Đức Phật

Ông vua thiền sư Việt Nam Trần Thái Tông – Trần Cảnh

Thứ bảy, 19/03/2020 03:35

Vua Trần Thái Tông đã để lại rất nhiều tác phẩm Phật học có giá trị lớn, khoáng đạt khí chất nhà thiền, như Thiền Tông Chỉ Nam, Kim Cương Tam-muội Kinh Chú Giải, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, Bình Đẳng Lễ Sám Văn, Khóa Hư Lục, Thi Tập.

 > Tư tưởng nhập thế của vua Trần Thái Tông

Trần Thái Tông nguyên tên thật là Trần Cảnh, quê ở hương Tức Mặc, nay là phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Ông là vị vua đầu tiên trong thời buổi khai sơn lập quốc nhà Trần. Lên ngôi năm tám tuổi, Trần Thái Tông đã mở ra một triều đại huy hoàng trong lịch sử nước Việt. Nhưng trong con người mà sử xưa đánh giá là “khoan nhân thông tuệ, văn võ toàn tài” ấy, tâm tư lại nhiều uẩn trắc, một bề mang nặng nghiệp đế vương, một bề lại nặng lòng dòng họ Thích.

Cuộc đời của ông bi tráng, có những chuyện khiến người đời nhiều đàm tiếu, nhưng cũng vô cùng thương cảm, kính phục.

Trần Thái Tông nguyên tên thật là Trần Cảnh, quê ở hương Tức Mặc, nay là phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

Trần Thái Tông nguyên tên thật là Trần Cảnh, quê ở hương Tức Mặc, nay là phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

Năm hai mươi tuổi, Trần Thái Tông buộc vào thế phải phế Chiêu Hoàng – vị vua nữ cuối cùng của triều nhà Lý nhường ngôi cho ông, xuống làm công chúa, lấy vợ của anh trai Trần Liễu là Thuận Thiên vì dòng dõi kế nghiệp. Dù sử sách đã rõ việc đó là chuyện Thái Tông bị ép vì “hết lòng trung, lo việc nước” của Thái sư Thủ Độ, nhưng thật không thể tránh được chuyện người đời chê trách. Nhưng nhận xét như Lê Tung – nhà sử thời Hậu Lê nói ông là “chốn buồng the kém đức, theo thói dâm bôn”, hay Ngô Sĩ Liên cho ông đã đặt tiền đề cho các hành vi trái “tam cương ngũ thường” của vua tôi triều Trần thì thật chưa thấu tình đạt lý. Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, thì các nhà viết sử triều Nguyễn có sự nhìn nhận vẻ như khách quan hơn:

“Nhưng bấy giờ, Trần Thái Tông hãy còn thơ ấu, mà Thủ Độ là người rất ngoan cố. Phàm việc gì cũng do hắn chỉ sử, Trần Thái Tông không theo cũng không được. Thế mà sử thần cứ chỉ trích riêng Trần Thái Tông, như thế chưa phải là lời phê công bằng”.

Vốn là con người thuần hậu, người con trai hai mươi tuổi ấy đã phản đối kịch liệt. Cuối cùng, khi không thể chịu nổi sự bất lực, đau khổ, Trần Thái Tông đã trốn lên núi Yên Tử, tìm về cửa Phật. Trong bài tựa của Thiền Tông Chỉ Nam, có viết:

“Lúc mười giờ đêm ngày mồng ba tháng Tư năm 1236, vua Trần Thái Tông bỏ ngai vàng, trốn lên núi Yên Tử đi tu. Vua đem theo một số tùy tùng, nói đi để nghe dư luận dân gian, biết rõ sự thật cho dễ bề trị nước. Sang sông, đoàn người đi về phía Đông. Bấy giờ, vua mới nói rõ ý định đi tu với các người tùy tùng và bảo họ trở về. Mọi người đều ngạc nhiên và khóc lóc. Vào khoảng sáu giờ sáng hôm sau, vua đến bến đò Đại Than ở núi Phả Lại. Trời sáng, sợ người nhận ra, vua lấy vạt áo che mặt mà qua đò, rồi theo đường tắt lên núi. Đến tối, vua vào nghỉ trong chùa Giác Hạnh, đợi sáng lại đi. Khó khăn trèo núi hiểm, lội suối sâu, con ngựa đã yếu không thể lên núi được nữa, vua phải bỏ ngựa, vịn vào các tảng đá mà đi. Khoảng hai giờ trưa mới đến chân núi Yên Tử. Sáng hôm sau, vua lên thẳng đỉnh núi và vào tham kiến thiền sư Trúc Lâm.

Bài học tiếp sứ thần nhà Nguyên của vua Trần Nhân Tông

Trần Thái Tông đã để lại rất nhiều tác phẩm Phật học có giá trị lớn, khoáng đạt khí chất nhà thiền, như Thiền Tông Chỉ Nam, Kim Cương Tam-muội Kinh Chú Giải, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, Bình Đẳng Lễ Sám Văn, Khóa Hư Lục, Thi Tập.

Trần Thái Tông đã để lại rất nhiều tác phẩm Phật học có giá trị lớn, khoáng đạt khí chất nhà thiền, như Thiền Tông Chỉ Nam, Kim Cương Tam-muội Kinh Chú Giải, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, Bình Đẳng Lễ Sám Văn, Khóa Hư Lục, Thi Tập.

Vua Trần Thái Tông: Nhà thiền học uyên thâm

Thấy Trẫm, Quốc sư mừng rỡ. Người ung dung bảo Trẫm:

- Lão Tăng ở chốn sơn dã đã lâu, xương cứng mặt gầy, ăn rau đắng, cắn hạt dẻ, uống nước suối, vui cảnh núi rừng đã quen, lòng nhẹ như đám mây nổi, cho nên mới theo gió mà đến đây. Nay Bệ hạ bỏ địa vị nhân chủ mà nghĩ đến cảnh quê mùa rừng núi, hẳn là muốn tìm cầu gì ở đây cho nên mới đến, phải không?

Trẫm nghe lời Thầy hỏi, hai hàng nước mắt ứa ra, liền thưa với Thầy rằng:

- Trẫm còn thơ ấu, đã sớm mất mẹ cha, chơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nào để nương tựa. Lại nghĩ rằng, sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên mới vào đây, chỉ muốn cầu thành Phật, chứ chẳng muốn tìm gì khác”.

Những lời mà Trần Thái Tông bộc bạch thật ẩn nhiều uẩn ức, khiến người nghe không khỏi bi cảm. Vua rõ ràng ý thức được những chuyện thị phi trong triều đình, biết rõ chính tà, luân thường đạo lý. Thế nhưng, rơi vào cái thế, quyền hành vẫn còn nằm hết trong tay Thái sư Thủ Độ, Trần Thái Tông có muốn làm khác cũng không được. Là vua, lại là người trong cuộc mà bất lực thì nỗi đau khổ của Trần Thái Tông, người ngoài thật khó mà hiểu được. Khi không thể chịu nổi thêm, vua đã quyết một phen bỏ ngai vàng, lên núi làm con nhà Phật. Thế nhưng, sinh vào đúng thời nghiệp đế vương không thể thay thế được, vua đành phải xuống núi, miễn cưỡng trở về mà tiếp tục lên ngôi.

Sau khi trở về, vâng theo lời của Quốc sư Trúc Lâm căn dặn:

“Phàm làm đấng nhân quân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, và tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ về, Bệ hạ không về sao được? Tuy nhiên, sự nghiên cứu nội điển, xin Bệ hạ đừng phút nào quên”.

Lúc mười giờ đêm ngày mồng ba tháng Tư năm 1236, vua Trần Thái Tông bỏ ngai vàng, trốn lên núi Yên Tử đi tu.

Lúc mười giờ đêm ngày mồng ba tháng Tư năm 1236, vua Trần Thái Tông bỏ ngai vàng, trốn lên núi Yên Tử đi tu.

Kinh nghiệm thiền trong cung vua Trần

Trong hơn ba mươi hai năm tại vị, Trần Thái Tông đã đưa Đại Việt phát triển, gây dựng nên nền tảng vững chắc toàn diện cho sự huy hoàng của Triều đại nhà Trần sau này. Lấy nhân đức để trị dân, lấy hiền tài để dựng nước, lấy khoan nhượng để thu phục lòng người, lấy trí dũng để bảo vệ đất nước, Trần Thái Tông đã thật sự đem được cái tâm của một “ông vua thiền sư” để lãnh đạo, xây dựng và bảo vệ giang sơn xã tắc. Hẳn phải một người đầy đủ bi, trí, dũng của người con Phật, Trần Thái Tông mới có thể làm được những việc như vậy.

Vốn mang trong mình gánh nặng đế vương, sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông, năm bốn mươi mốt tuổi, Trần Thái Tông đã truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Kể từ đây, ông càng chuyên tâm về Phật pháp, sống đúng với tư chất con cháu nhà thiền, trở về thật với tâm nguyện và con người vốn xưa của Trần Thái Tông. Từ hồi còn rất nhỏ đã say mê Phật pháp, đến khi lớn thì tâm tính dòng họ Thích trong ông lại càng hiện rõ. Đặc biệt, từ nỗi khổ đau, bất lực và dằn vặn nội tâm sau những thị phi do Trần Thủ Độ sắp đặt, chí xuất gia trong Trần Thái Tông đã thật đi đến quyết định. Duy vì thời thế ép buộc, không thể thối lui, Trần Thái Tông đành ở lại ngôi vua, gánh vác sứ mạng dân tộc Đại Việt. Cho nên, khi lui về làm Thái Thượng Hoàng, Trần Thái Tông dành hết tâm huyết và thời gian cho việc nghiên cứu Phật pháp, sớm rõ “việc lớn” nhà thiền, trở thành một trong những cư sĩ uyên thâm trác việt bậc nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự ra đời thiền phái Trúc Lâm của dân tộc do cháu ông, tức vua Trần Nhân Tông xây dựng sau này.

Trần Thái Tông đã để lại rất nhiều tác phẩm Phật học có giá trị lớn, khoáng đạt khí chất nhà thiền, như Thiền Tông Chỉ Nam, Kim Cương Tam-muội Kinh Chú Giải, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, Bình Đẳng Lễ Sám Văn, Khóa Hư Lục, Thi Tập.

Trong Phổ Khuyến Phát Bồ-đề Tâm, Thái Tông viết:

“Công danh cái thế, chẳng qua một giấc mộng dài

Phú quý kinh người, khó tránh “vô thường” hai chữ

Tranh nhân chấp ngã, rốt cuộc là không

Khoe giỏi khoe hay, rốt cùng chẳng thật.

Tứ đại rã rời thôi già trẻ

Núi khe mòn mỏi hết anh hùng

Tóc xanh chưa thấy màu bạc đã pha

Kẻ mừng mới đi mà người điếu đã tới.

Một bao máu mủ, bao năm khổ luyến ân tình

Bảy thước xương khô, mặc sức tham xan tiền của.

Thở ra không hẹn thở vào

Ngày nay không tin ngày kế 

Trôi nổi sông yêu giờ nào nghỉ

Nấu ung nhà cháy biết bao thôi?”.

Lịch sử đã qua, việc cũng đã rồi, nhưng hình ảnh về cuộc đời nhiều thăng trầm, lắm uẩn trắc, nhưng cũng vô cùng đẹp của “ông vua thiền sư” Việt Nam thật đáng để dân tộc ta tự hào, một nhân cách lớn với đời đạo lưỡng toàn.

Lịch sử đã qua, việc cũng đã rồi, nhưng hình ảnh về cuộc đời nhiều thăng trầm, lắm uẩn trắc, nhưng cũng vô cùng đẹp của “ông vua thiền sư” Việt Nam thật đáng để dân tộc ta tự hào, một nhân cách lớn với đời đạo lưỡng toàn.

Sức sống thiền của các vua Trần

Sau quá nửa đời người với bao thị phi, thăng trầm và vinh quang, đời người trong mắt vua giờ như một “giấc mộng dài”, thế sự đổi dời “rốt cùng chẳng thật”. Đây có lẽ là những năm tháng Trần Thái Tông chiêm nghiệm sâu sắc nhất về chính cuộc đời của mình. Những gì đã qua, Trần Thái Tông cảm hối một cách sâu sắc trong từng câu từng chữ ở Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi mà đến nay, tác phẩm vẫn đang được dùng cảnh sách trong nhà thiền.

Bài thơ trong Tứ Sơn, khi thấu rõ được số phận trôi nổi của đời người, Thái Tông viết:

“Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng

Mắt theo hình sắc, mũi theo hương

Lênh đênh làm khách phong trần mãi

Ngày hết, quê xa vạn dặm đường”.

Còn đây là bài thơ ngộ đạo của Trần Thái Tông:

“Vô vị chân nhân thịt đỏ au

Hồng hồng trắng trắng khéo lừa nhau

Ai hay mây cuốn trời quang tạnh

Hiện rõ bên trời dáng núi sao”.

Lịch sử đã qua, việc cũng đã rồi, nhưng hình ảnh về cuộc đời nhiều thăng trầm, lắm uẩn trắc, nhưng cũng vô cùng đẹp của “ông vua thiền sư” Việt Nam thật đáng để dân tộc ta tự hào, một nhân cách lớn với đời đạo lưỡng toàn.

Các nhà viết sử trong các triều đại Việt Nam đã gọi ông là “gương mặt văn hóa đẹp và lạ đến khác thường trong lịch sử Việt Nam”, thật chẳng phải quá.

“Ráng trời chiếu sương sa mặt nước

Gió trầm luân một bước thế gian

Có không một giấc kê vàng

Khoanh tay có được vô thường hay chăng?”.

Nguồn: Chùa Hoằng Pháp

loading...