Lời Phật dạy

Nương tựa pháp nương tựa chính mình

Chủ nhật, 26/09/2022 11:54

Đọc lịch sử Đức Phật và Thánh chúng, ai cũng xót xa khi đến đoạn Thế Tôn sắp Nhập diệt. Không phải phàm phu chúng ta dễ bi thương, xúc cảm mà ngay cả các bậc Thánh Đại đệ tử cũng chạnh lòng, một số vị đã xin phép Thế Tôn nhập Niết-bàn trước.

Audio

Trong lễ bố-tát trước khi Thế Tôn vào Niết-bàn, khi mà Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đều viên tịch, không khí buồn thương man mác bao trùm nên Ngài đã an ủi đại chúng ‘chớ sinh sầu ưu khổ não’. Ngay cả khi Phật nhập Niết-bàn thì hãy ‘nương tưa pháp, nương tựa chính mình’.

“Một thời, Đức Phật ở trong rừng Am-la râm mát, cạnh bờ sông Bạt-đà-la, nước Ma-thâu-la. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên vào Niết-bàn chưa bao lâu. Hôm ấy là ngày mười lăm bố-tát, Thế Tôn trải chỗ ngồi, ngồi trước đại chúng, nhìn khắp chúng hội rồi nói:

Ta nhìn đại chúng, thấy đã trống không, vì Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đã vào Niết-bàn. Trong chúng Thanh văn của Ta, chỉ có hai người này khéo thuyết pháp, giáo giới, dạy dỗ, biện thuyết đầy đủ. Có hai thứ tài sản: tiền tài và pháp tài. Tiền tài thì tìm cầu từ người thế gian. Pháp tài thì tìm cầu từ Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Như Lai đã lìa tiền tài và pháp tài. Các ông chớ vì Xá-lợi-phất và Mục-kiền liên đã Niết-bàn mà sầu ưu khổ não.

. Không phải phàm phu chúng ta dễ bi thương, xúc cảm mà ngay cả các bậc Thánh Đại đệ tử cũng chạnh lòng, một số vị đã xin phép Thế Tôn nhập Niết-bàn trước.

. Không phải phàm phu chúng ta dễ bi thương, xúc cảm mà ngay cả các bậc Thánh Đại đệ tử cũng chạnh lòng, một số vị đã xin phép Thế Tôn nhập Niết-bàn trước.

Ví như cây lớn, rễ, cành, nhánh, lá, hoa trái, sum sê tươi tốt, thì nhánh lớn sẽ gãy trước. Cũng như núi báu lớn, sườn lớn sụp đổ trước. Cũng vậy, trong đại chúng của Như Lai, hai vị Đại Thanh văn Xá-lợi-phất và Mục-kiền- liên vào Niết-bàn trước. Cho nên các Tỳ-kheo, các ông chớ sinh ưu sầu khổ não. Vì có pháp sinh, pháp khởi, pháp tạo tác, pháp hữu vi, pháp bại hoại nào mà không tiêu mất. Nếu muốn khiến cho chúng không hoại, thì điều này không thể có được. Từ trước Ta đã nói:

‘Tất cả mọi vật đáng yêu thích đều đi đến ly tán’. Chẳng bao lâu nữa Ta cũng sẽ ra đi. Vì thế cho nên các ông hãy tự làm hòn đảo, tự nương tựa chính mình; hãy lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm nơi nương tựa; không lấy chỗ nào khác làm hòn đảo, không nương tựa chỗ nào khác. Nghĩa là sống an trú chánh niệm quán thân trên thân, tinh cần, phương tiện, chánh trí, chánh niệm, điều phục tham ưu thế gian; cũng vậy, an trú chánh niệm quán ngoại thân, nội ngoại thân; thọ, tâm, pháp trên pháp, cũng nói như vậy. Đó gọi là tự mình làm hòn đảo, tự nương tựa chính mình; tự lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm nơi nương tựa; không lấy chỗ nào khác làm hòn đảo, không nương tựa chỗ nào khác.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh 639)

Thiền quán Tứ niệm xứ là pháp tu căn bản của giáo pháp.

Thiền quán Tứ niệm xứ là pháp tu căn bản của giáo pháp.

Đức Phật đã dạy thật rõ ràng ‘Các ông hãy tự làm hòn đảo, tự nương tựa chính mình; hãy lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm nơi nương tựa; không lấy chỗ nào khác làm hòn đảo, không nương tựa chỗ nào khác’. Ngài cũng chỉ thẳng pháp ở đây là Tứ niệm xứ, sống an trú chánh niệm quán Thân, Thọ, Tâm và Pháp để điều phục tham ưu ở đời.

Vì vậy, thiền quán Tứ niệm xứ là pháp tu căn bản của giáo pháp. Dù cho Phật pháp có vô lượng pháp môn phù hợp cho nhiều đối tượng căn cơ nhưng cốt tủy vẫn là Tứ niệm xứ. Nên tu tập thiền quán Tứ niệm xứ để sửa mình và tiến tu nhằm thành tựu giải thoát, an lạc là một trong những di huấn quan trọng của Thế Tôn mà người học Phật hậu thế cần hiểu rõ và tuân theo.

loading...