Kiến thức
Những ác nghiệp cần trì chú Lăng Nghiêm, Đại Bi gấp trong đời hiện tại
Chủ nhật, 02/02/2023 05:00
Một Phật tử chân chánh thì không bao giờ phạm phải cực trọng tội cả, nhưng nếu lỡ phạm thì hãy tận dụng quãng đời ngắn ngủi còn lại mà chí thành tha thiết trì tụng sám hối, để có hạt giống thiện lành cho vị lai.
1.Cố tình đập bể tượng Phật.
Vào những dịp cận Tết, do tượng Phật quá cũ kĩ, hoặc bị bể 1 phần, Phật tử muốn thay tượng mới để trang nghiêm không gian tâm linh, tu tập của mình thì không sao. Có thể đem lên chùa nhờ quý Thầy thanh lý tượng cũ dùm cũng được. Nhưng…trường hợp mà dụng tâm mạo phạm Đức Phật, coi việc đập tượng như đánh Phật thì tội này chắc chắn bị đọa trong địa ngục Vô Gián là chắc chắn cầm vé trong tay rồi.
Đề Bà Đạt Đa hại 1 thái tử Tất Đạt Đa thọ nghiệp sẽ nhẹ hơn là 1 vị đã thành Phật, sau khi ác giả này tìm cách lăn đá xuống hại Phật, mặc dù Kim Cang Hộ Pháp đã dùng tay che chở rồi nhưng vẫn còn sót 1 viên đá nhỏ làm Phật chảy máu. Sau đó ông ta còn sân si với Phật, dẫn đến phước báo bị tiêu giảm, mất hết thần thông và chân vừa chạm đất thì mặt đất nứt ra, rơi thẳng xuống trong địa ngục Vô Gián, chịu vô lượng thống khổ. Phật nói nghiệp lực của ông ta còn nặng hơn cả quả địa cầu này mà.
Người có căn lành từ vô lượng kiếp mới có thể đọc thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm
2. Gây mất đoàn kết tăng đoàn.
Tăng đoàn là đại diện cho Chánh Pháp trụ lại thế gian, mặc dù đời mạt pháp, căn cơ tu tập thấp rất nhiều. Nhưng 1 khi mà có người cố tình chia rẽ tăng đoàn, đoạn diệt Chánh Pháp, Pháp Luân Tăng bị vỡ khiến cho thiên tai, dị tượng xuất hiện triền miên, chúng sanh rơi vào khốn đốn, lầm than. Thường thì chỉ có người xuất gia mới đủ khả năng tạo nghiệp này thôi chứ Phật tử tại gia không tạo nghiệp này nổi.
3. Tổn hại nhân mạng của Cha Mẹ
Nghiệp này thì đều phải chịu tội Vô Gián địa ngục cả, nhưng về tính chất thì nếu tổn hại nhân mạng của người Mẹ sẽ chịu tội năng hơn người Cha, vì người Mẹ còn cái ơn mang nặng đẻ đau, điều mà người Cha không có làm.
Vua A Xà Thế sau khi nhốt giam cha mình đến chết, sau đó cũng ăn năn hối hận mà tu tập, và cũng rất tinh tấn quảng đời còn lại. Tuy nhiên, sau khi qua đời, ông ta vẫn còn phải thọ nghiệp dưới địa ngục 1 thời gian nữa. Ông ta là trường hợp gọi là đoạn căn tu tập. Nhưng Phật cũng khen ông ta, nếu không mắc phải cái nghiệp này thì ông ta cũng chứng A La Hán, dù là tu tập tại gia.
Khi tạo ra cực trọng tội, chắc chắn phải đọa vào địa ngục Vô Gián. Nay trước khi nghiệp lực trổ quả, biết đọc tụng, biên chép, giữ bên mình chú Lăng Nghiêm, hoặc nương nhờ máy niệm chú Lăng Nghiêm ở tại gia thì những ác nghiệp tích trữ, khổ nạn đều tiêu tan nhanh chóng ,biến cái nhân chịu khổ địa ngục thành quốc độ an vui.
Và khi mắc phải cực trọng tội này, khi tụng thần chú Đại Bi thì 10 phương đạo sư đều đến chứng minh, tất cả tội chướng đều bị tiêu diệt, nếu nhất tâm chí thành sám hối.
Đây là đặc điểm siêu việt của 2 pháp môn này.
Một Phật tử chân chánh thì không bao giờ phạm phải cực trọng tội cả, nhưng nếu lỡ phạm thì hãy tận dụng quãng đời ngắn ngủi còn lại mà chí thành tha thiết trì tụng sám hối, để có hạt giống thiện lành cho vị lai. Thường thì phạm cực trọng tội rồi, là khí số người đó cũng dễ tận theo luôn,cửa địa ngục đã mở sẳn chào đón. Còn người vô phước phần thì đọa lạc trầm luân.