. Thời gian niệm Phật cho được nhất tâm bất loạn, dù chỉ ở lớp thứ nhất của hiệu quả này, cũng không dễ gì đạt được, chứ khoan nói bước cứu cánh của nó. Nên Kinh Di-Đà nói chấp trì danh hiệu trong 1 ngày, 2 ngày hay 7 ngày mà được nhất tâm bất loạn thì Cực-lạc hiện tiền. Nói như vậy thì biết, dù 7 ngày chứ khoan nói 6 ngày. 5 ngày cho đến 2 ngày 1 ngày, mà được nhất tâm bất loạn thì người ấy quả là bực đại căn đại trí, bực ấy Cực-lạc mới hiện tiền lúc lâm chung.
Chứ chúng ta, suốt đời niệm Phật mà tâm trí vẫn loạn động, thì đừng thấy lời Phật dạy 7 ngày được nhất tâm bất loạn mà tưởng pháp môn niệm Phật dễ tu và thấp kém. Tuy nhiên, nhất tâm bất loạn chưa được mà niệm Phật với tín tâm thuần thành, chỉ tin Phật chứ không tin quỉ thần số mạng thì đây cũng là khởi điểm của nhất tâm bất loạn, nên kết quả tương đương với sự niệm Phật đó không phải không có. Kinh nói vãng sinh Cực-lạc có chín bực, pháp môn niệm Phật ai cũng có thể tu, thế giới Cực-lạc ai cũng có thể sinh, là ý nghĩa này. Cực kỳ cao và cực kỳ rộng là pháp môn niệm Phật, là hiệu quả nhất tâm bất loạn của pháp môn ấy.
Muốn được nhất tâm bất loạn, nghĩa là muốn tu pháp môn niệm Phật thì phải làm thế nào? Phải có ba điều kiện là tín, hạnh, nguyện. Tín là tự tín mình đủ năng lực tu hành đến thành tựu pháp môn niệm Phật, xác tín pháp môn niệm Phật có hiệu quả là thật hiện Cực-lạc, xác tín Đức Phật Di-Đà là đạo sư tiếp dẫn mình và là đấng mà mình cố tu cho được (và sẽ được) như Ngài. Hạnh là chấp trì danh hiệu của Đức Phật Di-Đà bằng cách tâm trí thì nhớ kỹ lấy danh hiệu ấy, miệng tiếng thì đọc luôn danh hiệu ấy và hành động thì động tác y theo đức tánh đại giải thoát và đại giác ngộ mà danh hiệu ấy bi