Kiến thức

Những yếu tố làm ta không được hưởng phúc trọn vẹn (Phần 2)

Thứ năm, 27/03/2022 09:45

Nhà vua hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, nhân quả gì mà người đó giàu như thế mà sống cực khổ còn hơn cả người nghèo?”.

Một yếu tố làm phước giảm nữa là “Cho rồi mà tiếc”. Trong kinh Phật có một câu chuyện rất hay về một người giàu có nhưng sống rất thê thảm, cực khổ hơn cả người nghèo. Ăn thì bằng cái chén bể; cơm mới nấu thì tiếc đợi cho đến lúc thiu mới vội vàng ăn vì sợ bỏ phí; thịt cá đem về còn tươi ngon cũng để dành tới khi gần thiu lật đật lấy ra ăn; áo tốt mua về không dám mặc sợ mau cũ tới lúc bị chuột cắn đành phải mặc áo vá... Cho tới chết, vì không có con nên tài sản bị vua đem sung hết vào công quỹ.

Sau đó nhà vua mới hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, nhân quả gì mà người đó giàu như thế mà sống cực khổ còn hơn cả người nghèo?”.

Một yếu tố làm phước giảm nữa là “Cho rồi mà tiếc”.

Một yếu tố làm phước giảm nữa là “Cho rồi mà tiếc”.

Đức Phật trả lời: “Trong nhiều kiếp trước, có một tu sĩ mỗi ngày đều khất thực ngang qua nhà người đàn ông giàu có ấy. Ông ta từ trong nhà nhìn ra, thấy có một vị Sa Môn đi ngang bèn sai người mang sữa ra cúng dường. Sau khi cúng xong, ông tiếc thầm trong bụng: “Sữa ngon quá mà đem cho ông thầy tu uổng ghê”. Qua hôm sau ông vẫn cúng. Sau khi vị tu sĩ đã nhận vật phẩm cúng dường, ông lại tiếc: “Bánh ngon ghê, chưa ăn mà đem cho mất tiêu”. Nghĩa là, cứ mỗi lần cho lại một lần tiếc mà ông không hề biết rằng đó là một vị Thánh Tăng đắc đạo, cúng dường vị đó phước sẽ rất lớn.

Đến đời này, ông là người cực kỳ giàu có. Khi ông mất, mọi người mới biết rằng tiền vàng trong nhà đầy ắp, vậy mà ông lại sống như một người nghèo khổ. Nguyên nhân là do ông thường cúng dường cho một vị Thánh đều đặn mỗi ngày nhưng cúng xong thì lại tiếc. Chính vì cái tiếc đó mà ông không dám hưởng”.

loading...