Kiến thức
Om Mani Padme Hum – Lục Tự Đại Minh Chú
Thứ sáu, 03/09/2020 09:29
Lục Tự Đại Minh Chú - Um, Mani Padmé Hùm (Hán dịch theo Phạm-âm là: “Án ma ni bát di hồng) tuy chỉ có sáu chữ ngắn ngủi thôi, nhưng oai lực lớn không thể nghĩ bàn, tương đương với oai lực của chú Đại Bi.
Sự linh ứng nhiệm mầu của câu Thần Chú Dược Sư
Chú Đại Bi và Lục Tự Đại Minh chú là một sự “tổng hợp” của đức Quán Thế Âm Bồ tát cùng của rất nhiều chư Phật, đã mang hết cả “tâm ý” của Bồ Tát và của chư Phật, giúp cho chúng sanh giải tất cả nạn, tiêu ác nghiệp, dứt trừ bệnh nghiệp, được sự vô úy (không còn sợ sệt trước mọi hoàn cảnh) và được tất cả sự mong cầu (tương đương với “phước, đức” của mình, nhưng phải chánh đáng).
Oai lực của chú Đại Bi và Lục Tự Đại Minh chú có thể dời non, lấp biển, chuyển nắng hạn thành mưa, chuyển gió bão thành nắng ấm, có khả năng đưa người ra khỏi địa ngục, và đưa người lên cõi Trời, cõi Phật, thoát khỏi 3 ác đạo.
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Ngoài “Bổn Tôn” (tức là vị chủ) của câu Thần Chú, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và chư Phật ra, không ai hiểu được công năng và nghĩa lý ảo bí của nó (kể luôn tất cả các đại Bồ Tát khác ở 10 phương cũng không hiểu thấu được).
Có số người không hiểu rõ điều trên, nên đã phí công dịch giải ra nghĩa ý, vô tình làm mất đi phần công lực của Chú. Nhất là lại dùng tâm “phân biệt” (chú này đúng, chú kia sai, chú này mạnh, chú kia yếu, chú này dài chú kia ít. v.v…) mà trì Chú, thành ra trì Chú hoài mà vẫn không có kết quả gì mấy.
Từ trước đến nay, các hàng Phật Tử Trung Hoa, Việt Nam, v.v… khi đọc tụng Thần Chú đều có chút phần hơi trại, so với Phạn Âm (tức âm của chữ Sanskrit, Bắc Ấn Độ), nhưng việc ấy không quan ngại gì, miễn là dùng “tâm chí thành, tin tưởng” khi trì niệm, thì cũng vẫn được hiệu nghiệm như thường.
Ý nghĩa của câu "Ta bà ha" ở cuối các các câu thần chú
Trong Kinh “Ðại Bi”, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có dạy:
“Người nào đối với Ðà-Ra-Ni này sanh lòng nghi không tin, phải biết kẻ ấy sẽ vĩnh viễn mất sự lợi ích…”
Cho nên, muốn được hiệu nghiệm trên đường tu Mật tông thì điều bí quyết là chớ nên khởi lòng nghi ngờ, phân biệt đúng sai, hoặc hiểu nghĩa hay không hiểu nghĩa, khinh báng chi cả. Dù cho lòng “nghi” ấy nhỏ như hạt bụi đi chăng nữa, quyết cũng “chẳng nên có”. Cứ một lòng chặt dạ y theo đó mà hành trì thì được gọi là trì Chú “đúng như pháp” vậy, vì chư Phật, Bồ Tát vốn không bao giờ vọng ngữ (nói lời dối gạt).
May mắn cho chúng ta trong kiếp này còn gặp được chánh pháp, còn học được chánh pháp, được minh sư thiện hữu chỉ dạy cho phương cách trì Chú để giải nghiệp tội. Nếu vẫn còn cố chấp không chịu tu, thì thử hỏi kiếp sau cái chấp sẽ còn nặng như thế nào ? Mà đã cố chấp thì khó mà có được trí huệ để làm được những điều tốt lành. Kiếp này đã có tâm bủn xỉn, nghi kỵ rồi, kiếp sau hết phước, sẽ ra sao?
Những câu thần chú Phật Giáo phổ biến
Cho nên, rất mong quý bạn đồng tu phải cố gắng lên, tinh tấn trì Chú, niệm Phật, và phải “tận tâm, tận lực, tận cường”, tu hành để chắc thêm phần vãng sanh cho mình, thì mới mong thoát ly sanh tử luân hồi, thành tựu được đạo quả. Làm được như vậy mới không phụ lấy chính mình, và trả được ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp, đúng với câu:
“Nhất nhân hành đạo cửu huyền thăng.
Trước độ mình, sau độ người, và độ khắp thế nhân”
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":