Hỏi - Đáp
Phải làm thế nào để vừa kinh doanh vừa có thể tu học Phật Pháp?
Chủ nhật, 07/03/2022 02:30
Con làm kinh doanh mỗi niệm đều là kiếm tiền, đều muốn sinh lời, đều là tự tư tự lợi. Vậy phải làm như thế nào để có thể vừa kinh doanh vừa vãng sanh Cực Lạc làm Phật?
Hôm nay có một vị đồng tu (ông là người kinh doanh) đến hỏi tôi: “Chúng con kinh doanh mỗi niệm đều là tự tư tự lợi, nếu không tự tư tự lợi thì còn làm ăn gì nữa? Thế nhưng cứ như vậy mà tiếp tục về sau, tương lai nhất định ở ba đường ác. Phải làm thế nào để con kinh doanh mà vẫn có thể đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc đi làm Phật ?”.
Câu hỏi này rất hay. Kinh doanh vẫn có thể đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc đi làm Phật, chỉ cần bạn đem ý niệm chuyển đổi lại. Kinh doanh ta cần phải kiếm tiền hay không ? Cần, vẫn cứ phải kiếm tiền để mở rộng sự nghiệp của bạn. Thế nhưng bạn phải nên biết, nếu như bạn kiếm được để chính mình thọ dụng, gia đình của bạn thọ dụng, cho con cái của bạn thọ dụng, vậy thì nghiệp báo của bạn sẽ ở ba đường.
Bạn kinh doanh một số thương nghiệp này, làm ăn mua bán là vì phục vụ xã hội, vì lợi ích chúng sanh, quyết định không phải vì tự tư tự lợi thì tương lai bạn sẽ thành Phật, tương lai làm Tổ, đem ý niệm chuyển đổi lại.
Chúng ta đã từng nghe nói, ngày trước nơi đây có một vị đại thương nhân tên Trần Gia Canh, sự nghiệp kinh doanh của ông rất lớn, kiếm được không ít tiền, tiền kiếm được đều xây trường học (tiểu học, trung học, đại học đều có), tạo phước cho xã hội. Nghe nói đến lúc tuổi già khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ nói ông không đủ dinh dưỡng. Có được nhiều tiền như vậy mà dinh dưỡng lại không đủ, chẳng phải buồn cười hay sao ? Vì sao không đủ dinh dưỡng ?
Đời sống của chính mình rất thanh khổ, không có hưởng thụ, không nghĩ đến làm chút thức ăn ngon để ăn, không tìm bổ phẩm tốt, tiền kiếm ra được đều dùng vào xã hội, đều giúp cho người khác. Ông là Bồ Tát. Bồ Tát thì sao không phát tài ? Phát tài được càng nhiều càng tốt, người khổ nạn liền có phước.
Cho nên Bồ Tát học Phật, bất cứ một nghề nghiệp nào đều có thể học Phật, quyết định không có chướng ngại. Sự việc dưỡng sinh có thể làm, nghề nghiệp nào cũng có thể làm, quyết không phải vì chính mình mà là vì phục vụ xã hội, vì lợi ích chúng sanh. Đây chính là Bồ Tát. Phàm và Thánh chính ngay ý niệm ; một niệm vì mình là phàm phu, mỗi niệm vì chúng sanh là Thánh nhân.