Sống an vui
Những mức độ phản ứng khi bị tổn thương...
Thứ sáu, 22/06/2022 03:53
Để có được bình yên, ai cũng phải học cách từ bi với cuộc sống, đó là bài học mà ai cũng phải tự mình học cho thuộc, vì không ai có thể thay thế cho ai thương được cuộc đời. Khi trong tâm không có được nhiều từ bi, con người dễ dàng bị khuất phục bởi các thế lực bên ngoài.
Đức Phật nói, người đời có ba cách phản ứng lại với những tổn thương:
- Có người giữ tổn thương trong lòng lâu như dòng chữ được viết vào đá núi, chỉ một hai mùa gió mưa không thể tẩy xóa hết được, mặc cho rong rêu tháng năm, vẫn còn mãi, nhớ mãi không quên.
- Có người giữ tổn thương trong lòng lâu như dòng chữ viết lên mặt đất, chỉ một ngày gió chỉ một đêm mưa là phai hết, cũng giận, cũng buồn, cũng tổn thương nhưng không để lâu trong lòng.
Vì sao chúng ta luôn làm tổn thương những người mình yêu mến
- Có người giữ tổn thương trong lòng lâu như dòng chữ viết trên nước, vừa viết xong đã không còn, vừa rút tay chữ đã mất, dù người làm tổn thương mình đến mức nào, họ vừa quay đi lòng đã hết đau, như dòng nước bình thản xuôi về biển.
Khi trong tâm càng chứa nhiều trắc ẩn thì chỗ để chứa tổn thương càng ít đi. Khi lòng trắc ẩn càng lớn thì tổn thương không còn đáng kể nữa.
Để có được bình yên, ai cũng phải học cách từ bi với cuộc sống, đó là bài học mà ai cũng phải tự mình học cho thuộc, vì không ai có thể thay thế cho ai thương được cuộc đời.
Khi trong tâm không có được nhiều từ bi, con người dễ dàng bị khuất phục bởi các thế lực bên ngoài.
Tâm nếu không động sẽ không đau.