Hỏi - Đáp

Nguồn gốc tụng kinh và chuông mõ, nghi thức thỉnh chuông mõ khi trì tụng

Chủ nhật, 24/06/2019 08:32

Xin Thầy cho con biết chuông mõ bắt nguồn từ đâu? Mỗi khi tụng niệm dùng chuông mõ, con nên làm như thế nào để hòa âm cho đúng. Xin Thầy cho con biết nghi lễ đơn giản nhất khi thỉnh chuông mõ là như thế nào để khi tụng kinh con dùng cho đúng.

Con rất thích nghe tụng kinh và cũng thích tụng kinh. Tuy nhiên tại sao có thầy tụng kinh con lại thích, nhập tâm và có thầy tụng thì con lại không giữ được tâm mà hay nghĩ lung tung, thậm chí là nhiều thứ sân si trỗi dậy.

Thưa quý thầy, con rất muốn tự tập tụng ở nhà một mình ở nhà để rèn luyện nhưng lại không biết dùng như thế nào, thỉnh bao nhiêu tiếng chuông tiếng mõ, lúc nào nên thỉnh và không.

Xin Thầy cho con biết chuông mõ bắt nguồn từ đâu? Mỗi khi tụng niệm dùng chuông mõ, con nên làm như thế nào để hòa âm cho đúng.

Xin Thầy cho con biết nghi lễ đơn giản nhất khi thỉnh chuông mõ là như thế nào để khi tụng kinh con dùng cho đúng. Con xin cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xin Sư cho con biết nghi lễ đơn giản nhất khi thỉnh chuông mõ là như thế nào để khi tụng kinh con dùng cho đúng

Xin Sư cho con biết nghi lễ đơn giản nhất khi thỉnh chuông mõ là như thế nào để khi tụng kinh con dùng cho đúng

ĐÁP:

Xuất xứ Kinh Phật

Kinh, cũng gọi Kinh tạng, tiếng Sancrit là Sa Sutra Pitaka, còn gọi là Khế kinh, dịch âm là Tu đa la, là những lời dạy của Phật kể từ sau khi thành đạo hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật.

Những bài giảng của Ngài được chư tôn giả Ca Diếp, A Nan trùng tuyên lại gọi là Kinh tạng. Tất cả những bài giáo lý của Phật đóng thành sách hợp chung lại một bộ loại gọi là Kinh tạng, cũng có nghĩa kho chứa kinh nhà Phật (từ điển Phật học - Đoàn Trung Còn).

Nguồn gốc tụng kinh

Theo sách Tịnh Độ Hoặc Vấn của Thiên Như Duy Tắc thiền sư thì thời Đức Phật sanh tiền các bậc tôn giả sau khi nghe Phật giảng, những lúc rỗi rảnh, các vị thường luận đạo với nhau nói lên những sở kiến của mình hiểu lời Phật như thế nào. Đó cũng là để nhớ lời Phật dạy trùng tuyên, luận đạo cho nhau nghe tu tập chứng quả, chứ không tụng kinh.

Việc tụng kinh cho lễ tang có từ năm 755 đời vua Đường Minh Hoàng. Nguyên nhân An Lộc Sơn là tướng tài đem quân từ quận Ngư Dương đánh vào kinh đô nhà Đường, chủ yếu là trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung. Hai bên đánh nhau quan quân, thần dân chết nằm la liệt. Vua Đường Minh Hoàng ra sắc chỉ thỉnh chư Sơn Thiền Đức sọan nghi thức tụng kinh lập đàn siêu độ. Việc làm của nhà vua đơợc trong dân gian hưởng ứng và làm theo, đây là xuất xứ việc tụng kinh đám tang.

Năm 618-907 cũng triều đại nhà Đường, Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) biên soạn hai thời công phu sáng và tối để cho chư Tăng Ni, Phật tử đời sau tụng niệm.

Đến năm 1802 vua Gia Long thống nhất sơn hà đặt tên nước là Việt Nam, sắc chỉ các chùa Việt Nam chư Tăng Ni tu hành nương theo thời khóa công phu của Ngọc Lâm quốc sư triều đại nhà Thanh, cũng tụng niệm hai thời công phu. (Ảnh minh họa)

Đến năm 1802 vua Gia Long thống nhất sơn hà đặt tên nước là Việt Nam, sắc chỉ các chùa Việt Nam chư Tăng Ni tu hành nương theo thời khóa công phu của Ngọc Lâm quốc sư triều đại nhà Thanh, cũng tụng niệm hai thời công phu. (Ảnh minh họa)

Vào thời nhà Thanh vua Khang Hy (1661-1722) sắc chỉ Thiền Sư Ngọc Lâm kết hợp các pháp tu thiền, tịnh, luật, mật biên sọan thành hai thời công phu dành cho chư Tăng Ni ở chùa tụng niệm.

Truyền thống tu hành ở các chùa Việt Nam là tu thiền tịnh song tu cho đến thời Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) chư Tăng Ni vẫn tu thiền định niệm Phật. Đến năm 1802 vua Gia Long thống nhất sơn hà đặt tên nước là Việt Nam, sắc chỉ các chùa Việt Nam chư Tăng Ni tu hành nương theo thời khóa công phu của Ngọc Lâm quốc sư triều đại nhà Thanh, cũng tụng niệm hai thời công phu. Việc tụng kinh niệm Phật thịnh hành trong chốn thiền lâm lan dần đến tại gia Phật tử. (Thiền Tịnh song tu, trang 69-70, HT Thích Giác Quang biên soạn phát hành năm 2012).

Hành trình lợi ích của kinh

Trong đời thuyết giáo có khi Phật thuyết pháp cho chư Thiên, thuyết cho đoàn người đi trên đường, thuyết cho nhà vua và hoàng triều, thuyết cho một người ở thành thị nghe, cho nhiều người nghe... Tất cả những bài giảng phù hợp với người nghe, hợp phương hướng xứ sở và có thể thông suốt khắp mười phương, mọi người nghe, hiểu, thực hành, chứng đạo quả.

Ngày nay kinh Phật được phiên dịch thành nhiều ngôn ngữ của các quốc gia Phật giáo trên thế giới. Chư thôn thiền đức, các bậc tôn túc đại sư đã làm nên một kỳ công là truyền bá giáo pháp Phật đi trong nhân gian.

Điều đặc biệt là Kinh Phật truyền bá đến đâu cũng phù hợp với căn cơ trình độ của chúng sanh, như Kinh thuyết cho Bồ Tát, Thinh Văn, chư tôn giả, chư Tỳ kheo, Cư Sĩ, Kinh thuyết cho người xuất gia, Kinh thuyết cho các bậc nghiệp dứt tình không, thuyết cho những chúng sanh đám chìm trong địa ngục... Mỗi nơi kinh đều có thể phổ cập một cách thuận lợi nên gọi là Khế cơ, tầng lớp nào nghe kinh Phật tu hành cũng đắc đạo. Ngoài ra lời Đức Phật dạy là chơn lý, như đạo lý tứ đế, nhơn quả, duyên sanh quan trải suốt mấy nghìn năm vẫn phù hợp với từng thời điểm, từng xứ sở nên gọi Khế lý.

Thích hay không thích?

Thích, là do duyên, Bạn có duyên với Thầy Cô nầy, Cư sĩ kia khi nghe các vị tụng kinh thì thích tụng theo, hoặc say sưa ngồi nghe các vị tụng kinh cho đến hồi hướng kinh nhập tâm, thông suốt. Có khi bạn còn muốn nghe Ban Hộ niệm tiếp tục tụng kinh hay chờ thời gian khác thỉnh mời Ban Hộ niệm về tại nhà tụng kinh để được nghe.

Không thích, do Bạn chưa đủ nhơn duyên với Thầy Cô đó, với người bạn lành, với Ban Hộ niệm đó phải không? Chắc chắn không bao giờ Bạn dám nói không thích Kinh, nhưng không thích người tụng Kinh; nghe người tụng Kinh mà Bạn nổi sân thì cũng mất duyên lành đó Bạn ạ! Người tụng kinh, thuyết kinh là người đem giáo pháp Phật đến với Bạn đó, giúp cho người chưa đủ phương tiện tụng kinh an lạc. Bạn ơi không nên chê khen “thích hay không thích” vì chê sẽ có quả báo đó Bạn!

Trong luật Phật, Sa Di Luật Giải, chương kính Bậc Đại Sa Môn, phần chú thích nói: “có vị Sa di trẻ tuổi chê Thầy Tỳ kheo già tụng kinh như tiếng chó sủa. Vị Sa di nói xong, hối hận có đến sám hối với Thầy và Thầy Tỳ kheo hỷ xả. Vậy mà vị Sa di đó phải bị đọa làm 500 kiếp chó đó Bạn ơi!”. Chê mà có sám hối vẫn bị sa đọa đó!

Nghe tụng kinh thì mát mẻ, nghe tụng kinh thì siêu thoát tức là siêu việt, nghe tụng kinh là hoan hỷ vui tươi phấn khởi, tâm nhẹ nhàng thân thanh thản.

Nghe tụng kinh mà nỗi sân si tức là sa đọa rồi, sa đọa vào địa ngục sân (hỏa thiêu) si (bóng tối) đó!

II .Phật tử phát tâm tụng kinh là Phật tử ngoan đạo.

Phật tử thâm niên, rảnh rang phát tâm thì thanh tịnh, thanh tịnh thì an lạc. Tụng kinh cốt yếu là nghe lại lời Phật dạy, truyền bá những lời giáo hóa của Phật, đem lời dạy của Phật vào lòng người, nhắc nhở cho tự thân và tha nhân sau khi được nghe kinh Phật thì cố gắng tu hành làm lành lánh dữ, giảm bớt những chuyện lằng nhằng thế gian, giúp cho tâm thanh tịnh.

Tụng kinh trong chùa giúp nhẹ nghiệp và hiểu giáo lý nhà Phật

Tụng kinh trong chùa giúp nhẹ nghiệp và hiểu giáo lý nhà Phật

Bài liên quan

Tam nghiệp nghe theo tiếng kinh không còn lẫy lừng, vội vàng trong cuộc sống hằng ngày. Tâm thanh tịnh thì làm lành, các pháp bất thiện không sanh khởi, không hành động ác không gặp các pháp ác đến quấy rầy, giảm bớt các việc ác của thế gian đó là đạo lý giải thoát của Nhà Phật.

Hằng ngày, ngoài giờ làm việc, những người con Phật chúng ta nên trích quỹ thời gian tĩnh tâm vào lúc 19 giờ hay 5 giờ sáng hằng ngày, tụng kinh hay niệm Phật chừng 30 phút. Khi tụng phải thứ lớp theo nghi thức đã dẫn, chứ không phải muốn tụng kinh nào thì tụng!

Theo Sư thì chừng đó thời gian, các Bạn có thể chấp nhận và tụng niệm ít thối chuyển hay không thối chuyển , đó là tiêu chuẩn thực tập tu hành của Cư sĩ.

Đối với các Bạn Phật tử phát tâm tự tụng kinh tại gia, nghiên cứu quyển Kinh nhựt tụng trước, để biết nghi thức. Nhất là hiện nay Kinh Tam Bảo là Kinh phổ thông hướng dẫn đơn giản và dễ đọc, đọc cũng được, tụng cũng được; đọc thì chỉ có điểm chuông không mõ, tụng thì sắm đủ mõ chuông cho dễ tụng. Bạn phải thực hiện một một số việc trước khi tụng kinh:

Việc thứ nhất: Nam hay nữ cũng phải chuẩn bị chú đáo việc nhà, việc gia đình cho ổn định.

Việc thứ hai: tắm rửa sạch sẽ, mặc áo tràng, nam mặc áo nâu, nữ mặc áo lam

Việc thứ ba: dâng hương cúng nước, nước mát, nước nấu chín, hay nước trà thật tinh sạch để cúng Phật.

tụng kinh 3

Vào trước bàn Phật:

- Đốt nhiều nén (cây) hương, dâng khắp các bàn thờ trong nhà, chừa lại 3 nén (cây), đến trước bàn Phật chính, điểm 3 tiếng chuông, niệm các câu chú:

(Câu đầu 2 tiếng kinh, 1 tiếng kiểng...tiếp tục trường canh 1 tiếng kiểng, 1 tiếng kinh)

Tịnh pháp giới chơn ngôn: Án Lam (niệm 7 lần xong, điểm 1 tiếng chuông)

Tịnh khẩu nghiệp chơn ngôn: Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha (niệm 3 lần điểm 1 tiếng chuông)

Tịnh thân nghiệp chơn ngôn: Tu đa ri, tu đa rị, tu ma rị, ta bà ha (niệm 3 lần điểm 1 tiếng chuông)

Tịnh tam nghiệp chơn ngôn: Án, ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ, thuật độ hám (niệm 3 lần điểm 1 tiếng chuông).

NGUYỆN HƯƠNG:

Nguyện đem lòng thành kính

Gởi theo Pháp mây hương

Phưởng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tánh làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ đề kiên cố

Xa bể khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ Giác.

KỲ NGUYỆN:

(tự nguyện thầm, sau khi xong, 1 tiếng chuông, cắm hương lên bàn Phật)

XƯNG TÁN PHẬT:

(câu đầu 2 tiếng kinh, 1 tiếng kiểng...tiếp tục trường canh 1 tiếng kiểng, 1 tiếng kinh)

Đấng Pháp Vương vô thượng

Ba cõi chẳng ai bằng

Thầy dạy khắp trời người

Cha lành chung bốn loài

Quy y tròn một niệm

Dứt sạch nghiệp ba kỳ

Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận (1 tiếng chuông)

QUÁN TƯỞNG

(câu đầu 2 tiếng kinh, 1 tiếng kiểng...tiếp tục trường canh 1 tiếng kiểng, 1 tiếng kinh)

Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn

Lưới đế châu ví Đạo tràng

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện

Cúi đầu xin đảnh lễ quy y (1 tiếng chuông)

dâng hương đỉnh lễ

ĐẢNH LỄ

(câu đầu 2 tiếng kinh, 1 tiếng kiểng...tiếp tục trường canh 1 tiếng kiểng, 1 tiếng kinh)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 tiếng chuông,1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 tiếng chuông,1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 tiếng chuông,1 lạy)

Bắt đầu vào chuông mõ: 3 tiếng chuông - 3 tiếng mõ - 1 tiếng chuông - 1 tiếng mõ - 1 tiếng chuông - 1 tiếng mõ - 1 tiếng chuông - 3 tiếng mõ - vào tụng kinh, câu đầu 2 tiếng kinh 1 tiếng mõ, qua cầu thứ hai bắt đầu nhịp 1 tiếng kinh, 1 tiếng mõ, mõ lúc nào cũng nhịp trường canh, nhẹ nhàng, điều hòa không gấp không huởn, lần lần sẽ quen, tụng rất tốt

Ví dụ:

Lư hương...(mõ) vừa nhóm...(mõ) Chiên đàn... (mõ tiếp tục 1 tiếng mõ, 1 tiếng kinh...Các bài kinh khác cũng nhịp mõ nhịp kinh y như vậy)

1/. TÁN LƯ HƯƠNG

(mõ...)

Lư hương vừa nhóm Chiên đàn

Khắp xông pháp giới muôn ngàn cõi xa

Lòng con kính ngưỡng thiết tha

Ngưỡng mong Chư Phật thương mà chứng minh.

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần, 1 tiếng chuông)

2/. TỤNG CHÚ ĐẠI BI (theo bản Kinh Tam Bảo của Cụ Đoàn Trung Còn 1960)

(mõ...)

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma ha tát (3 lần, 1 tiếng chuông)

Thiên thủ, thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra, đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông, a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đá sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, đồ lô đồ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô rô hô rô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta bà ha, Ta bà ma ha, a tất đà dạ, Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ gia. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế thước bàn ra da dạ ta bà ha. Án tất điện đô mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần, 1 tiếng chuông)

TỤNG:

(mõ...)

Cúi đầu đảnh lễ Phật phương Tây

Đạo sư tiếp dẫn chúng sanh nầy

Con nay phát nguyện về lạc quốc

Xin Phật thương con độ vãng sanh

Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật (1 tiếng chuông)

Nam mô A Di Đà Phật (108 lần, 1 tiếng chuông)

Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần, 1 tiếng chuông)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần, 1 tiếng chuông)

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần, 1 tiếng chuông)

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ tát (3 lần, 1 tiếng chuông)

3/. TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ

(mõ...)

Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẵng nẫm, đát điệt tha, án khê khê, khê hế khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị, sắt trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca, thất dị duệ, ta phạ ha. (3 lần 1 tiếng chuông)

(mõ...)

Nguyện ngày an lành đêm an lành Đêm ngày sáu thời đều an lành Tất cả các thời đều an lành Xin nguyện Từ Bi thường gia hộ (1 tiếng chuông)Nguyện ngày an lành đêm an lành Đêm ngày sáu thời đều an lành Tất cả các thời đều an lành

Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ (1 tiếng chuông)Nguyện ngày an lành đêm an lành Đêm ngày sáu thời đều an lành Tất cả các thời đều an lành Xin nguyện Hộ Pháp thường ủng hộ. (1 tiếng chuông)

Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát. (3 lần, 1 tiếng chuông)

4/. HỒI HƯỚNG

(mõ...)

Tụng kinh công đức thù thắng hạnh

Vô biên thắng phước giai hồi hướng

Phổ nguyện Pháp giới chư chúng sinh

Tốc vãng vô lượng quang Phật sát (1 tiếng chuông)

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ

Thế thế thường hành Bồ Tát đạo (1 tiếng chuông)

Nguyện sinh Tây phương Tịnh Độ trung

Cửu phẩm Liên hoa vi Phụ Mẫu

Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sinh

Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ (1 tiếng chuông)

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhứt thiết

Ngã đẳng dữ chúng sinh

Giai cộng thành Phật Đạo (1 tiếng chuông)

5/. PHỤC NGUYỆN

Pháp âm phổ chiếu, Phật pháp thân truyền.Sóng từ quang chiếu khắp tam thiên,Trí Bát-nhã soi cùng cửu giới.Chúng sanh thuận lợi tu tiến Bồ-đề.Đặng xa lìa biển khổ sông mê,Đồng chứng đắc liên-hoa Phật quả (1 tiếng chuông)

Ngưỡng nguyện:Tam Bảo gia hộ chúng đẳng: Đoạn dứt nghiệp trần, xa lìa nạn chướng,Phước duyên tăng trưởng, hạnh nguyện phát sanh.Khắp chúng viên thành, Bồ-đề vô thượng. (1 tiếng chuông)

Phổ nguyện:Nhân dân cọng lạc, cõi cõi quang huy. Tăng già truyền bá, cư sĩ hộ trì,Trăm họ quy y, đồng thành Phật đạo. (1 tiếng chuông)

Nam mô A Di Đà Phật (1 tiếng chuông)

 6/. TAM QUY Y

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo Đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 tiếng chuông, 1 lạy)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 tiếng chuông, 1 lạy)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 tiếng chuông, 1 lạy)

(lạy 3 lạy, xá 3 xá, đứng lên đọc...)

Nguyện người cùng niệm Phật,

Cùng sanh về Cực Lạc,

Gặp Phật hết sanh tử

Như Phật độ tất cả

(6 tiếng chuông, xá 3 xá, rồi lui ra giải áo tràng, nghỉ ngơi)

ban ho niem

Ngoài ra nếu Phật tử phát tâm tham gia vào các Ban Hộ niệm, hộ trì cho các lễ tang, khóa lễ cầu an, cầu siêu, các khóa lễ tung kinh Bộ tại chùa hay tại Đạo tràng Phật tử thân tín có phương tiện lập đàn tụng kinh cầu phước huệ, cầu quốc thới dân an. Trong quá trình sinh hoạt Ban Hộ niệm, các Bạn phải thỉnh một Thầy hay Cô vừa là Thầy dạy đạo vừa hướng dẫn Ban Hộ niệm hành trì cho đúng pháp.

III.Nguồn gốc chuông mõ

Chuông gia trì: Ngày xưa, Ðức Phật Câu Lưu Tôn, ở tại viện Tu-da-la xứ Càn trúc, đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh thường đánh vào những lúc mặt trời vừa mọc. Khi tiếng chuông ấy ngân lên thì trong ánh sáng mặt trời có các vị hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe chứng được thánh quả kông kể xiết.

Bộ Kim-cang-chí cũng có chép: Vua Hiếu Cao Hoàng Ðế đời nhà Ðường, nhơn vì nghe lời xàm tấu của Tống Tề Khư giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có người bị bạo tử, hồn thần đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm kìm kẹp đánh đập rất khổ sở, hỏi ra mới biết là vua Hiếu Cao đời nhà Ðường. Vua gọi người bạo tử ấy bảo rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giùm với Hậu chúa ta rằng hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm việc phước thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử ấy liền bái yết với Hậu chúa và chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, Hậu chúa liền đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng Đế (trích trong bộ "Bách Trượng Thanh Quy" quyển thứ 87 trang 68).

Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng bảo Ngài La Hầu La đánh chuông để giảng giáo lý viên thường cho Ngài A-Nan nghe. Vì thế ta thử hiểu rằng, chuông đã có từ thuở đức Thế Tôn còn tại thế rồi vậy.

Chuông cổ tìm thấy hơn 1000 năm, xung quanh quả chuông có khắc chữ nho, hình Phật. Đế chuông có khắc 53 cánh sen. Đặc biệt, quai của chuông là hình hai con rồng, bốn chân chụm vào nhau giống hình búp sen”. Hiện đặt ở chùa Liên Hoa.

Chuông cổ tìm thấy hơn 1000 năm, xung quanh quả chuông có khắc chữ nho, hình Phật. Đế chuông có khắc 53 cánh sen. Đặc biệt, quai của chuông là hình hai con rồng, bốn chân chụm vào nhau giống hình búp sen”. Hiện đặt ở chùa Liên Hoa.

Chuông có nhiều lọai, thứ nhất chuông lớn thì gọi là Đại hồng chung. Thứ hai Bảo chúng chung dùng để thức chúng ngủ trong chùa tỉnh dậy tu hành, cũng gọi là “khánh”. Thứ ba là Gia trì chuông là lọai chuông dùng để đánh vào trường hợp trong những câu kinh câu sám, đầu bài và cuối câu hay ra hiệu cho khi bắt đầu, chấm dứt buổi lễ. Đồng thời, Gia trì chuông cũng dùng để đều hòa cho người tụng kinh, lễ Phật cho được nhịp nhàng, đều đặn, hướng người tụng vào một con đường duy nhất là chí tâm.

Khai chuông gia trì (nơi bàn tụng kinh)

Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới

Thiết vi u ám tất giai văn

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông

Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.

Văn chung thinh, phiền não khinh

Trí tuệ trưởng, Bồ đề sanh

Ly địa ngục xuất hỏa khanh

Nguyện thành Phật, độ chúng sanh

Án Dà Ra Đế Dạ Ta Bà Ha

Mõ gia trì: có 2 loại: 1/.Loại hình con cá thẳng dài treo ở nhà kho, nhà ăn đến lúc dùng cơm cháo gõ nó để báo hiệu. 2/. Loại hình con cá có vảy cuộn tròn, khi tụng kinh thì đại chúng Tăng Ni gõ lên mình nó.

Theo sách Tham Thiên đài Ngũ Đài Sơn ký (quyển 3, Tống Thần Tông, năm thứ 5 ngày 8/8 âl) ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng Ngài Phó Đại sĩ, vị Trưởng lão viện chủ đánh mõ chiêu tập các vị tu hành, vị ấy chính là Ngài Phó Đại sĩ... Thời đó, Ngài muốn gặp các vị tu đầu đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị nghe xong tiếng mõ ấy liền đến.

Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập hợp đại chúng. Lại có người cho rằng mõ là do Sa môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng do sự hạn chế của sử liệu chứng minh, điều này khó thuyết phục mọi người.

Mõ kình ngư Hàn Quốc

Mõ kình ngư Hàn Quốc

Bài liên quan

Ngoài ra, sách Tăng tu giáo uyển thanh quy (quyển hạ, phần Pháp khí) ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy, hủy pháp mà bị đọa làm thân con cá, trên lưng nó lại mọc một cái cây. Mỗi khi sóng gió thổi đến, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng. Một lần nọ, thầy bổn sư qua biển, nhân đó nó muốn gây nợ liền nói rằng thầy không dạy để nó phải mang chịu làm thân cá thế này, do đó nên nay nó muốn báo oán. Thầy hỏi nó tên gì, liền được trả lời tên là Mỗ Giáp… Thế rồi, thầy bảo sám hối cùng vì nó bạt độ. Ngay đêm ấy nó thoát thân cá, đồng thời đem cây ấy bỏ trong chùa, thầy lấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh thức đại chúng.

Loại mõ tròn mà ngày nay dùng có thể là sản vật có từ đời Minh (Trung Quốc). Theo sách Tam tài đồ hội của tác giả Vương Tích đời Minh có đoạn: "Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó". Theo sách Thích thị yếu lãm, chuông, khánh, bản đá, bản gỗ, mõ, cái thớt đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ đó mà đại chúng được tập hợp, nên các loại đó đều gọi là kiền chùy.

Sách Sắc tu Bách Trượng Thanh Quy chương Pháp Khí nói khi dùng cơm, khi phổ thỉnh Tăng chúng... đều gõ nó. Từ đây có thể hiểu lúc đầu mõ dài được dùng để tập hợp Tăng chúng. Nhưng vì sao cả hai loại mõ đều lấy hình dáng con cá?

Loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ vào nó nhắc nhở mình tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi. Lại nữa, tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng lúc tụng kinh được nhịp nhàng.

Loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ vào nó nhắc nhở mình tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi. Lại nữa, tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng lúc tụng kinh được nhịp nhàng.

Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy nói rằng tương truyền loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ vào nó nhắc nhở mình tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi. Lại nữa, tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng lúc tụng kinh được nhịp nhàng.

HT Thích Giác Quang

loading...