Sách Phật giáo

Nụ cười an nhiên với 'Khổ răng mà khổ rứa'

Chủ nhật, 01/02/2020 08:38

Khổ là một trong những nội dung được Đức Phật dạy trong bài pháp đầu tiên (Tứ diệu đế), nhưng quan trọng là cách thức chúng ta đối diện, vượt qua nỗi khổ để trưởng thành hơn, chính vì vậy, trong từng bài viết, dù dài hay ngắn, nhà sư trẻ cũng gửi gắm thông điệp tươi sáng với cái kết tươi vui.

>>Giác Minh Luật - Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn

Tiếp nối Chú tiểu Pháp Đăng (2016) và Nếu trở thành tu sĩ... (2015), năm 2017, ĐĐ.Giác Minh Luật lại vừa ra mắt sách "Khổ răng mà khổ rứa". Sách dày trên 200 trang - tác giả góp nhặt từ những bài viết, sáng tác đã được đăng trên một số trang web, ấn phẩm Phật giáo. Hầu hết là những câu chuyện gần gũi được nhà sư trẻ kể lại bằng giọng văn nhẹ nhàng như lời tâm tình về những niềm đau nỗi khổ gặp phải từ nhiều người, sau đó đưa vào những nhân vật cụ thể.

“Khổ răng mà khổ rứa” như một lời than vãn, một lời trách móc “thật dễ thương”

“Khổ răng mà khổ rứa” như một lời than vãn, một lời trách móc “thật dễ thương”

Bài liên quan

Vì thế, nói là truyện nhưng cũng là đời thực vì theo sư, mỗi mẩu chuyện sư viết đều là những lời tâm tình mà những người xung quanh tin tưởng gửi gắm, đã được sư tháo gỡ - giúp họ phần nào có bình an.

Khổ là một trong những nội dung được Đức Phật dạy trong bài pháp đầu tiên (Tứ diệu đế), nhưng quan trọng là cách thức chúng ta đối diện, vượt qua nỗi khổ để trưởng thành hơn, chính vì vậy, trong từng bài viết, dù dài hay ngắn, nhà sư trẻ cũng gửi gắm thông điệp tươi sáng với cái kết tươi vui.

“Khổ răng mà khổ rứa” như một lời than vãn, một lời trách móc “thật dễ thương” cho phận đời mình ở những lúc gập ghềnh chìm nổi trong muôn trùng khó khăn và bế tắc giữa kiếp sống nhân sinh.

Mỗi câu chuyện là một mảng màu, một góc nhìn cuộc sống với con mắt đầy nhân văn, đầy lòng từ bi và trắc ẩn của một vị sư trẻ

Mỗi câu chuyện là một mảng màu, một góc nhìn cuộc sống với con mắt đầy nhân văn, đầy lòng từ bi và trắc ẩn của một vị sư trẻ

Nhưng qua ngòi bút của sư Giác Minh Luật, những “nỗi khổ niềm đau” của con người dường như đã được hiển bày một cách nhẹ nhàng và có phần trào lộng bởi một tâm hồn trẻ trung của một cậu thanh niên thuộc thế hệ 9x.

Mỗi câu chuyện là một mảng màu, một góc nhìn cuộc sống với con mắt đầy nhân văn, đầy lòng từ bi và trắc ẩn của một vị sư trẻ để từ đó những câu chuyện đời thường ấy dẫu không vui nhưng vẫn luôn mang màu sắc của một tâm hồn lạc quan, gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm và cách nhìn khác đi về mọi vấn đề.

Đọc “Khổ răng mà khổ rứa”, để chúng ta chợt nhìn lại, chợt hiểu hơn mà càng thương, càng quý hơn lý tưởng cao đẹp mà sư đang cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ để bước đi vào đời bằng chính đôi chân và hạnh nguyện.

Đọc “Khổ răng mà khổ rứa”, để chúng ta chợt nhìn lại, chợt hiểu hơn mà càng thương, càng quý hơn lý tưởng cao đẹp mà sư đang cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ để bước đi vào đời bằng chính đôi chân và hạnh nguyện.

Bài liên quan

Gấp trang sách cuối cùng lại, “Khổ răng mà khổ rứa” đã giúp cho tôi phải thốt lên tự đáy lòng mình với nụ cười an nhiên rằng:

- Ừ thì! Khổ thì cũng đã khổ rồi, dù có đi đâu về đâu thì cũng phải khổ mà thôi. Nên bây giờ hãy tập sống với nó, đón nhận nó và chuyển hóa nó cho thật nhẹ nhàng với cái nhìn tích cực hơn thôi.

Đọc “Khổ răng mà khổ rứa”, để chúng ta chợt nhìn lại, chợt hiểu hơn mà càng thương, càng quý hơn lý tưởng cao đẹp mà sư đang cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ để bước đi vào đời bằng chính đôi chân và hạnh nguyện.

loading...