Lời Phật dạy

Những hành động Thiện gây ra sự sinh ở trạng thái Hạnh phúc

Thứ bảy, 10/04/2023 10:44

Người trưởng làng nói với Đức Phật rằng con người để sinh ra ở trạng thái hạnh phúc cần thực hành nhiều nghi lễ và nghi thức, mặc nhiều loại áo và trang sức, vòng hoa, thờ phụng thần lửa theo nhiều cách, thực hành các nghi thức khác và nghĩ rằng họ phải hoàn thành tất cả những thứ cho là phải hoàn thành.

Audio
EFE2079D-8211-42E3-A113-EC40CCBB40C4
Có vài người, sau khi thực hành một dạng thực hành huyền bí cấp thấp, tương tác với các tinh thần và tuyên bố mang người ta lên thiên đường với sự giúp đỡ của họ. Thưa Đức Phật! Ngài là đức toàn trí. Xin vui lòng làm gì đó để tất cả chúng sinh trên thế gian sau khi chết được sinh ra trong trạng thái hạnh phúc.

Đức Phật hỏi ông ta một câu hỏi ngược lại. “Nếu ai đó giết hại, trộm cắp, làm các hành vi gian dâm, nói dối, nói năng sau lưng, nói lời lỗ mãng, hay nói nhiều, tham lam, là một người có phẩm chất tinh thần thấp kém và có nhiều cái nhìn sai lầm, ông có nghĩ anh ta xứng đáng được tới thiên đàng? Hay, sau khi anh ta chết, nhiều người sẽ xếp hàng ở đây và chắp tay cầu nguyện anh ta để đạt tới định mệnh tốt, chuyển sinh trong thiên đàng sau khi đã hành động như vậy, anh có thể thực sự sinh ra trong thiên đàng không? Không, không hành động nào thực hiện sau chết, có thể mang anh ta đến đó. Điều này là không thể.”

Hãy hiểu điều này qua một ví dụ. Ai đó làm rơi một hòn đá lớn vào một cái hồ lớn nó chìm nghỉm vì sức nặng. Hòn đá đó có thể nổi trên nước không thậm chí có một đoàn người cao quý đứng xếp hàng cầu khấn, lập một lời nguyện để làm khuyên giải nó, hoặc thờ cúng nó hoặc thực hành bất kỳ các nghi thức khác không?

Chúng ta hãy lấy một ví dụ khác. Nếu một người đập vỡ một cái bình chứa bơ và dầu trong nước, bơ và dầu chứa trong bình bắt đầu nổi lên mặt nước. Nếu anh ta đập một cái bình khác đầy đá và sỏi trong nước, đá và sỏi bắt đầu chìm xuống do sức nặng của nó. Khi đó, nếu anh ta cầu nguyện, thực hành nghi lễ hay nghi thức, và xin một yêu cầu, “Ôi bơ ơi! Hãy chìm xuống đi, hãy chìm xuống đi mà. Ôi sỏi đá ơi! Xin hay nổi lên đi, xin hãy nổi lên đi.” Liệu điều này có thể xảy ra không? Hãy làm nó và tự mình quan sát.'Này, ông già làng! Cùng một cách, khi một người tránh việc giết hại chúng sinh, tránh trộm cắp, tránh các hành vi tà hạnh, tránh nói dối và tránh việc gây ra các hành vi tội ác khác, và sống một cuộc đời Dhamma chân thực, thì sau khi chết, anh ta chắc chắn chỉ đi lên cảnh giới cao hơn. Anh ta sẽ đạt cảnh giới cao hơn. Không lời nguyền của ai làm anh ta chìm uống cảnh giới tồi tệ của địa ngục. Hành động thiện sẽ chỉ dẫn anh ta đến dòng cao hơn. Không ai có thể ngăn anh ta tiến đến cảnh giới cao hơn. Đây là luật tự nhiên không thể phá vỡ.

Tương tự, vào một dịp khác, Đức Phật được hỏi nếu ngài có cảm giác từ bi với mọi người. Nếu thế, tại sao vài người đạt được lợi lạc to lớn, số khác đạt được lợi lạc ít hơn, và số khác lại không có lợi lạc từ Dhamma? Tại sao như vậy? Tại sao lòng từ ái của ngài không ban cho mọi người như nhau?

Đức Phật giải thích bằng việc cho ví dụ về một bác nông dân có ba loại đất -(1) Rất màu mỡ, (2) không màu mỡ lắm và (3) đất hoang hoàn toàn bạc màu. Trong tình huống này, đầu tiên bác ta gieo hạt giống trên mảnh đất màu mỡ, sau đó là mảnh ít màu mỡ, và cuối cùng là mảnh đất bạc màu. Hạt giống thì giống nhau và được trồng với cùng nỗ lực và chăm sóc. Nhưng thu hoạch thì không giống nhau. Theo cùng một cách, có ba loại người đến với ta để học Dhamma. Loại đầu tiên là thiền sinh nghiêm túc, họ giống mảnh đất màu mỡ. Hạt giống gieo xuống sẽ sớm trở quả, vì họ bắt đầu thực hành Dhamma với lòng tận tâm và kiên định.

Các cư sĩ bình thường, cả nam và nữ, là loại thứ hai. Họ cũng học Dhamma trong khi hằng ngày làm các hoạt động thế giới bên ngoài. Họ cũng có lòng tận tụy và kiên định, nhưng cùng lúc họ cũng đối mặt với thế giới đầy chướng ngại. Họ vẫn làm việc vì lợi lạc của mình bằng việc bước trên con đường Dhamma. Loại thứ ba, là loại người giống như mảnh đất cằn cỗi. Dù ta có hướng dẫn họ theo cùng một phương cách như những người khác, họ không thể thực hành Dhamma đúng cách vì họ vẫn vướng vào nghi lễ và nghi thức và tin vào nhiều triết thuyết khác nhau. Họ được lợi lạc trong cái họ học, hiểu và thực hành Dhamma. Vài người đi khỏi sau khi nghe Dhamma. Họ không thực hành Dhamma là gì cả. Kết quả, họ vẫn mãi không được lợi lạc của Dhamma. Nhưng lòng từ ái của ta vẫn giống nhau cho tất cả.

Đức Phật giải thích bằng việc cho một ví dụ khác. Giả sử ai đó có ba cái bình, một cái không có lỗ, cái thứ hai có một cái lỗ nhỏ, và cái thứ ba có một cái lỗ lớn. Anh ta đổ nước vào cái bình không có lỗ đầu tiên, anh ta dùng nó cả ngày. Sau đó anh ta đổ đầy cái bình thứ hai biết rằng nó sẽ không chứa nước được cả ngày, nhưng vẫn có nước được ít lâu. Anh ta đổ nước vào cái bình thứ ba với ý định nước được đổ vào cần phải dùng ngay để tắm hoặc giặt quần áo và đồ dùng.

Các thiền giả rất nghiêm túc giống như cái bình thứ nhất. Các cư sĩ tại gia bình thường, cả nam và nữ, người thực hành Dhamma gặp nhiều khó khăn giống cái bình thứ hai. Người vướng vào nhiều nghi lễ và nghi thức giống như nước được chứa trong cái bình thứ ba. Bất kể Dhamma nào họ học và thực hành, họ đạt được lợi lạc theo phạm vi họ học dù ta tưới tẩm lòng từ bi bằng nhau cho tất cả.

Hỡi các hành giả! Hãy đến đây! Chúng ta hãy học tập các ví dụ được Đức Phật đưa ra và trở thành mảnh đất màu mỡ của Dhamma, quan sát năm giới đạo đức chu đáo với niềm tin và lòng tận tụy. Với đạo đức mạnh mẽ chúng ta hãy vững mạnh trong chánh định và với sự giúp đỡ của chánh định chúng ta hãy phát triển trí tuệ kinh nghiệm về vô thường sâu từ bên trong, và đảm bảo tiến bộ trong định hướng đúng bằng việc hành thiện. Điều này làm chúng ta trở thành người tốt đẹp.

(Trích: Bản tin Vipassana Quốc tế, Mùa hè, 1980)

 
loading...