Kiến thức
Ông tổ của ngành y trên thế giới là ai?
Thứ năm, 07/09/2022 06:25
Hippocrates là ông tổ của ngành y hiện đại, ông sinh năm 460-370 Trước Công nguyên tại đảo Cos, Hy Lạp. Ông được học nghề y từ cha là Heracleides và trở thành một y sĩ Hy Lạp.
Hippocrates - Ông tổ ngành y hiện đại
Hippocrates được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại. Ở thời đại này, y học vẫn gắn liền với tôn giáo và bệnh tật, được chữa trị bằng những hiện tượng siêu nhiên thần bí. Tuy nhiên, Hippocrates bác bỏ những quan niệm này và trở thành người đầu tiên xem y học là ngành khoa học.
Hippocrates cho rằng mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân tự nhiên riêng. Tập hợp các tác phẩm do Hippocrates trình bày là một sự hiểu biết thô sơ về cách cơ thể hoạt động và bản chất của bệnh tật. Di sản ông để lại chính là lời tuyên thệ Hippocratic, xuất phát từ đạo đức và tiêu chuẩn ông đặt ra, một hướng dẫn đạo đức cho các bác sĩ ngày nay. Rất nhiều điều trong bộ sách của ông vẫn đúng cho đến ngày nay.
Khoảng năm 400 trước công nguyên, ông thành lập trường y, cùng với các môn đồ của mình đưa ra phương pháp khoa học để khám và điều trị cho người bệnh. Người thầy thuốc phải trực tiếp khám cho người bệnh và tìm ra bệnh qua các triệu chứng biểu hiện, phải bốc thuốc kê đơn sau đó theo dõi để xem việc điều trị có kết quả hay không. Thời điểm này nhiều phương pháp y học của Hippocrates được phát triển. Các nhà sử học tin rằng Hippocrates đi khắp lục địa Hy Lạp và có thể cả Libya cùng Ai Cập để hành nghề y.
Đến nay, phần lớn những gì được biết về phương pháp y học đến từ một bộ sưu tập hơn 60 cuốn sách y học Hippus Corpus, được coi là những tác phẩm cổ nhất về y học. Bộ sưu tập được biên soạn 100 năm sau khi ông qua đời. Các sử gia tin rằng các tài liệu giúp ích cho các bác sĩ khi hành nghề y trong suốt cuộc đời sau này.
Các tác phẩm của Hippocrates nêu quan điểm "chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể chất là một phương thuốc hữu hiệu cho hầu hết các bệnh". Hippocrates chỉ ra cách định vị khớp, tầm quan trọng của việc lưu giữ hồ sơ về lịch sử và cách điều trị, mối quan hệ giữa thời tiết và một số bệnh tật. Các bác sĩ vào thời điểm đó chỉ quan sát người bệnh, dựa trên những gì có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy bên ngoài. Họ cũng làm thí nghiệm trên các loài động vật để so sánh với con người, nhưng tuyệt đối không thí nghiệm trên người đã mất.
Đức Phật Dược Sư với đại nguyện chữa bệnh
Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Vì chúng sinh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sinh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sinh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.
Đức Phật Dược Sư đã phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.
Phật Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sinh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.