Đức Phật

Nhân quả của hai anh em không tu phước huệ song hành

Thứ sáu, 08/01/2022 08:26

Làm thiện đạt đến mức cao nhất thì có thể giúp cho tổ tiên bảy đời đều được siêu thăng, thần thánh đều ủng hộ; tích phước đến mức cao nhất thì có thể khiến cho các nạn lũ lụt, lửa cháy đều không thể làm hại đến.

 >>Những câu chuyện Phật giáo thời đức Phật còn tại thế

Xưa vào thời đức Phật Ca-diếp tại thế, có hai anh em nhà kia đều xuất gia làm sa môn. Người anh trì giới tham thiền, hết lòng cầu đạo, nhưng không tu hạnh bố thí. Người em lại siêng tu phước nhưng thường phạm vào giới luật.

Nếu chỉ tu phước mà không tu trí huệ, mỗi khi hưởng phước lại nhân đó mà tạo thêm nghiệp xấu. Nếu chỉ tu trí tuệ mà không tu phước, e rằng đời sau phước mỏng, cuộc sống phải chịu nhiều khó khăn thiếu thốn.

Nếu chỉ tu phước mà không tu trí huệ, mỗi khi hưởng phước lại nhân đó mà tạo thêm nghiệp xấu. Nếu chỉ tu trí tuệ mà không tu phước, e rằng đời sau phước mỏng, cuộc sống phải chịu nhiều khó khăn thiếu thốn.

Về sau, khi đức Thích-ca Mâu-ni thành Phật, người anh chứng đắc quả vị A-la-hán, nhưng vì chưa từng tu phước nên thường đói thiếu, ăn chẳng được no. Người em do thường phạm giới nên phải sinh làm con voi. Tuy nhiên, do đời trước thường tu phước nên tuy sinh vào loài súc sinh lại được đức vua yêu thích, thường cho mang trên thân đầy những thứ vòng ngọc châu báu, lại ban cho thực ấp đến trăm hộ, thức ăn thường dư dật. Cho nên nói rằng: “Tu phước không tu huệ, thân voi mang chuỗi ngọc. Tu huệ không tu phước, La-hán thường đói thiếu.”

Chỉ duy nhất đức Phật được tôn xưng là bậc Lưỡng túc tôn, vì cả hai mặt phước, huệ của ngài đều đầy đủ.

Làm việc thiện chính là nền tảng của sự tu phước, mà phước đức có được lại chính là sự cảm ứng từ việc làm thiện.

Làm việc thiện chính là nền tảng của sự tu phước, mà phước đức có được lại chính là sự cảm ứng từ việc làm thiện.

Này người tham lam ích kỷ, vàng bạc châu báu, nhà cửa ruộng vườn… đó là những thứ người khác có thể cướp đoạt, mà ta không thể mang theo khi chết. Học thức uyên bác, tài năng xuất chúng, nhân đức phải trải trước sau, đó là những thứ người khác không thể cướp đoạt, nhưng ta cũng không thể mang theo khi chết.

Còn nói về những thứ mà ta có thể mang theo khi chết nhưng người khác không thể cướp đoạt, thì không gì khác hơn chính là những việc thiện đã làm, phước đức đã tạo.

Làm thiện đạt đến mức cao nhất thì có thể giúp cho tổ tiên bảy đời đều được siêu thăng, thần thánh đều ủng hộ; tích phước đến mức cao nhất thì có thể khiến cho các nạn lũ lụt, lửa cháy đều không thể làm hại đến.

“Tu phước không tu huệ, thân voi mang chuỗi ngọc. Tu huệ không tu phước, La-hán thường đói thiếu.”

“Tu phước không tu huệ, thân voi mang chuỗi ngọc. Tu huệ không tu phước, La-hán thường đói thiếu.”

Làm việc thiện chính là nền tảng của sự tu phước, mà phước đức có được lại chính là sự cảm ứng từ việc làm thiện. Nếu chỉ tu phước mà không tu trí huệ, mỗi khi hưởng phước lại nhân đó mà tạo thêm nghiệp xấu. Nếu chỉ tu trí tuệ mà không tu phước, e rằng đời sau phước mỏng, cuộc sống phải chịu nhiều khó khăn thiếu thốn.

Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả

Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa

Tác Giả: Chu An Sĩ

 Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến

loading...