Hỏi - Đáp

Niệm Phật bị vọng tưởng có tội không?

Thứ sáu, 02/08/2020 08:34

Niệm Phật là pháp môn tu Tịnh độ, đây là cách tu tập dễ nhất trong các pháp môn và phù hợp với cuộc sống hiện đại đầy bận rộn. Tuy nhiên, điểm khó khăn nhất khi hành trì phương pháp niệm Phật là dễ bị xen lẫn những vọng niệm mất đi sự tập trung. Vậy niệm Phật bị vọng niệm có tội không?

Tâm quang của Phật A Di Đà chỉ nhiếp thủ người niệm Phật

Niệm Phật vọng tưởng không có tội

Chẳng qua điều không đạt được hiệu quả như niệm Phật có chánh niệm mà thôi.! 

Bước đầu cầm chuỗi niệm Phật rất khó để tập trung vào hồng danh niệm Phật. Tuy nhiên, nhờ chúng ta niệm kiên trì như vậy mà bớt dần vọng tưởng. Cho nên khi chúng ta chí tâm niệm Phật sẽ cảm nhận được tâm mình được an tịnh, những lo lắng, những sân si những thù hận những bực tức, những giao động của tâm chúng ta tự lắng dịu dần. Và khi chúng ta niệm Phật và càng khắc kỹ câu niệm Phật trong lòng sâu chừng nào thì những thái độ về trạng thái tâm lý lo sợ giận dữ buồn vui, nó tự lắng dần, lắng dần trong tâm chừng ấy.

Sự thật ra con người chúng ta vốn vọng tưởng, bản chất con người vốn dao động, bản chất con người chúng ta vốn sân si, vốn thù hận nhưng mà khi chuyên tâm niệm Phật những cái đó bớt dần trong tâm. Nhưng một người thành tâm niệm Phật không thể vừa thành tâm niệm Phật mà vừa nghĩ cách giết người hay là nghĩ cách hại người, nghĩ cách trả thù được.

Khi chúng ta chí tâm niệm Phật sẽ cảm nhận được tâm mình được an tịnh, những lo lắng, những sân si những thù hận những bực tức, những giao động của tâm chúng ta tự lắng dịu dần.

Khi chúng ta chí tâm niệm Phật sẽ cảm nhận được tâm mình được an tịnh, những lo lắng, những sân si những thù hận những bực tức, những giao động của tâm chúng ta tự lắng dịu dần.

Chú Sa Di niệm Phật vãng sanh

Cho nên ở đây khi chúng ta niệm Phật thì tất cả tâm niệm của chúng sinh, của phàm phu, của tà niệm bắt đầu trổi dậy. Vì thế một người nhiều đau khổ, một người ghen tức, một người nhiều phiền lụy thì quý thầy hay khuyên con cố về niệm Phật đi, cái người đó về niệm Phật thời gian cái nó tự nhiên hết hoặc là nó bớt đi thì người này nghĩ rằng nhờ niệm Phật nên Phật ban phước để cho mình hết đi cái này, không phải.

Đây là một quy trình ứng dụng mà chúng ta nhận được thành quả rõ ràng nhất nếu kiên trì công phu tu tập. Cũng ví như có một chậu nước đục, vô tình chúng ta lấy cục phèn và thẩy vô nhưng không cố ý. Sau một thời gian nước vẫn trong.

Như vậy thì một câu niệm Phật dù không có ý niệm giải thoát nhưng đã niệm một câu niệm Phật trong lòng thì khả năng giác ngộ hay khả năng để thành Phật, khả năng làm an dịu tâm hồn chúng ta nó có trong lòng chúng ta rồi.

Cho nên kinh Pháp Hoa mới có câu:

Nhược nhơn tán loạn tâm

Nhập ư tháp miếu trung

Nhất xưng nam mô Phật

Giai dĩ thành Phật đạo

Nghĩa là: Một người trong lòng tán loạn nhưng khi vào tháp miếu của Phật chỉ cần xưng câu nam mô Phật thôi thì người đó đã có nhân tố để thành Phật. 

Khi chúng ta niệm Phật và càng khắc kỹ câu niệm Phật trong lòng sâu chừng nào thì những thái độ về trạng thái tâm lý lo sợ giận dữ buồn vui, nó tự lắng dần, lắng dần trong tâm chừng ấy.

Khi chúng ta niệm Phật và càng khắc kỹ câu niệm Phật trong lòng sâu chừng nào thì những thái độ về trạng thái tâm lý lo sợ giận dữ buồn vui, nó tự lắng dần, lắng dần trong tâm chừng ấy.

Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng

Các phương tiện tu tập khác

Ngoài pháp môn tu Tịnh Độ, đạo Phật còn có những pháp môn tu tập khác như: Thiền Tông, Mật Tông, Pháp Hoa Tông,… đều có công năng giúp tinh thần nhẹ nhàng, thanh tịnh và đạt đến quả vị giải thoát. Tuy nhiên vấn đề hiện nay là đa số những người tu hành theo các pháp môn đều còn mang tính cố chấp, cho rằng pháp môn mình tu tập là tuyệt vời nhất rồi chê bai những pháp môn khác. Chúng ta cũng cần nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này.

Đức Phật nói rằng chúng sanh có tám muôn bốn nghìn nỗi khổ và phiền não. Do đó, sẽ có nhiều cách tu tập khác nhau tùy theo căn cơ của mỗi người. Có người không phù hợp với tu thiền vì ngồi lâu không được nên chỉ thích hợp với niệm Phật. Có người niệm Phật không thể tập trung nên thấy pháp tu Thiền thích hợp hơn.

Điều đó cho thấy rằng, pháp môn tu tập cũng giống như là phương tiện để đến Cực Lạc, bước vào cõi Niết Bàn. Cho nên ở đây khi tu hành mà cố chấp pháp môn thì được ví là như người mù rờ voi, nghĩa là không nhìn nhận thấu đáo được sự việc đã vội kết luận chỉ bằng một khía cạnh mà mình chủ quan nhìn nhận được.

Một người trong lòng tán loạn nhưng khi vào tháp miếu của Phật chỉ cần xưng câu nam mô Phật thôi thì người đó đã có nhân tố để thành Phật.

Một người trong lòng tán loạn nhưng khi vào tháp miếu của Phật chỉ cần xưng câu nam mô Phật thôi thì người đó đã có nhân tố để thành Phật.

Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?

Chúng ta phải thấy rằng các pháp môn là con đường phương tiện khác nhau trên Phật pháp, trên lý giác ngộ, trên điểm cuối cùng. Những pháp môn tu tập là để trợ duyên nhau mà chứ không phải chống trái để người ta mất tính tâm, thậm chí chúng ta tu đa phần đem ra cãi nhau, chỉ trích nhau rồi việc tu hành sẽ đi về đâu? Vì vậy các pháp môn chúng ta nếu ai tu có được đạt mục đích là giống nhau.  

Chúng ta đến Tây Phương đi bằng niệm Phật, đi bằng trì chú, đi bằng công phu công quả, … điều quan trọng là đạt được chánh niệm giải thoát, an lạc. Nếu tu tập mà còn khổ tâm, lao tâm nhọc trí với ý nghĩ khổ trước sướng sau thì đó không phải là cách tu đúng.

Hòa thượng Trí Quảng từng nói ở trong quyển lược giảng kinh Hoa Nghiêm là :“Không có an lạc tối thiểu thì có tu cùng kiếp cũng khổ”. Do đó, dù tu theo bất kỳ pháp môn nào, chúng ta phải hiểu rốt ráo về pháp môn đó và thực hành đúng chánh pháp. Có như thế, chúng ta mới tìm được niềm an vui ngay chính thực tại, đó mới là kết quả của việc tu tập đúng đắn.

Tóm lại niệm Phật bị vọng niệm có tội không? Hoàn toàn là không. Đừng nên suy nghĩ quá bi quan để tạo cho mình sự khó khăn trên bước đường tu tập cũng như chúng ta cần loại bỏ đi những ý nghĩ chấp ngã về các pháp môn để có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về con đường tu học đến quả vị rốt ráo của đạo Phật.

> Xem thêm video: "Biểu tượng hoa đăng trong đạo Phật":

loading...