Kinh Phật

Nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A Hàm (I)

Thứ sáu, 30/11/2021 11:38

Đại hội kết tập kinh điển đầu tiên được tổ chức vào mùa Hạ, khoảng ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, nhằm kết tập lại những lời dạy suốt 45 năm hằng dương Chánh pháp của Đức Thế Tôn.

Phần lớn các nguồn tư liệu đều ghi lại rằng, kỳ kết tập kinh điển đầu tiên đã cho ra đời 5 bộ Nikaya của Phật giáo Nam truyền, tương ứng với 4 bộ A Hàm của Phật giáo Bắc truyền. Trong đó, những bài kinh dài được biên tập thành Trường bộ kinh (Trường A Hàm), những bài kinh vừa phải được biên tập thành Trung bộ kinh (Trung A Hàm) và những bài kinh ngắn được biên tập thành Tương Ưng bộ kinh (Tạp A Hàm). Những bài kinh nói về pháp số được biên tập thành một bộ gọi là Tăng Chi bộ kinh (Tăng Nhất A Hàm), tức là những pháp nào thuộc 1 pháp qui nạp vào phần 1 pháp, những pháp nào thuộc 2 pháp qui nạp vào phần 2 pháp, tương tự cho đến 11 pháp. Qua cách biên tập kinh Tăng Nhất A Hàm xuất hiện điểm nghi vấn, khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã nói những bài kinh tương ứng với pháp số 12 như Thập nhị Nhân duyên hay 12 xứ, 18 giới…, nhưng bộ Tăng Nhất A Hàm chỉ biên tập pháp số từ 1 đến 11. Vậy thì, nguyên do vì sao dừng ở pháp số 11 và không tiếp tục biên tập nữa? Đây là vấn đề rất mới và đáng quan tâm mà chưa có nhà nghiên cứu Phật học nào đề cập.

TT. Thích Hạnh Bình khi giảng dạy bộ môn Lịch sử phát triển A-tỳ-đạt-ma đã đưa ra quan điểm: “Phải chăng những người biên tập nêu ra vấn đề tranh luận: Nếu chúng ta cứ tiếp tục biên tập như thế này, thì những lời nào là lời Thế Tôn dạy, lời nào là lời của chúng ta thêm vào? Có lẽ đây chính là lý do các nhà biên tập không tiếp tục biên tập từ pháp số 12 trở về sau, hay nói đúng hơn không biên tập dưới hình thức kinh, bắt đầu biên tập dưới hình thức khác gọi là Abhidhamma”. Quan điểm này lý giải phù hợp cho nhiều vấn đề trong lịch sử Phật giáo được ghi lại qua các nguồn tư liệu, do đó không chỉ thuyết phục mà còn truyền cảm hứng thúc đẩy con chọn đề tài: “Nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A Hàm” làm khảo luận nghiên cứu. Dưới dự hướng dẫn của TT. Thích Hạnh Bình, qua khảo luận này con sẽ đưa ra các luận chứng để chứng minh cho quan điểm nêu trên và làm sáng tỏ cách biên tập pháp số được sử dụng trong bộ kinh Tăng Nhất A Hàm (Tăng Chi bộ kinh). Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu sử học, đối chiếu so sánh và phân tích tài liệu để làm sáng tỏ vấn đề mang tính lịch sử.

Đại hội kết tập kinh điển đầu tiên được tổ chức vào mùa Hạ, khoảng ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, nhằm kết tập lại những lời dạy suốt 45 năm hằng dương Chánh pháp của Đức Thế Tôn.

Đại hội kết tập kinh điển đầu tiên được tổ chức vào mùa Hạ, khoảng ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, nhằm kết tập lại những lời dạy suốt 45 năm hằng dương Chánh pháp của Đức Thế Tôn.

1. Khái quát quá trình biên tập kinh A Hàm và Nikaya

Hầu hết các nguồn sử liệu đều ghi lại rằng, ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, ngài Ca-diếp đã triệu tập 500 vị Tỳ Kheo A-la-hán mở Đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất. Trong cuộc kết tập, ngài Ca-diếp làm chủ tọa, ngài Ưu-ba-ly trùng tuyên Luật tạng trước, ngài A-nan trùng tuyên Kinh tạng sau. Sau đợt kết tập đã cho ra đời “Pháp” và “Luật”, trong đó “Pháp” gồm 4 bộ A Hàm được Thiện Kiến Luật ghi lại như sau: “Những gì gọi là A Hàm?… Một là “Trường A Hàm” (DighaNikaya); hai là “Trung A Hàm” (MajjhimaNikaya); ba là “Tăng Dục Đa A Hàm” (SamyuttaNikaya); bốn là “Ương Quật Đa La A Hàm” (AguttaraNikaya); năm là “Khuất Đà Già A Hàm” (KhuddakaNikaya)… Đây là nội dung 500 vị A-la-hán kết tập”1. Sự tương quan giữa bốn bộ A Hàm và 5 bộ Nikaya như sau: Trường A Hàm (Trường bộ kinh), Trung A Hàm (Trung bộ kinh), Tạp A Hàm (Tương Ưng bộ kinh), Tăng Nhất A Hàm (Tăng Chi bộ kinh) và Tạp A Hàm (Tiểu bộ kinh).

Trên thực tế, quá trình biên tập 5 bộ Nikaya hết sức phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, qua các nguồn tư liệu đã chứng minh được rằng: Sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, kinh điển vẫn chưa được biên tập thành chữ viết mà lưu hành dưới dạng khẩu truyền. Như HT. Ấn Thuận cho rằng: “Khái niệm “kết tập” ở thời xưa không đồng nghĩa với khái niệm “biên tập” thời nay, vì ở vào thời điểm kết tập đó vẫn chưa có công cụ biên tập ghi chép thành kinh sách. Gọi là “kết tập Phật pháp” chỉ là do các đệ tử ưu tú của Ngài từng nghe Ngài giảng ghi nhớ và khi kết tập đọc lại cho mọi người nghe mà thôi”2. Thật vậy, nếu kinh điển được kết tập từ khi Đức Phật còn tại thế, chắc chắn phải có người chuyên phụ trách về vấn đề này. Như vậy, trong kinh điển không nhiều thì ít cũng sẽ đề cập đến người ghi chép, vì các bài kinh đều nhắc đến bối cảnh, nhân duyên nói kinh, ai là người thuyết, địa điểm thuyết kinh…, nhưng không nhắc đến người ghi chép. Hầu hết các bài kinh chỉ đề cập đến Tôn giả A-nan có trí nhớ phi thường, có thể thuộc lòng tất cả các bài kinh Đức Phật nói ra. Mặt khác, dưới thời Đức Phật Tăng đoàn với đời sống du phương, do đó không thể mang theo đầy đủ dụng cụ để biên chép, cũng như khó có thể bảo tồn lượng kinh điển đồ sộ như thế. Tương tự như vậy, trong kỳ kết tập thứ nhất cũng không có nguồn tư liệu nào đề cập đến sự kiện kinh điển được biên tập thành văn hay ai là người ghi chép lại.

inh điển được kết tập dưới dạng khẩu truyền và thành văn sớm nhất dưới triều đại Vua A-dục. Thứ hai, 4 bộ A Hàm và 5 bộ Nikaya hiện nay chúng ta sử dụng là kinh điển thuộc các bộ phái, không phải bộ kinh gốc được hình thành trong kỳ kết tập đầu tiên. Ảnh minh họa.

inh điển được kết tập dưới dạng khẩu truyền và thành văn sớm nhất dưới triều đại Vua A-dục. Thứ hai, 4 bộ A Hàm và 5 bộ Nikaya hiện nay chúng ta sử dụng là kinh điển thuộc các bộ phái, không phải bộ kinh gốc được hình thành trong kỳ kết tập đầu tiên. Ảnh minh họa.

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Chính Đại Thiên, nhân vật xuất hiện sau kỳ kết tập thứ hai đã xác nhận kinh điển dưới dạng truyền miệng qua việc “thứ 5” mà ông khởi xướng, đó là “đạo nhân thinh cố khởi”. Theo “Đại Tỳ-bà-sa luận” giải thích, “âm thanh” này là của Đại Thiên, ban đêm khi thấy những tội của mình gây ra quá lớn bèn hối hận nên than “khổ quá”, khi đệ tử hỏi thì ông giải thích rằng, đạo cần than khổ như vậy mới chứng được chánh quả. Cách giải thích này hoàn toàn không hợp lý, một người giỏi như Đại Thiên, được Vua mời vào cung giảng kinh, tinh thông Tam tạng, đồ chúng đông… mà lại giải thích một cách lôi thôi đại khái, thiếu căn cứ và khó lòng chấp nhận. Câu này được hiểu là, đạo lý trong 4 việc trước Đại Thiên đưa ra dựa vào “âm thanh” mà có: “Âm thanh này chính là Agama, tức là chỉ cho kinh A Hàm chưa được kết tập thành văn tự”3. Qua đó, Đại Thiên nhằm nhấn mạnh rằng: Những điều ông nói ra hoàn toàn dựa trên kinh điển thông qua truyền tụng mà ông nghe được, đồng thời cũng chứng minh kinh điển thành văn không thể xuất hiện trước kỳ kết tập thứ hai.

Bên cạnh đó, rất nhiều bài kinh trong Nikaya đề cập đến nhân vật Asoka, như kinh số 604, 641 trong kinh Tạp A Hàm: “Vua A-dục ở trong Chánh pháp Như Lai được niềm tin kính lớn,…, Vua cho dựng tám muôn bốn ngàn tháp Phật, trong các tháp này lại bố thí trăm nghìn vàng, lại mở Đại hội năm trăm”4. Asoka là nhân vật xuất hiện sau khi Đức Phật nhập diệt 200 năm nhưng lại xuất hiện trong các bộ kinh, chứng tỏ sự kiện này được người sau thêm vào. Như vậy, chắc chắn kinh điển không thể biên tập sớm hơn thời đại Vua A-dục.Như chúng ta đã biết, sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai, tức sau Phật Niết-bàn 100 năm, Phật giáo chính thức có sự phân chia hệ phái. Dưới triều đại Vua A-dục, các bộ phái tiếp tục phân chia thành nhiều chi phái khác. Trong quá trình phân phái, kinh điển vẫn dưới hình thức truyền miệng, thế thì 4 bộ A hàm và 5 bộ Nikaya là do bộ phái nào biên tập thành văn? Trong khi các bộ phái phân chia vì bất đồng quan điểm, do đó không thể xảy ra sự kiện một bộ phái nào đó biên tập bộ kinh gốc và các bộ phái khác lấy đó làm kinh của mình. Chắc chắn các phái đều độc lập biên tập kinh điển, do đó không thể nói kinh của bộ phái nào là bộ kinh gốc được biên tập ở kỳ kết tập thứ nhất cả. HT. Ấn Thuận chỉ ra rằng: “Quá trình kết tập bắt đầu từ kết tập lần đầu, tái kết tập, rồi dần dần hoàn thành, từ đó mới trở thành Thánh điển được các bộ phái công nhận”5. Như vậy, để trở thành bộ Thánh điển của một bộ phái, kinh điển này đã trải qua nhiều lần gọt giũa, chỉnh sửa. Mặt khác, lưu giữ dưới hình thức khẩu truyền, ghi nhớ bằng trí óc từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó không sao tránh khỏi tình trạng ghi nhớ thiếu chính xác, hiểu sai lệch ý nghĩa ban đầu. Đồng thời, quan điểm các phái về một số vấn đề không giống nhau, mặt khác do ảnh hưởng phong tục nơi cư trú của mỗi bộ phái, nên trong quá trình biên tập có những quan điểm các phái tự thêm vào. Đó là lý do vì sao Trường bộ có tổng cộng 34 bài kinh, nhưng Trường A Hàm lại có 30 bài kinh, trong đó chỉ có 27 bài kinh giống nhau; Trung A Hàm có đến 222 bài kinh, trong khi kinh Trung bộ chỉ có 152 kinh; tương tự như vậy, Tạp A Hàm và Tương Ưng Bộ kinh cũng không đồng nhất về số lượng. Thế thì, nếu kinh cùng được hình thành trong kỳ kết tập thứ nhất thì tại sao có sự chênh lệch lớn này, do Hán tạng thêm vào hay Pali bớt đi?

Qua đó, ta đi đến hai kết luận: Thứ nhất, kinh điển được kết tập dưới dạng khẩu truyền và thành văn sớm nhất dưới triều đại Vua A-dục. Thứ hai, 4 bộ A Hàm và 5 bộ Nikaya hiện nay chúng ta sử dụng là kinh điển thuộc các bộ phái, không phải bộ kinh gốc được hình thành trong kỳ kết tập đầu tiên.

 (Còn tiếp)

loading...