Chùa Việt
Những ngôi chùa trên đảo Trường Sa
Thứ năm, 18/04/2013 01:56
Theo Đại đức Thích Nguyên Thanh, sự có mặt của những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa là một điều tất yếu khách quan trong cộng đồng dân cư. Ở đâu có người dân, ở đó có cuộc sống tâm linh hướng thiện, mà chùa là biểu hiện của cuộc sống tâm linh hướng thiện ấy.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ Quốc ngữ.
Đại đức Thích Nguyên Thanh, Trụ trì chùa Hang - Thái Nguyên đã ra quần đảo Trường Sa để lấy tư liệu của những ngôi chùa ở các đảo để đưa vào sách “Chùa Việt Nam”, bởi những ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chùa Việt Nam.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Theo Đại đức Thích Nguyên Thanh, sự có mặt của những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa là một điều tất yếu khách quan trong cộng đồng dân cư. Ở đâu có người dân, ở đó có cuộc sống tâm linh hướng thiện, mà chùa là biểu hiện của cuộc sống tâm linh hướng thiện ấy.
Khác với chùa Song Tử Tây, chùa Sinh Tồn nằm cạnh những hộ dân sống trên đảo Sinh Tồn. Với người dân ở đây, ngôi chùa được xem là nơi luôn có sự bình an, thanh tịnh, niềm tin và hy vọng, mang lại sự gần gũi của đất mẹ thân yêu. Kể từ khi ngôi chùa được trùng tu, xây dựng, những người dân ở đảo Song Tử Tây và trẻ em hàng ngày ra chơi dưới bóng mát của chùa.
Cũng như hai ngôi chùa khác trên quần đảo Trường Sa, chùa Song Tử Tây được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái, mái cong. Ảnh: VnE
Khi đề cập tới việc đưa thông tin vào sách Chùa Việt Nam, Đại đức Thích Minh Huy, Trụ trì chùa Sinh Tồn, Huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa cho rằng, nên đưa những thông tin về cuộc sống của người dân quanh chùa, bởi từ ngày Đại đức Thích Minh Huy ra trụ trì, ông nhận thấy sự thay đổi của người dân nơi đây đặc biệt là những đứa trẻ.
Trong khuôn viên chùa Sinh Tồn, cây Phong Ba, loại cây đặc trưng của quần đảo Trường Sa được trồng chính giữa sân. Bên cạnh đó còn có cây bồ đề - loài cây gắn liền với Phật giáo được đưa ra từ đất liền.
Cả hai cùng song hành tạo nên sắc thái riêng chỉ có ở chùa trên quần đảo Trường Sa.
Tác giả: Quốc Đông - Hưng Đô/Nguồn: www.vtv.vn