Đức Phật

Như Lai - Bậc ngôn hành hợp nhất

Thứ bảy, 01/04/2021 10:24

Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen và nghe ra âm ba quen thuộc “Ta là bậc tối thượng, tôn quý ở đời” (Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn).

Nói đến Như Lai, người đệ tử Phật thường khắc niệm mười ân Đức Phật bảo cao thượng vô song (Nam-mô Như Lai: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn).

Giữa hội chúng trời người, Như Lai là bậc Tối thượng không có người ngang hàng. “Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Một người này, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân” (Kinh Tăng chi bộ, phẩm Một người, phần Như Lai).

Như Lai đã tu hành, giác ngộ giải thoát và nói ra kinh nghiệm quý báu về con đường diệt khổ của chính mình.

Như Lai đã tu hành, giác ngộ giải thoát và nói ra kinh nghiệm quý báu về con đường diệt khổ của chính mình.

Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng

Như Lai là bậc Tối thượng vì Ngài đã thành tựu tám đức mà trong các hội chúng trời người không ai có thể thành tựu tám đức này. “Tỳ-kheo nên biết! Từ trước đến nay Ta đi vào trong chúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng trời Ba mươi ba, chúng Ma vương, chúng Phạm thiên vương, cùng họ chào hỏi nói năng đàm luận, Ta đi một mình không bạn bè, cũng không ai ngang hàng, ở trong ấy tối tôn, cũng không người sánh bằng. Ta ít muốn biết đủ, ý không lầm loạn, thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn. Bấy giờ, trong tám bộ chúng, Ta đi riêng một mình không bạn bè, vì bao chúng sanh làm tàng che lớn. Khi ấy tám bộ chúng không thể thấy đảnh, cũng không dám nhìn mặt, huống gì cùng luận nghị. Vì sao? Vì Ta cũng không thấy trong cõi Trời, cõi Người, trong chúng Ma hoặc Thiên ma, chúng Sa-môn, Bà-la-môn có ai có thể thành tựu tám pháp này, trừ Như Lai không kể” (Kinh Tăng nhất A-hàm, phẩm 42.Bát nạn).

Như Lai, bậc Thế Tôn, được tôn quý ở đời không chỉ vì Ngài xuất hiện là “sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất lai, là sự chứng ngộ quả Bất lai, là chứng ngộ quả A-la-hán (Kinh Tăng chi bộ), mà Ngài còn là bậc ngôn hành hợp nhất, nói sao thì làm vậy, làm sao thì nói vậy.

Từ đời sống tu hành cho đến hoằng dương giáo hóa, phụng sự tha nhân, hàng đệ tử chúng ta chỉ cần có được một phần hay nhiều phần của “ngôn hành hợp nhất” như Đức Phật thôi cũng đã quý hóa lắm rồi.

Từ đời sống tu hành cho đến hoằng dương giáo hóa, phụng sự tha nhân, hàng đệ tử chúng ta chỉ cần có được một phần hay nhiều phần của “ngôn hành hợp nhất” như Đức Phật thôi cũng đã quý hóa lắm rồi.

Vì sao Như Lai thương xót chúng sinh mê lầm?

Kinh Trường bộ (số 19, kinh Đại điển tôn) ghi: “Thế Tôn nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy. Một vị nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy, thành tựu các pháp và tùy pháp như vậy, một vị đầy đủ đức tánh như vậy, chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn”. Kinh Trường bộ (số 29, kinh Thanh tịnh) ghi: “Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Đẳng Giác và đêm Như Lai nhập Vô dư y Niết-bàn giới, trong thời gian ấy, những gì Như Lai nói trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy chớ không gì khác. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, Như Lai nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy; nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy nên được gọi là Như Lai”. Kinh Tăng chi bộ (chương IV Pháp, phẩm Uruvela, phần Thế giới) cũng ghi nhận tương tự: “Này các Tỳ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai”.

Như Lai được trời người tôn kính bằng công hạnh hết sức giản dị và chân thật, đó là “nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy”. Như Lai đã tu hành, giác ngộ giải thoát và nói ra kinh nghiệm quý báu về con đường diệt khổ của chính mình. Thật lạ lùng là điều tưởng chừng như đơn giản “nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy” mà “chúng ta thật khó tìm thấy trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn”.

Vậy nên chăng, hàng hậu thế học theo Đức Phật chúng ta khoan nói về Tam minh, Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập vô ngại giải, … mà ta chỉ cần nhớ ghi và thực hành hạnh đức “nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy”. Từ đời sống tu hành cho đến hoằng dương giáo hóa, phụng sự tha nhân, hàng đệ tử chúng ta chỉ cần có được một phần hay nhiều phần của “ngôn hành hợp nhất” như Đức Phật thôi cũng đã quý hóa lắm rồi.

loading...