Chùa Việt

Niết Bàn Tịnh Xá: Kiến trúc Phật giáo truyền thống kết hợp hiện đại

Chủ nhật, 09/08/2021 11:03

Nằm trên sườn núi hướng ra biển xanh, Niết Bàn Tịnh Xá ở Vũng Tàu là một công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo với những đường nét truyền thống kết hợp hài hòa với hiện đại.

Niết Bàn Tịnh Xá (tên Tiếng Anh là Nirvana Vihara) còn có tên gọi là chùa “Phật nằm”, có ý nghĩa là nơi thanh cao nhất của đạo Phật. Chùa được khởi công xây dựng năm 1969 và hoàn thiện vào năm 1974, toàn bộ tiền xây dựng chùa đều là công đóng góp của các tăng ni phật tử, do Thượng tọa Thích Thiện Huệ chủ trì việc xây dựng.

Niết Bàn Tịnh Xá là một ngôi chùa nằm bên triền Núi Nhỏ, hướng về bờ biển phía Tây của thành phố Vũng Tàu.

Niết Bàn Tịnh Xá là một ngôi chùa nằm bên triền Núi Nhỏ, hướng về bờ biển phía Tây của thành phố Vũng Tàu.

Đây được coi là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc truyền thống kết hợp hài hòa với hiện đại.

Đây được coi là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc truyền thống kết hợp hài hòa với hiện đại.

Với diện tích 10.000m2, chùa được xây dựng với nhiều dãy nhà, mặt hướng ra biển, nằm trên triền Núi Nhỏ ở Vũng Tàu. Chùa là một công trình kiến trúc độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa, thu hút hàng vạn lượt khách đến thăm quan.

Phía trước cổng chùa được xây dựng một tháp cao 21m, tháp được xây thành 42 bậc, mỗi bậc là biểu trưng cho trang kinh phật, 42 bậc là 42 trang kinh phật đầu tiên lưu truyền vào thế kỉ 2 ở Việt Nam. Tháp này được xây bằng gạch men màu vàng đỏ, cao vút lên trời, đỉnh tháp có 3 búp sen tỏa ra 3 hướng. Lư hương được đặt dưới chân tháp là chiếc lư đồng Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phụng).

Cổng chùa có 4 chữ “Niết Bàn Tịnh Xá” tức là cảnh giới thanh cao nhất của đạo Phật. Hai bên cổng chùa là 2 pho tượng Thần Thiện và Thần Ác.

Cổng chùa có 4 chữ “Niết Bàn Tịnh Xá” tức là cảnh giới thanh cao nhất của đạo Phật. Hai bên cổng chùa là 2 pho tượng Thần Thiện và Thần Ác.

Cổng chùa được điêu khắc hình lân và 4 chữ “Niết Bàn Tịnh Xá”, hai bên cổng chùa đặt 2 pho tượng “Thần Thiện” và “Thần Ác”, thể hiện sự tôn nghiêm và thành kính nơi cửa Phật. Bước vào chùa, trước mắt Phật tử, du khách là một không gian thanh bình và yên tĩnh với vườn hoa Sala theo cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn.

Khu Chánh điện đặt bức tượng “Phật nằm” dài 12m, có ý nghĩa tượng trưng cho “Thập Nhị Nhân Duyên”, bức tượng được đặt cao 2,5m, trước đó đặt hình tượng đồ đệ của Phật Thích Ca đang chứng kiến Ngài nhập điện.

Phía trước chánh điện có một chiếc lư đồng với hình tượng Tứ Linh – Long, Lân, Qui, Phụng, được cúng tiến cho chùa năm 1971.

Phía trước chánh điện có một chiếc lư đồng với hình tượng Tứ Linh – Long, Lân, Qui, Phụng, được cúng tiến cho chùa năm 1971.

Chiếc lư này là kết quả của hơn 2 năm lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở tỉnh Bến Tre.

Chiếc lư này là kết quả của hơn 2 năm lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở tỉnh Bến Tre.

Chính điện của chùa có bậc thềm ghép mảnh gốm tạo thành chữ “Từ Bi Hỉ Xả”, hai bên là hai lư hương.

Chính điện của chùa có bậc thềm ghép mảnh gốm tạo thành chữ “Từ Bi Hỉ Xả”, hai bên là hai lư hương.

Không gian trong chính điện bài trí thành một vườn hoa Sala bao quanh bức tượng Đức Phật nhập Niết Bàn dài 12m, được đặt lên bệ thờ cao 2,5m. Mặt ngoài của bệ thờ có đắp hình tượng các đồ đệ của Phật Thích Ca đang chứng kiến lúc Ngài nhập diệt.

Không gian trong chính điện bài trí thành một vườn hoa Sala bao quanh bức tượng Đức Phật nhập Niết Bàn dài 12m, được đặt lên bệ thờ cao 2,5m. Mặt ngoài của bệ thờ có đắp hình tượng các đồ đệ của Phật Thích Ca đang chứng kiến lúc Ngài nhập diệt.

Hai bên chính điện là hai tòa tháp cao khoảng 5m. Tòa bên trái có tượng Phật A Di Đà, tòa bên phải có tượng Phật Dược Sư.

Hai bên chính điện là hai tòa tháp cao khoảng 5m. Tòa bên trái có tượng Phật A Di Đà, tòa bên phải có tượng Phật Dược Sư.

Thuyền Bát Nhã dài 12m.

Thuyền Bát Nhã dài 12m.

Tầng hai của chùa có chiếc thuyền rồng còn gọi là thuyền Bát Nhã dài 12m. Con thuyền này được dùng để cứu vớt mọi người ra khỏi khổ ải rồi đưa đến chốn vĩnh cửu bất diệt.

Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát. Tượng Phật được thể hiện theo hình dáng một phụ nữ hiền hoà đức độ, tay đổ bình nước cam lộ xuống để chữa bệnh cho dân chúng và làm cho cõi trần thêm sạch.

Niết Bàn Tịnh Xá tọa lạc ở đường Hạ Long, phường 1, Thành phố Vũng Tàu. Lưu ý nhỏ, vì đây là nơi thanh tịnh trang nghiêm nên quý khách hãy lựa chọn những trang phục thích hợp khi đến viếng thăm. Nơi đây chắc chắn sẽ giúp bạn rũ bỏ được nhiều phiền muộn trong lòng, thấy tâm hồn mình thật bình yên

Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát. Tượng Phật được thể hiện theo hình dáng một phụ nữ hiền hòa đức độ, tay đổ bình nước cam lồ dùng để chữa bệnh cho dân chúng và làm cho cõi trần thêm sạch.

Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát. Tượng Phật được thể hiện theo hình dáng một phụ nữ hiền hòa đức độ, tay đổ bình nước cam lồ dùng để chữa bệnh cho dân chúng và làm cho cõi trần thêm sạch.

Mái chính điện có dạng vòm mềm mại, ở giữa có tượng Đức Phật đản sinh và bánh xe pháp đặt trên ngọn tháp 9 tầng.

Mái chính điện có dạng vòm mềm mại, ở giữa có tượng Đức Phật đản sinh và bánh xe pháp đặt trên ngọn tháp 9 tầng.

Cảnh biến nhìn từ sân chùa.

Cảnh biến nhìn từ sân chùa.

Với những nét kiến trúc độc đáo và cảnh quan hấp dẫn, ngày nay Niết Bàn Tịnh Xá là một địa danh du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Vũng tàu.

Với những nét kiến trúc độc đáo và cảnh quan hấp dẫn, ngày nay Niết Bàn Tịnh Xá là một địa danh du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Vũng tàu.

Chùa Tây An – ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ ở An Giang

loading...