Kiến thức

Nhẫn ba la mật

Thứ năm, 05/06/2022 01:14

Nếu lòng ta tràn ngập chất liệu hiểu biết và thương yêu, thì ta có thể ôm lấy tất cả mà không bị đau khổ. Cho dù có người nói hoặc làm điều gì xấu ác với ta, ta cũng không đau khổ, than trách, thù hận họ bởi vì ta có khả năng thương yêu, tha thứ và bao dung lớn trong lòng.

Nhẫn nhục Ba la mật nghĩa là không ghét bỏ một ai, không loại trừ một ai, là khả năng ôm lấy tất cả.

Chữ Nhẫn nên dịch theo nghĩa bao dung, độ lượng thì hay hơn, vì chữ Nhẫn nhục có thể làm người ta hiểu lầm là sự cắn răng chịu đựng, chịu đựng như thế không phải là tinh thần của đạo Bụt, là không có trí tuệ và tình thương. Sức người có hạn, khi chịu đựng không nổi nữa, thì sẽ đưa tới hận thù, ghét bỏ…

Nếu tự luyện tập cho mình khả năng ôm lấy, bao dung, thì mỗi ngày trái tim của ta sẽ lớn rộng, bao la hơn và ta có thể ôm hết được tất cả mọi người vào lòng, chấp nhận được tất cả những khó khăn của họ mà không một lời than vãn, oán trách.

Quý vị có nhớ hai ví dụ về tính chất của đất và nước không? Tính chất của đất rất sâu, dày và rộng, nhờ vậy mà đất có khả năng tiếp nhận, ôm lấy và chuyển hóa tất cả mọi thứ trong đó có các chất nhơ bẩn, hôi hám … mà con người trút xuống. Đất không bao giờ tẩy chay, xua đuổi, ghét bỏ, kêu van hay oán trách một lời. Nước cũng vậy. Dung lượng của nước rất mênh mông, sâu rộng và uyển chuyển, vì thế nước có khả năng tiếp nhận, ôm lấy, dung chứa và thanh lọc tất cả.

Đức Phật có thể nhẫn nhục đến mức nào?

Nhẫn nhục Ba la mật nghĩa là không ghét bỏ một ai, không loại trừ một ai, là khả năng ôm lấy tất cả.

Nhẫn nhục Ba la mật nghĩa là không ghét bỏ một ai, không loại trừ một ai, là khả năng ôm lấy tất cả.

Đức Thế Tôn đưa ra ví dụ về một nắm muối được bỏ vào tô nước. Vì lượng nước trong tô quá ít nên khi bỏ nắm muối vào, thì nước trong tô trở nên quá mặn, không thể uống được. Nhưng cũng nắm muối đó mà nếu ta đem bỏ vào dòng sông, dòng sông sẽ hòa tan chúng, chuyển hóa chúng mà nước sông vẫn không biến đổi, ta vẫn dùng được.

Nếu lòng ta tràn ngập chất liệu hiểu biết và thương yêu, thì ta có thể ôm lấy tất cả mà không bị đau khổ. Cho dù nếu có người nói hoặc làm điều gì xấu ác với ta, ta cũng không đau khổ, than trách, thù hận họ bởi vì ta có khả năng thương yêu, tha thứ và bao dung lớn trong lòng. Ta không loại trừ một ai; ta bước được những bước rất xa trên quá trình thương yêu.

Lòng bao dung của ta được xuất phát từ sự hiểu biết và thương yêu lớn, chứ không phải do sự chịu đựng. Có rất nhiều cách để dịch chữ Nhẫn như nghĩa chịu đựng hoặc nhẫn nhục, nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất cao thâm của giáo lý, ta thấy rằng dịch chữ Nhẫn theo nghĩa bao dung, ôm lấy tất cả thì hay hơn, chính xác hơn.

                                                                                         Trích "Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu"

loading...