Kiến thức

Nhân quả của sự giết hại (I)

Thứ năm, 22/07/2022 03:00

Đa số con người đều cho rằng giết người là tội lớn nhất trong các tội, thế nên tử hình là hình phạt cao nhất trong các hình phạt. Điều này khá đúng. Để được gọi là một sinh vật đúng nghĩa, loài đó phải có bản năng sinh tồn.

Bản năng sinh tồn là sự thôi thúc bí mật khiến cho sinh vật đó luôn luôn muốn duy trì sự sống của mình. Nhìn sự lam lũ vất vả của đàn kiến tìm mồi, của con giun trườn trong lòng đất, chúng ta mới thấy loài vật đều thiết tha muốn sống. Nhìn những người nghèo khổ không mái nhà để ở, sống vất vưởng ở hè phố, chúng ta càng thấm thía ai cũng yêu cuộc sống. Sự sống là một cái gì quý giá vô cùng. Thế nên hành vi tước đoạt mạng sống của con người được xem là một tội ác nghiêm trọng.

Theo ý nghĩa công bình, nếu một kẻ giết người, chắc chắn quả báo chờ đợi cho hắn là bị giết hại trở lại. Đôi khi luật pháp xã hội chỉ phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, nhưng luật Nghiệp Báo vẫn không dễ dàng tha thứ.

Luật Nghiệp Báo sẽ sắp xếp để kẻ phạm tội phải trả sòng phẳng mọi tội lỗi của hắn. Dĩ nhiên, việc đền trả tội lỗi này không dễ chịu chút nào.

Luật Nghiệp Báo sẽ sắp xếp để kẻ phạm tội phải trả sòng phẳng mọi tội lỗi của hắn. Dĩ nhiên, việc đền trả tội lỗi này không dễ chịu chút nào.

Tuy nhiên, không phải luôn luôn nạn nhân ở đời này sẽ đích thân trả thù ở đời sau. Nếu trong khi bị giết, nạn nhân khởi niệm căm thù và muốn trả oán. Tư tưởng đó sẽ biến thành hành động, chắc chắn nạn nhân đời này sẽ trở thành thủ phạm ở đời sau.

Trước kia ở Mỹ có một câu chuyện khó hiểu. Hai người bạn da đen và da trắng ở chung với nhau và rất thân tình. Một lần người bạn da đen cầm dao giết bạn mình rồi đến cảnh sát tự thú. Khi được hỏi động cơ giết bạn, anh đau khổ trả lời là không biết tại sao vì anh không có động cơ nào cả.

Thật ra họ đã có mối thù sâu kín từ kiếp trước. Người bạn da đen đã khởi tư tưởng trả thù, rồi lại bỏ qua. Anh cứ ngỡ rằng nếu đã khởi ý mà không làm thì chẳng có ảnh hưởng gì. Nhưng ý tưởng đó đã biến thành hành động ở kiếp sau trong lúc không ai ngờ được.

Chúng ta hãy cẩn thận với tư tưởng của mình, đừng cho rằng những ý tưởng, những tham muốn sẽ trôi qua mất. Không! Nó sẽ biến thành hành động ở đời sau khi nhân duyên đã đầy đủ.

Còn trường hợp khi bị giết mà nạn nhân không có ý niệm trả thù bởi vì họ mải lo nghĩ đến người thân, của cải… hoặc do họ đạt được hạnh nhẫn nhục cao độ, thì đời sau thủ phạm sẽ bị giết bởi một người khác, hoặc bị một tai nạn rủi ro như lật xe, rơi máy bay, sét đánh, cành cây khô rơi phải…

Nếu kẻ đã giết người khá nhiều, quả báo dành cho hắn là thường xuyên bị giết hại ở nhiều kiếp về sau. Thậm chí chưa ra khỏi thai mẹ đã bị trục bị nạo bỏ rất nhiều lần.

Chưa hết, khi giết một người chồng, tức là người vợ và người con sẽ bơ vơ, côi cút, nghèo khổ. Quả báo còn để dành cho tên sát nhân là đời đời sinh ra bị bỏ rơi, nghèo khổ, lang thang ít học.

Chưa hết, khi giết một người tức là làm đổ vỡ những sự nghiệp của người đó đang ôm ấp xây dựng. Quả báo dành cho tên sát nhân là thường xuyên gặp thất bại ở đời sau.

Chưa hết, một người bị giết tức là rất nhiều người thân đau khổ. Quả báo dành cho tên sát nhân là thường xuyên rơi vào tâm trạng tuyệt vọng đau khổ giống như bị bệnh hoang tưởng tâm thần.

Chúng ta thấy, một nghiệp nhân chính luôn luôn tạo ra chung quanh nhiều nghiệp nhân phụ. Luật Nghiệp Báo sẽ sắp xếp để kẻ phạm tội phải trả sòng phẳng mọi tội lỗi của hắn. Dĩ nhiên, việc đền trả tội lỗi này không dễ chịu chút nào.

Luật nhân quả không chừa một ai, đã gieo nhân ắt sẽ có quả...

Luật nhân quả không chừa một ai, đã gieo nhân ắt sẽ có quả...

Tuy nhiên, không phải hễ giết người là tội bằng nhau. Tùy theo giá trị của người bị giết mà tội của kẻ sát nhân nhiều hay ít. Nếu người bị giết là một công dân lương thiện làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời, thì sự giết hại một người như vậy tội rất nặng. Nếu sự có mặt của anh là niềm vui cho nhiều người thì sự vắng mặt của anh là nỗi khổ lớn lao. Giết người này tên sát nhân khó lường hết hậu quả phải gánh chịu ở đời sau.

Nếu người bị giết là một vĩ nhân thánh thiện đã từng đem lợi ích lớn lao cho nhân loại. Sự ra đi của vị này là sự mất mát to lớn của thế giới. Quả báo mà thủ phạm phải đền trả là cực kỳ đau khổ. Hắn sẽ bị đày đọa hành hạ ở vô số kiếp, khi làm thú bị đánh đập giết hại, khi làm người bần tiện khốn cùng bị giết chết. Phải cộng nỗi đau khổ của mọi người lại để tính ra con số đau khổ mà hắn phải đền trả ở nhiều kiếp. Đó là sự công bình không thể thay thế.

Ngược lại, một nhân viên trong đội săn bắt cướp đã bắn chết một tên cướp nguy hiểm đang gây án. Tên cướp đã từng giết người cướp của gây kinh hoàng cho mọi người. Cái chết của hắn làm cho mọi người thở phào nhẹ nhõm vui mừng. Giết tên cướp này, tội của người nhân viên không đáng kể, trái lại, khi cộng tất cả niềm vui của mọi người, anh được một số phước kha khá. Đây là sự công bình không thể nói khác đi được.

Rồi trường hợp người chiến sĩ chiến đấu ở tuyến đầu để bảo vệ sự bình yên cho người dân ở hậu phương được sống yên lành. Trong quá trình chiến đấu ngăn chặn quân địch, sự bắn giết là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cái tội đó có thể bù đắp bởi công lao đã giữ gìn cho rất nhiều người dân được yên ổn phía sau. Chỉ khi nào người chiến sĩ nằm trong một quân đội đi xâm lăng rõ rệt, tội của anh ta mới lớn.

Như vậy tùy theo giá trị của người bị giết mà luận thành phước hay tội cho kẻ giết chứ không cố định một chiều.

(Còn tiếp)

Trích sách “Nghiệp và kết quả” – TT. Thích Chân Quang

loading...