Sách Phật giáo
Những lời Phật dạy - trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.11)
Thứ hai, 15/06/2016 02:40
Có bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Ðầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.
TRÍCH LỤC
IV. HẠNH PHÚC THẤY ĐƯỢC TRONG KIẾP SỐNG NÀY
1. GÌN GIỮ PHÁP TRONG XÃ HỘI
(1) Pháp Vương
Thế Tôn nói:
– Này các Tỳ kheo, ngay cả một vị Chuyển Luân Vương, vị vua ngay thẳng và công bằng, cũng cần một vị cùng nhiếp chính để cai trị xứ sở.
Ðược nghe nói vậy, một Tỳ kheo bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, ai là vị cùng nhiếp chính cho Chuyển Luân Vương, vị vua ngay thẳng và công bằng?
– Ðó là Pháp, luật của sự công bằng, này Tỳ kheo. Thế Tôn trả lời.
Ở đây, này Tỳ kheo, vị Chuyển Luân Vương, vị vua ngay thẳng và công bằng, y cứ Pháp, cung kính Pháp, kính trọng Pháp, tôn kính Pháp, lấy Pháp làm tràng phan, lấy Pháp làm cờ xí, lấy Pháp làm tối thắng, ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với quần chúng. Lại nữa, Vị Chuyển Luân Vương ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với các sát-đế-lỵ, đối với các tùy tùng, đối với quân đội, đối với các bà-la-môn và gia chủ, đối với cư dân các thị trấn và quốc độ, đối với các sa-môn, bà-la-môn, đối với các loài thú và các loài chim.
Vị Chuyển Luân Vương ấy ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với tất cả, là vị chuyển bánh xe đúng Pháp. Bánh xe ấy không bị ngăn cản sự chuyển vận bởi bất cứ người nào, hay bởi bất cứ loài hữu tình thù nghịch nào.
Cũng vậy, này Tỳ kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vị Pháp Vương ngay thẳng và công bằng, y cứ Pháp, cung kính Pháp, kính trọng Pháp, tôn kính Pháp, lấy Pháp làm tràng phan, lấy Pháp làm cờ xí, lấy Pháp làm tối thắng, ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với thân nghiệp, nghĩ rằng: “Thân nghiệp như vậy cần phải hành trì, thân nghiệp như vậy không được hành trì;” đúng pháp đối với khẩu nghiệp, nghĩ rằng: “Khẩu nghiệp như vậy cần phải hành trì, khẩu nghiệp như vậy không được hành trì;” đúng pháp đối với ý nghiệp, nghĩ rằng; “Ý nghiệp như vậy cần phải hành trì, ý nghiệp như vậy không được hành trì”.
Như Lai ấy, này Tỳ kheo, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, ra lệnh hộ trì, che chở, ủng hộ đúng pháp đối với thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, là vị chuyển bánh xe đúng Pháp. Bánh xe ấy không bị ngăn chặn sự chuyển vận bởi sa-môn, bà-la- môn, chư thiên, Ác ma, Phạm thiên, hay bất cứ một ai ở đời. (AN 3:14)
(2) Lễ bái sáu phương
1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn sống ở Rājagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivāpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Sigālaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng.
2. Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực. Thế Tôn thấy Sigālaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng khác nhau. Thấy vậy Ngài nói:
– Này gia chủ tử, vì sao ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt chấp tay đảnh lễ các phương hướng khác nhau?
– Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi sắp lâm chung có dặn con phải làm như thế này: “Này con thân yêu, hãy đảnh lễ các phương hướng”. Do đó, con kính tín, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ lời nói của thân phụ con, buổi sáng dậy sớm, lễ bái sáu phương hướng như vậy.
– Này gia chủ tử, trong luật pháp của bậc thánh, lễ bái sáu phương không phải như vậy.
– Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc thánh, thế nào là lễ bái sáu phương? Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc thánh, đảnh lễ sáu phương phải như thế nào? Lành thay! Thế Tôn hãy giảng pháp ấy cho con!
– Này gia chủ tử, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Sigālaka, gia chủ tử vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
(...)
27. Này gia chủ tử, vị thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau: phương Ðông cần được hiểu là cha mẹ, phương Nam cần được hiểu là sư trưởng, phương Tây cần được hiểu là vợ con, phương Bắc cần được hiểu là bạn bè, phương Hạ cần được hiểu là tôi tớ, lao công và phương Thượng cần được hiểu là sa- môn, bà-la-môn.
28. Này gia chủ tử, có năm trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông: Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ, tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ, tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống, tôi sẽ bảo vệ tài sản thừa tự, tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời. Này gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Ðông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn chận con làm điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của thừa tự cho con.
Này gia chủ tử, như vậy là cha mẹ được con phụng dưỡng như phương Ðông theo năm cách và cha mẹ có lòng thương tưởng con theo năm cách. Như vậy phương Ðông được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
29. Này gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam: Đứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến, dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì, dạy cho thuần thục các nghề nghiệp, khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc, bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.
Này gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
30. Này gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ, trung thành với vợ, giao quyền hành cho vợ, sắm đồ nữ trang với vợ, Này gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình, khéo tiếp đón bà con, trung thành với chồng, khéo gìn giữ tài sản của chồng, khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.
Này gia chủ tử, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
31. Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt. Này gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng, bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng, trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm, không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn, kính trọng gia đình của vị thiện nam tử.
Như vậy các bạn bè được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách và bạn bè có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Bắc được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
32. Này gia chủ tử, có năm cách một vị chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Hạ: giao việc đúng theo sức lực của họ, lo cho họ ăn uống và tiền lương, điều trị cho họ khi bệnh hoạn, chia sẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ, thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép. Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được vị chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách như kia, có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau: Thức dậy trước khi chủ dậy, đi ngủ sau chủ, chỉ nhận lãnh các vật đã cho, khéo làm các công việc, đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ.
Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được vị chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách, có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
33. Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị sa-môn, bà-la-môn như phương Thượng: Có lòng từ trong hành động về thân, có lòng từ trong hành động về khẩu, có lòng từ trong hành động về ý, mở rộng cửa để đón các vị ấy, cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết. Này gia chủ tử, các vị bà-la-môn, sa-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, có lòng thương tưởng vị thiện nam tử ấy theo năm cách sau đây: Ngăn họ không làm điều ác, khuyến khích họ làm điều thiện, thương xót họ với tâm từ bi, dạy họ những điều chưa nghe, chỉ bày con đường đưa đến cõi trời.
Này gia chủ tử, các vị sa-môn, bà-la-môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên với năm cách và các vị sa-môn, bà-la- môn có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.
(DN 31, Kinh Thiện Sinh)
(DN 31, Kinh Thiện Sinh)
2. GIA ĐÌNH
(1) Cha mẹ và con cái
(a) Tôn kính cha mẹ
Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là cộng trú với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là cộng trú với bậc đạo sư thời xưa.
Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là cộng trú với chư thiên thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy, này các Tỳ kheo, được xem là cộng trú với các bậc thánh.
Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là cộng trú với chư thiên thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy, này các Tỳ kheo, được xem là cộng trú với các bậc thánh.
Phạm thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các bậc đạo sư thời xưa là đồng nghĩa với cha mẹ. Chư thiên thời xưa là đồng nghĩa với cha mẹ. Các bậc thánh là đồng nghĩa với cha mẹ.
Vì cớ sao? Vì cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho các con, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này. (AN 4:63)
(b) Trả ơn cha mẹ
Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha.
Nếu một bên vai cõng mẹ, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho các con, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này.
Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, người ấy khuyến khích, hướng dẫn an trú cha mẹ vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào thiện giới; đối với cha mẹ có lòng xan tham, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cha và mẹ. (AN 2:iv.2)
(2) Vợ chồng
(a) Các loại hôn nhân khác nhau
Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Madhurā và Verañjā. Có nhiều nam gia chủ và nữ gia chủ cũng đang đi trên con đường đó. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước vào lề, đến ngồi dưới một gốc cây, trên chỗ đã được sửa soạn. Các nam gia chủ và nữ gia chủ thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ:
– Này các gia chủ, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn? Ðê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Ðê tiện nam sống chung với thiên nữ. Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với thiên nữ.
Và thế nào là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng sát sinh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sinh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối. Như vậy là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ.
Và này các gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với thiên nữ? Ở đây, này gia chủ, người chồng sát sinh... nhiếc mắng chưởi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Còn người vợ từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Như vậy là đê tiện nam sống chung với thiên nữ.
Và này các gia chủ, thế nào là thiên nam sống chung với một đê tiện nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sinh... không có nhiếc mắng chưởi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Nhưng người vợ sát sinh, lấy của không cho... nhiếc mắng chưởi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Như vậy là thiên nam sống chung với đê tiện nữ.
Và này các gia chủ, thế nào là thiên nam sống chung với thiên nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sinh... không nhiếc mắng chưởi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Người vợ cũng là người từ bỏ sát sinh... không nhiếc mắng chưởi rủa các sa-môn, bà-la-môn. Như vậy, là thiên nam sống chung với thiên nữ.
Này các gia chủ, có bốn loại chung sống này. (AN 4:53)
(b) Làm sao có thể sống chung trong các kiếp sau
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga tại núi Suṃsumāra, rừng Bhesakalā, ở Vườn Nai. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ gia chủ cha Nakulā (Nakulapitā). Sau khi đến, Ngài ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ cha Nakulā và nữ gia chủ mẹ Nakulā (Nakulamātā) đi đến Thế Tôn và sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ cha Nakulā bạch Thế Tôn:
– Từ khi nữ gia chủ mẹ Nakulā được đem về đây cho con khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến vợ của con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
Nữ gia chủ mẹ Nakulā bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, từ khi con được đem về đây cho gia chủ cha Nakulā khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến chồng của con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau, trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
Thế Tôn nói như sau:
– Vậy này các gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí, đồng trí tuệ, thì trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Cả hai vợ chồng ấy,
Cùng thương yêu lẫn nhau.
Ðời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy.
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Khi cả hai giữ giới.
Khi cả hai giữ giới.
Ở đây sống theo Pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Sống hoan hỷ thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn.
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Sống hoan hỷ thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn.
(AN 4:55)
(c) Bảy hạng vợ
Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvavatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ- đà Lâm), khu vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Rồi Thế Tôn đắp y vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến trú xứ của Anāthapiṇḍika. Sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Lúc bấy giờ, trong trú xứ của gia chủ Anāthapiṇḍika có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng. Rồi Anāthapindika đi đến Thế Tôn và sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên. Thế Tôn nói với Anāthapindika:
– Này gia chủ, vì sao trong nhà của ông lại có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng như những người đánh cá đang giành giựt cá?
– Bạch Thế Tôn, có nàng dâu Sujātā giàu có đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng không vâng lời mẹ chồng, không vâng lời cha chồng, không vâng lời chồng, cũng không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn cho gọi nàng dâu Sujātā:
– Hãy đến đây Sujātā!
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Nàng dâu Sujātā vâng đáp Thế Tôn, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Sujātā:
– Này Sujātā có bảy hạng vợ này cho người đàn ông. Thế nào là bảy? Vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. Này Sujātā, có bảy hạng vợ cho người đàn ông. Và con thuộc hạng vợ nào?
– Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn, con không hiểu rõ ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn.
– Vậy này Sujātā, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, Sujātā vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
Ai tâm bị uế nhiễm,
Ai tâm bị uế nhiễm,
Không từ mẫn thương người,
Thích thú những người khác,
Khinh rẻ người chồng mình,
Bị mua chuộc bằng tiền,
Hăng say giết hại người,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ sát nhân.
Khinh rẻ người chồng mình,
Bị mua chuộc bằng tiền,
Hăng say giết hại người,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ sát nhân.
Còn hạng nữ nhân nào,
Tiêu xài tài sản chồng,
Do công nghiệp đem lại,
Tiêu xài tài sản chồng,
Do công nghiệp đem lại,
Hay thương nghiệp, nông nghiệp,
Do vậy, nếu muốn trộm,
Do vậy, nếu muốn trộm,
Dù có ít đi nữa,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ ăn trộm.
Không ưa thích làm việc,
Không ưa thích làm việc,
Biếng nhác, nhưng ăn nhiều,
Ác khẩu và bạo ác,
Phát ngôn lời khó chịu,
Mọi cố gắng của chồng,
Ðàn áp và chỉ huy,
Phát ngôn lời khó chịu,
Mọi cố gắng của chồng,
Ðàn áp và chỉ huy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi là vợ chủ nhân.
Ðược gọi là vợ chủ nhân.
Ai luôn luôn từ mẫn,
Có lòng thương xót người,
Săn sóc giúp đỡ chồng,
Như mẹ chăm sóc con,
Tài sản chồng cất chứa,
Biết hộ trì gìn giữ,
Săn sóc giúp đỡ chồng,
Như mẹ chăm sóc con,
Tài sản chồng cất chứa,
Biết hộ trì gìn giữ,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như mẹ.
Ðược gọi vợ như mẹ.
Ai như người em gái,
Ðối xử với chị lớn,
Ðối xử với chị lớn,
Biết cung kính tôn trọng,
Ðối với người chồng mình,
Với tâm biết tàm quí,
Ðối với người chồng mình,
Với tâm biết tàm quí,
Tùy thuận phục vụ chồng,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như chị.
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như chị.
Ai ở đời thấy chồng,
Tâm hoan hỷ vui vẻ,
Như người bạn tốt lành,
Ðã lâu từ xa về,
Tâm hoan hỷ vui vẻ,
Như người bạn tốt lành,
Ðã lâu từ xa về,
Sinh gia đình hiền đức,
Giữ giới, dạ trung thành,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như bạn.
Giữ giới, dạ trung thành,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ như bạn.
Không tức giận, an tịnh,
Không sợ hình phạt, trượng,
Tâm tư không hiềm hận,
Nhẫn nhục đối với chồng,
Không phẫn nộ tức giận,
Tùy thuận lời chồng dạy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ nữ tỳ.
Không sợ hình phạt, trượng,
Tâm tư không hiềm hận,
Nhẫn nhục đối với chồng,
Không phẫn nộ tức giận,
Tùy thuận lời chồng dạy,
Hạng người vợ như vậy,
Ðược gọi vợ nữ tỳ.
Ở đời các hạng vợ,
Ðược gọi vợ sát nhân,
Kể cả vợ ăn trộm,
Ðược gọi vợ sát nhân,
Kể cả vợ ăn trộm,
Và cả vợ chủ nhân,
Vợ ấy không giữ giới,
Ác khẩu và vô lễ
Vợ ấy không giữ giới,
Ác khẩu và vô lễ
Khi thân hoại mạng chung,
Bị sinh vào địa ngục.
Bị sinh vào địa ngục.
Ở đời các hạng vợ,
Như mẹ, chị và bạn,
Và người vợ được gọi,
Là vợ như nữ tỳ,
Như mẹ, chị và bạn,
Và người vợ được gọi,
Là vợ như nữ tỳ,
An trú trên giới đức,
Khéo phòng hộ lâu ngày,
Khéo phòng hộ lâu ngày,
Khi thân hoại mạng chung,
Ðược sinh lên thiện thú.
Ðược sinh lên thiện thú.
Này Sujātā, có bảy hạng vợ này đối với người đàn ông. Con thuộc hạng người nào?
– Bạch Thế Tôn, bắt đầu từ hôm nay, Thế Tôn hãy xem con là người vợ đối với chồng như người vợ nữ tỳ. (AN 7:59)
3. PHÚC LỢI HIỆN TẠI, PHÚC LỢI TƯƠNG LAI
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại một thị trấn tên là Kakkarapatta. Rồi Koliya tử Dīghajānu (đầu gối dài) đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Koliya tử Dīghajānu bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương chiên-đàn ở Kāsi, đeo và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh vàng và bạc; bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và hạnh phúc an lạc trong tương lai.
– Này Byagghapajja (chân cọp), có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Ðầy đủ sự tháo vát, đầy đủ phòng hộ, làm bạn với thiện, sống thăng bằng điều hòa.
Thế nào là đầy đủ sự tháo vát? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử làm bất cứ nghề gì để sống – nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc nghề gì khác – trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu phương tiện vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm. Đây gọi là đầy đủ sự tháo vát.
Và thế nào là đầy đủ phòng hộ? Ở đây, này Byagghapajja, những tài sản của thiện nam tử do tháo vát tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thu hoạch được đúng pháp, vị ấy giữ gìn chúng, phòng hộ và bảo vệ: “Làm thế nào các tài sản này của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt”. Đây gọi là đầy đủ sự phòng hộ.
Và thế nào là làm bạn với thiện? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy đến làm quen, nói chuyện, thảo luận.
Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Đây gọi là làm bạn với thiện.
Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Đây gọi là làm bạn với thiện.
Và thế nào là sống thăng bằng, điều hòa? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Ví như, người thợ kim hoàn cầm cân hay đệ tử người ấy cầm cân, sau khi cầm cân biết rằng: “Với chừng ấy, cân nặng xuống, hay với chừng ấy, cân bổng lên”.
Nếu thiện nam tử này có tiền nhập vào ít, nhưng sống nếp sống rộng rãi, hoang phí, thì người ta nói: “Người thiện nam tử này ăn tài sản của vị ấy như ăn trái cây sung”. Nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực, thì người ta sẽ nói: “Người thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói”. Sau khi biết tài sản nhập và tài sản xuất, thiện nam tử sống không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Đây gọi là nếp sống thăng bằng điều hòa.
Nếu thiện nam tử này có tiền nhập vào ít, nhưng sống nếp sống rộng rãi, hoang phí, thì người ta nói: “Người thiện nam tử này ăn tài sản của vị ấy như ăn trái cây sung”. Nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực, thì người ta sẽ nói: “Người thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói”. Sau khi biết tài sản nhập và tài sản xuất, thiện nam tử sống không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Đây gọi là nếp sống thăng bằng điều hòa.
Như vậy, có bốn cửa xuất để tiêu phí tài sản thâu nhập: Đam mê đàn bà, đam mê rượu chè, đam mê cờ bạc, thân cận với kẻ ác.
Ví như một hồ nước lớn, có bốn cửa nước chảy vào, có bốn cửa nước chảy ra, có người đóng lại các cửa nước chảy vào, mở ra các cửa nước chảy ra, trời lại không mưa đúng lúc, như vậy, hồ nước ấy sẽ bị giảm thiểu, không có tăng trưởng. Cũng vậy, có bốn cửa xuất để tiêu phí tài sản được thu nhập.
Ví như một hồ nước lớn, có bốn cửa nước chảy vào, có bốn cửa nước chảy ra, có người đóng lại các cửa nước chảy vào, mở ra các cửa nước chảy ra, trời lại không mưa đúng lúc, như vậy, hồ nước ấy sẽ bị giảm thiểu, không có tăng trưởng. Cũng vậy, có bốn cửa xuất để tiêu phí tài sản được thu nhập.
Như vậy, có bốn cửa vào để tài sản được hưng khởi: không say đắm đàn bà, không say đắm rượu chè, không say đắm cờ bạc, thân cận với người thiện.
Ví như một hồ nước lớn, có bốn cửa nước chảy vào, có bốn cửa nước chảy ra, có người đóng lại các cửa nước chảy ra, mở ra các cửa nước chảy vào và trời lại mưa đúng lúc, như vậy, hồ nước ấy sẽ tăng trưởng, không có giảm thiểu. Cũng vậy, có bốn cửa vào để tài sản được hưng khởi.
Ví như một hồ nước lớn, có bốn cửa nước chảy vào, có bốn cửa nước chảy ra, có người đóng lại các cửa nước chảy ra, mở ra các cửa nước chảy vào và trời lại mưa đúng lúc, như vậy, hồ nước ấy sẽ tăng trưởng, không có giảm thiểu. Cũng vậy, có bốn cửa vào để tài sản được hưng khởi.
Bốn pháp kể trên, này Byagghapajja, đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho các thiện nam tử.
Có bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Ðầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.
Và thế nào là đầy đủ lòng tin? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có lòng in, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Đây gọi là đầy đủ lòng in.
Và thế nào là đầy đủ giới đức? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Đây gọi là đầy đủ giới đức.
Và thế nào là đầy đủ bố thí? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống ở gia đình, với tâm không bị cấu uế, xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay mở rộng, vui thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích chia sẻ vật bố thí. Đây gọi là đầy đủ bố thí.
Và thế nào là đầy đủ trí tuệ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có trí tuệ để thấy được sự sinh diệt của mọi hiện tượng, có trí tuệ cao quý và thâm sâu đưa đến tận diệt khổ đau. Đây gọi là đầy đủ trí tuệ.
Bốn pháp này, này Byagghapajja, đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc t