Kiến thức

'Oán thân trái chủ' từ đâu mà đến?

Thứ sáu, 28/10/2022 06:02

Biết cách đối với bất cứ người nào cũng đều tôn kính, tôn kính từ nội tâm, không có phân biệt, không có chấp trước, cuộc đời này chúng ta mới có thể giải thoát, mới có thể hóa giải được tất cả những oan nghiệp trong đời trước và đời này. Trên đường bồ đề chướng ngại đã giảm dần rồi.

Audio

Vì tranh giành lợi hại lẫn nhau, tổn người lợi mình, nên nói “lợi hại thắng phụ”, thế là “kết phẫn thành thù”, oan gia trái chủ từ đâu mà có? Từ đây mà có. Quí vị kết oán với người ta, quí vị kết thâm thù đại hận với người ta, quí vị muốn chiếm tất cả những gì người ta có chiếm đoạt rồi biến thành của mình, đoạt tài vật của họ lại còn hại mạng họ, thù này liền kết thành rồi, kết phẫn thành thù.

Vì sao tranh giành nhau? Đều vì lợi, hại. Không có lợi hại xung đột thì sẽ không tranh nhau. Cho nên trong cuộc đời chúng ta làm người, nên làm cho được như thế nào? Làm được không tranh với người, quí vị liền có thể cư xử với người, bất cứ người nào quí vị đều có thể cư xử hòa thuận.

Lúc tôi còn trẻ xuất gia chưa được bao lâu, có một số người cũng rất thương yêu tôi, lúc đó quản trưởng Hàn hộ trì tôi, họ thấy quản trưởng Hàn độc đoán, chuyên quyền, trong lòng đều không phục, muốn khuyên tôi xa rời bà ta, họ sẽ tìm cho tôi một nơi khác cho tôi ở rồi hộ trì tôi. Họ đều nói quản trưởng Hàn người này rất khó sống, tôi liền nói với mọi người.

‘Oan gia trái chủ’ theo quan điểm Phật giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi có thể sống với người khó sống nhất, vậy thì người trong thiên hạ tôi đều có thể sống được. Cho nên tôi theo bà cũng tốt. Bà ngày ngày dày vò, tôi đều có thể chịu được, tu nhẫn nhục ba la mật. Vì sao có thể sống với bà, ba mươi năm rồi vẫn còn sống rất tốt? không có xung đột. Thứ bà ấy cần tôi không cần, thứ tôi cần bà ấy không cần. Vậy là dễ dàng rồi. Bà ấy cần danh, danh cho bà ấy, bà ấy cần quyền lực, chúng tôi lúc đó có cái thư viện, mời bà ấy làm quản trưởng, quản trưởng cho bà ấy làm, bà ấy có danh, có quyền, thập phương cúng dường đều cho bà ấy, bà đều cần, đều cho bà ấy.

Tôi cần gì? Tôi cần mỗi ngày lên bục giảng kinh, việc này bà ấy lại quan tâm rất chu đáo. Giúp tôi ba mươi năm giảng kinh không gián đoạn, đây là công lao của bà ấy. Những thứ tôi cần bà ấy đều chuẩn bị giúp tôi, những thứ bà ấy cần tôi đều cho bà ấy. Hai người chúng tôi rất dễ để ứng xử với nhau. Nếu như thứ tôi cần bà ấy cũng cần, thứ bà ấy cần tôi cũng cần vậy thì ngày ngày đánh nhau rồi. Vậy là không thể không đấu tranh.

Cho nên nhất định phải biết. Thứ tôi cần bà ấy không cần, thứ bà ấy cần tôi không cần. Chúng tôi không có lợi hại xung đột. Cho nên mới có thể đối đãi hòa thuận. Ba mươi năm hợp tác bạn bè thật không dễ dàng. Trong môi trường an định mà trưởng thành. Chúng ta phải luôn luôn nghĩ đến, sự việc này nghĩ thông rồi, nghĩ thấu rồi, thì không còn tạo nghiệp nữa.

Biết cách đối với bất cứ người nào cũng đều tôn kính, tôn kính từ nội tâm, không có phân biệt, không có chấp trước, cuộc đời này chúng ta mới có thể giải thoát, mới có thể hóa giải được tất cả những oan nghiệp trong đời trước và đời này. Trên đường bồ đề chướng ngại đã giảm dần rồi.

Oán thân trái chủ là phiền phức nặng nhất, chướng ngại lớn nhất. Quí vị không thể hóa giải đặc biệt là lúc lâm chung, họ không để cho quí vị vãng sanh. Vì sao vậy? vì họ muốn báo thù. Nợ mạng thì phải đền mạng, nợ tiền thì phải trả tiền, họ muốn báo thù. Cho nên trong hiện tại không nên kết oán với bất cứ ai. Điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Lúc nào chúng ta thực sự giác ngộ rồi, quí vị sẽ thấy tất cả mọi người đều là Bồ Tát. Tất cả sự việc đều là Phật sự, đều là giúp đỡ chúng ta giác ngộ, đều là giúp đỡ chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng.

>> Mời quý vị cùng xem video "Sự thật về “Oán thân trái chủ”" qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này: