Lời Phật dạy
Như con gà là sao?
Thứ năm, 05/02/2017 02:17
Đúng như đức Phật đã dạy: “Này các thầy! Bất cứ cái gì là “lộ hành”, là chỗ ở, là cảnh giới của thầy Tỳ khưu; “lộ hành” ấy, chỗ ở ấy, cảnh giới ấy, tức tứ niệm xứ - dù ai đuổi, ai xua, ai quăng cục đất, cục đá; các thầy cũng cương quyết không bỏ đi, kiên định bám vào chỗ trú xứ của mình.”
- Thưa Đại đức! một vị Tỳ khưu muốn chứng đắc A La Hán, cần phải thành tựu mấy điều kiện?
- Nhiều lắm, tâu Đại vương. Muốn tỏ ngộ Niết bàn, vị Tỳ khưu ấy phải cần bắt chước:
Những tập tính của con lừa,
Những tập tính của con gà,
Những tập tính của con sóc,
Tập tính của cọp cái,
Những tập tính của con gà,
Những tập tính của con sóc,
Tập tính của cọp cái,
Tập tính của cọp đực,
Tập tính của con rùa,
Như cây kèn,
Tập tính của con rùa,
Như cây kèn,
Như cây súng,
Như con quạ,
Như con khỉ v.v...
Như con quạ,
Như con khỉ v.v...
Về con gà
- Thế như con gà là sao ạ?
- Con gà có những năm điểm, năm điều, năm chi đặc biệt, tâu Đại vương.
- Xin cho nghe
- Vâng, Đại vương hãy nghe đây:
Suốt đêm gà luôn luôn tỉnh thức, chỉ một tiếng động nhẹ là nó biết ngay. Trời còn mờ mờ sáng, gà không bước ra khỏi chuồng. Một vị Tỳ khưu cũng cần phải tỉnh thức như thế. Trời còn sớm không nên ôm bát khất thực ra khỏi chùa, phải lo các công việc quét liêu thất, vườn, chùa, bảo tháp v.v... Rồi còn làm vệ sinh, múc nước đầy chỗ này chỗ kia, tìm đảnh lễ thầy tổ hoặc các vị Tỳ khưu cao hạ...
Điểm thứ hai của gà là trời sáng rõ đường mới xuống chuồng đi kiếm ăn, nó lang thang từ chỗ này sang chỗ khác. Một vị Tỳ khưu cũng nên như thế, sau công việc ở chùa xong mới đi trì bình khất thực; cũng lang thang từ nhà này sang nhà nọ, từ con đường này sang con đường khác. Gà tuy kiếm miếng ăn nhưng luôn luôn đề phòng kẻ thù tấn công như chồn, cáo, diều hâu v.v.. Vị Tỳ khưu cũng y như vậy, dầu khất thực xin ăn nhưng cũng phải cảnh giác đề phòng tâm hươu ý vượn, phải thu thúc thân khẩu ý v.v...
Điểm thứ ba, khi ăn vật thực, gà rất chăm chú, rất cảnh giác. Nó lấy chân khều vật thực, bươi vật thực ra rồi mới ăn; ngon cũng ăn, dở cũng ăn, nhưng chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Vị Tỳ khưu cũng như thế nào có khác gì? Khi ăn cũng phải chánh niệm, tỉnh giác. Ngon cũng ăn mà dở cũng ăn. Vật thực kiếm được chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Khi ăn cũng phải “khều” phải “bươi” vật thực ra mà quán tưởng: “vật thực này có gì đâu, nó là đất, nước, lửa, gió đấy thôi; thích thú mà làm gì, thỏa mãn mà làm gì! Ta ăn là để duy trì sức khỏe và sự sống mà tu hành; chẳng nên ăn để trang điểm cái thân, dưỡng cái thân cho mập mạp; chẳng nên ăn để mà chơi, để nô đùa, lêu lổng... Ăn để giảm trừ thọ khổ do đói gây nên, để khỏi ảnh hưởng đến việc tu tập..."
Đức Phật còn dạy các vị Tỳ khưu, ăn chỉ là chuyện bất đắc dĩ: “Này các thầy! Các thầy còn phải quán tưởng sự ăn, như là ăn thịt con mình trên lộ trình qua sa mạc, chẳng sung sướng, khoái khẩu gì đâu. Rơi nước mắt xót thương cho chúng sinh là khác. Miếng ăn cũng tương tự như tra dầu và mỡ vào trục xe, giúp cho chiếc xe có trớn mà lên đường. Cũng vậy, các thầy chỉ nên coi sự ăn là tra dầu và mỡ cho chiếc xe trên lộ trình vượt qua sinh tử mà thôi!”
Điểm thứ tư, ban đêm gà mắt mờ nhưng ban ngày mắt gà rất sáng, rất tỏ tường cả cây kim, sợi chỉ. Chạng vạng tối, khi gà lên chuồng là mắt mờ hẳn, dường như đui hẳn. Các vị Tỳ khưu cũng nên mượn con mắt sáng của gà trong ban ngày, mượn con mắt đui của gà ban đêm. Khi trì bình khất thực trong xóm làng, vào thành phố... tâm các thầy rất tỉnh thức, mắt các thầy rất sáng nhưng cũng phải làm như đui, không thấy, không biết gì hết. Khi giao tiếp với ngũ trần: sắc tướng, âm thanh, khí, vị v.v... các vị Tỳ khưu giả đui, giả điếc, giả câm v.v...
Thật đúng như đức Đại Ca Chiên Diên (Màhà Kaccàyana) đã dạy: “Hành giả tu tập, có con mắt sáng cũng làm như mờ, có lỗ tai tốt cũng làm như điếc, có miệng lưỡi thiện thuyết cũng làm như câm; có sức mạnh, dũng cảm cũng nên làm như kẻ yếu đuối; có sự việc gì xảy ra thì thân tâm đều nằm ngủ yên lặng, như mẹ ru con ngủ vậy.”
Điểm cuối cùng. Dù ai lấy cây, lấy gậy xua đuổi gà đừng cho ngủ trong cái chuồng của nó, nó vẫn không đi, không bao giờ muốn bỏ cái chuồng cũ. Bám chặt, dính chặt vào chuồng cũ là một tập quán tính khác của gà. Một vị Tỳ khưu khi làm bất cứ một công việc gì cũng phải bám chặt, kết dính, chú tâm vào công việc ấy. Khi đang mang y, bát hoặc sửa sang tu viện, tự viện, học Pàli, học chú giải... cũng phải nhất tâm bám chặt vào đấy, dù cho các ý niệm nổi trôi, dù cho những sự quyến rũ bên ngoài muốn xua đuổi rời khỏi công việc, cũng không đi!
Đúng như đức Phật đã dạy: “Này các thầy! Bất cứ cái gì là “lộ hành”, là chỗ ở, là cảnh giới của thầy Tỳ khưu; “lộ hành” ấy, chỗ ở ấy, cảnh giới ấy, tức tứ niệm xứ - dù ai đuổi, ai xua, ai quăng cục đất, cục đá; các thầy cũng cương quyết không bỏ đi, kiên định bám vào chỗ trú xứ của mình.”
Đức pháp chủ thượng thủ cũng có dạy: “Con gà hằng biết rõ vật đáng ăn và vật không đáng ăn; dù hoàn cảnh nào cũng không bỏ cái chuồng cũ của mình. Phàm những người con của đức Xuất thế sư cũng phải làm được như thế. Phải tuân thủ theo lời giáo huấn của đức Thế Tôn để biết việc này đáng làm, việc kia không đáng làm. Phải khởi tâm, phải chú ý, phải bám chặt chỗ trú xứ cũ của mình, ấy là Tứ niệm xứ vậy.”
Đức vua Mi Lan Đà tán thán:
- Thật tuyệt vời thay là con gà này cùng với năm đức tính của nó. Tập tính mà biến thành phẩm chất cao quý thì chỉ có ở nơi những bậc thầy thông tuệ mà thôi!
Trích trong Mi Tiên Vấn Ðáp (Milinda Panha) Dịch giả Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo)
Tỳ kheo Giới Ðức hiệu đính, ấn bản 2003.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1/2017
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1/2017