Chùa Việt
Nhớ chùa Thiện Phước ở Tắc Vân
Chủ nhật, 13/12/2020 04:25
Đi Đông đi Tây mải miết ghi hình chép tay, suy từ tìm đề tài cho cái nghiệp truyền thông Phật giáo, có khi quên đi một ngôi chùa gần gũi thuở nào ở xứ Tắc Vân – ngoại ô thành phố Cà Mau.
Cảnh sắc chùa Tam Chúc - Vịnh Hạ Long trên cạn
Hôm nay, tìm trong sưu tập ảnh cá nhân, ngắm khuôn hình chụp vội ghi khoảng năm 2008, nữ sinh trung học đến trường ngang qua chùa Thiện Phước. Một phần chính điện trên cao cao, tượng Phật Quan Âm ở trước nhìn ra đồng nước, cô thiếu nữ khoác áo đỏ ngoài trang phục áo dài. Hình ghi từ ngôi miếu gần đấy. Thế là nhớ…
Tắc Vân về hành chính chỉ là xã ngoại vi thành phố tỉnh lỵ, có phố chợ, vùng nông thôn xung quanh. Nhưng ở đấy có hầu như đủ các tôn giáo căn bản ở Việt Nam mình: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Tịnh độ cư sĩ…Cao Đài lại có cơ sở các phái khác nhau. Nơi thờ tự tín ngưỡng dân gian có nhiều, bao gồm một đền thờ tướng Nguyễn Tri Phương.
Viếng chùa Khánh Sơn ở Sóc Trăng
Trước 1975, nơi đây từng có vai trò quận lỵ của một đơn vị hành chính của chính quyền Sài Gòn, quận Quản Long. Do vậy, nói về xã, đấy là “xã lớn” về thương mại, dịch vụ, văn hóa xã hội và tôn giáo tín ngưỡng. Xã Tắc Vân có đủ trường cho mọi cấp học phổ thông, từ mẫu giáo đến THPT.
Ở ấp 3, có cơ sở của Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam từ lâu, ngày ngày quý cư sĩ cần cù chế biến thuốc đông y rồi sưu tầm tìm nguồn dược liệu phục vụ đồng bào gần xa. Bác Đinh Minh Lý, một lão niên nay đã mất, nhân sự lãnh đạo của cơ sở từng có vai trò ủy viên TW của tôn giáo Tịnh Độ cư sĩ Việt Nam có văn phòng làm việc tại TP HCM.
Thầy Trang Sa Bo, Đại đức Thích Thiện Phước ngày nay, từ bé đã bén duyên cùng ngôi chùa Tịnh độ cư sĩ ấy vì duyên bệnh, được chữa hết gắn bó luôn, nhãn nại lao tác học thuốc học Phật thành một đệ tử chí thành của Đức Tôn Sư Minh Trí, vị sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của Tịnh độ cư sĩ Việt Nam. Theo lệ ở Nam Bộ, gọi theo thứ, thầy Thiện Phước thường được gọi “cậu Bảy”.
Cậu Bảy tu học khá lâu ở Tịnh độ cư sĩ, thành tài trong lĩnh vực đông y sở trường của tôn giáo ấy. Không phải bất kỳ ai nhiệt thành lao tác tu học cũng đạt trình độ chẩn mạch tốt, một kỹ năng khó trong nghề thuốc đông y. Cậu chản mạch, châm cứu, bốc thuốc, chẩn bệnh mạch lạc, nhuần nhuyễn, có tiếng.
Chùa Liên Phái – đóa sen tuyệt đẹp giữa lòng Thủ đô
Cũng do duyên, đến kỳ, cậu về nhà cũ, chăm óc mãu thân và sống cùng gia đình ở không xa ngôi chùa tịnh độ, lập am, rồi niệm phật đường, tu thiền. Cậu quy y, thọ giới tỳ kheo và tu học sinh hoạt Phật giáo thuộc thành hội Phật giáo Cà Mau, lập chùa mang tên “Chùa Thiện Phước” – pháp danh của cậu.
Chùa Thiện Phước có một phòng thuốc nam nhộn nhịp suốt ngày do lượng khách đến bốc thuốc, Phật tử công quả, các thời khóa tu học…Chùa nhiệt thành tham gia các hoạt động của Phật giáo địa phương, hăng hái làm từ thiện nhân đạo, được nhiều khen ngợi.
Hữu duyên thọ chay ở chùa, nghe cậu Bảy - Đại đức Thiện Phước luận về đạo về nghề y, ngoài tình thầy trò có tình thân, có kỷ niệm.
Xa Cà Mau, rất lâu mới gặp cậu ở chùa Liên Hoa – An Trạch, Đông Hải, Bạc Liêu, thầy trò mừng mừng…
Không đến chùa hành hương, ít được gặp thầy, nhưng vẫn dõi theo Phật sự của chùa qua các bản tin truyền thông Phật giáo, chùa phát triển sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, duy trì phòng thuốc, tổ chức nhiều Phật sự…
Ngắm khuôn hình cũ, dù không úa màu thời gian, cũng gần 10 năm rồi, bao nhiều sát na đã qua…
Gửi về đấy thật nhiều tình thân kính, chia sẻ thành công của Thầy trú trên đường tu, từ phước hệu song tu của tịnh độ cư sĩ đến giác ngộ giải thoát của Phật giáo Việt Nam, dùng bàn tay phục dược phục vụ chúng sinh.