Sống an vui

Pháp chuyển buồn khổ thành tịnh lạc

Thứ sáu, 31/07/2023 08:45

Ta có phương pháp tự tạo niềm vui cho mình cho mình, chuyển hướng và tạm biệt nỗi khổ niềm đau. Tức là ta hoàn toàn có khả năng thiết lập một cuộc sống rất vui vẻ an lạc.

Chúng ta đã học rất nhiều, đọc rất nhiều, hiểu rất nhiều, biết rất nhiều thậm chí có người đi chùa tu theo Phật nhiều năm nhưng những thứ rất quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống, ảnh hưởng lớn đến sự an vui hạnh phúc hay buồn rầu khổ đau; giải thoát Niết Bàn hay sinh tử trầm luân của chính chúng ta thì hình như chúng ta ít xem trọng. Cái gì thật sự cần thiết giúp chúng ta sống tốt? hằng ngày làm gì để cuộc sống được vui vẻ hạnh phúc?

Vì sao ta sống trong lo âu buồn khổ? Ta đã làm gì khiến đời ta buồn khổ bất an. Cái gì làm nên giá trị thật của bản thân ta? Cái gì là động lực để ta nỗ lực vươn lên sống tốt? Quan trọng nhất ngay bây giờ, ta nên tu tập như thế nào cho đúng pháp để cuộc sống của chúng ta ngày bớt khổ đau hơn càng tốt hơn, càng vui hơn, đi trên con đường tăng trưởng phước đức, tăng trưởng trí tuệ, tiến dần đến mục tiêu giác ngộ, thành tựu chánh trí đạt được giải thoát Niết Bàn.

Phải chăng, một trong những nguyên nhân khiến chúng ta khổ não, buồn rầu, lo lắng, bất an, căng thẳng, thậm chí có lúc tuyệt vọng là, do chúng ta chạy theo, tìm cầu, tham muốn những thứ không thật sự cần thiết cho cuộc sống hướng thiện của chúng ta. Mỗi người hãy tĩnh tâm suy nghĩ cái gì thật sự cần thiết giúp cuộc sống của mình được vui vẻ, bình an, tiến bước trên lộ trình giải thoát. Ai suy nghĩ thấu đáo điều này, cuộc sống của người đó ngày càng tuyệt vời hơn.

Hiện tại không có an lạc, hạnh phúc, đợi đến khi nào mới có?

01

Hằng ngày, từng phút từng giây chúng ta học cách chỉ gieo trồng những “Hạt giống tốt” vào “Mảnh đất tâm” của chúng ta, tức là chỉ nghe những điều tốt đẹp, chỉ nói những điều mang lại an lạc cho người cho mình; chỉ đọc những thứ có nội dung tích cực, hướng thiện, thuận hướng giác ngộ giải thoát, hướng tâm suy nghĩ vào những điều thiện, điều tốt, làm cho ta tăng trưởng trí tuệ và tâm từ bi. Mà không có gì tốt đẹp và giá trị hơn những lời dạy của đức Phật được ghi chép trong kinh điển, nên ngồi thiền, nghe kinh, tụng kinh, niệm Phật là những phương pháp chuyển hoá tâm tốt nhất.

Khi nghe những điều không tốt, suy nghĩ những điều xấu, thấy những việc không hay, không đúng, làm tổn hại chúng sinhm tổn hương người khác chúng ta tỉnh giác rõ ràng rằng, đây là những pháp bất thiện, những thứ này đem lại đau khổ cho ta, cho người khác, nên ta không tiếp nhận vào tâm ta, ta không làm theo nó, nó sẽ không tồn tại trong tâm ta, thì chúng ta sẽ luôn vui vẻ bình an và hạnh phúc.

Người nào thường sống trong tỉnh giác, chính niệm sẽ thấy rõ: rất nhiều người đang nô lệ cho buồn vui thương ghét, khi nào niềm vui đến, ta không biết; khi nào nỗi buồn đến, ta cũng không biết? Niềm vui đến, ta muốn nó "ở lại chơi" với ta thêm một chút cũng không được; Ta muốn nỗi buồn qua mau, nhưng nó cứ thích ở lại gặm nhấm ta, làm ta khổ đau mà ta đành bất lực...Vì thấy ai ai cũng phải chịu như vậy nên ta cũng xem như vậy là chuyện bình thường ! Thật ra, chỉ cần ta hiểu được bản chất và quy luật vận hành, diễn tiến và huỷ diệt của cảm xúc trong ta, thì trong chừng mực nhất định, chúng ta có khả năng làm chủ cuộc đời của chúng ta, làm chủ được buồn vui của chúng ta.

Ta có phương pháp tự tạo niềm vui cho mình cho mình, chuyển hướng và tạm biệt nỗi khổ niềm đau. Tức là ta hoàn toàn có khả năng thiết lập một cuộc sống rất vui vẻ an lạc. Nếu ta học được những pháp chuyển hoá khổ đau mà đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta. Có một điều chúng ta nên lưu ý, là phải biết rõ bản chất của niềm vui (lạc thọ) phát sinh từ thoả mãn ngũ dục là thô thiển, là vô thường, là khổ, là vô ngã, nhưng những niềm an vui thu thái thanh tịnh phát sinh từ tu tập thiền định và các pháp Phật dạy, thuận hướng giải thoát, nâng đỡ tiến trình tinh tấn tu hành vẫn được đức Phật khuyến khích. Nhưng vẫn phải cảnh giác không để tâm tham đắm và chấp trước vào đó, nếu không, nó sẽ cản trở tiến trình thành tựu chính trí, đạt đến giác ngộ. Chúng ta có thể tu tập các pháp sau đây:

Pháp thứ 1: Hướng sinh hỷ

Ta hiểu rõ, buồn hay vui là do chính tâm ta cảm nhận. Buồn và Vui là hai trang thái cảm xúc đối lập, nhưng thường xuyên thay đổi đan xen lẫn nhau, vui đó rồi buồn đó, buồn vui vu vơ, có lúc vừa vui vừa buồn, vừa cười vừa khóc. Vì vậy ta có khả năng chuyển hướng cảm xúc từ buồn thành vui. Hầu hết niềm vui, nỗi buồn phát sinh trong ta là bị hoàn cảnh bên ngoài tác động, thuận ý mình thì vui vẻ, nghịch ý mình thì buồn tức giận hờn. Thấu rõ như vậy, nên khi gặp nghịch cảnh trái ý buồn phiền, ngay lúc đó, ta chủ động chuyển hướng tâm ta vào các đối tượng hoan hỷ. Nghĩa là chuyển hướng suy nghĩ, chuyển hướng cảm xúc vào đối tượng bình an vui vẻ hơn. Như là đi gặp nói chuyện với người có đạo đức, nhiệt tình, vui tính, lạc quan; ngắm nhìn tượng PHẬT DI LẶC hoan hỷ, vào chùa lễ Phật, ngồi tĩnh tâm buông thư để xoa dịu cảm xúc, nghe một đĩa giảng phật pháp về đề tài vui...dù đây chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng lại có tác dụng chuyển buồn thành vui trong một thời gian ngắn.

Pháp thứ 2: Ly sanh hỷ

Ly nghĩa là rời ra, xa lìa, “ly sinh hỷ” là những niềm an vui có được khi ta biết tránh xa, lìa xa những điều xấu ác, những đối tượng, hình ảnh, lời nói, phim ảnh gây tác động xấu đến tâm ta, đến cảm xúc của ta. Ví dụ như không xem phim, không đọc báo, không nghe những thứ có nội dung chém giết, lừa lọc, hận thù, chỉ trích,...tạm tránh xa những người có tâm độc ác, thường nói, làm những điều gây tổn thương người khác; tránh xa những thứ dục lạc thấp hèn khiến ta tham đắm truỵ lạc. Vì những thứ này là nguồn gốc của khổ đau.

Ngoài ra, ta con phải biết “Thận cận thiện tri thức” tức là thường xuyên gần gủi, tiếp xúc, nói chuyện, học hỏi với những người hiền thiện, vui tính, có đạo đức, có trí tuệ, thường nghe những lời tốt, điều thiện, dần dần tâm ta chỉ chứa những điều tốt đẹp, tích cực, thì cảm xúc an vui thư thái theo đó mà phát sinh ngày càng nhiều hơn.

Pháp thứ 3: Thí sanh hỷ

Nghĩa là những niệm an vui có được khi lòng ta rộng mở, siêng thực hành các thiện pháp, tân tâm hộ trì Phật pháp, làm các điều lành, đối xử tử tế với mọi người, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn thiếu thốn, đói khát...hết sức thành tâm mạng lại niềm an vui hạnh phúc cho mọi người. Ngay lúc ta khởi lên suy nghĩ về điều thiện là cảm xúc tích cực đã theo đó mà phát sinh trong ta, làm cho ta vui vẻ thư thái rồi, đến khi ta thực hiện suy nghĩ thiện đó, tức là ta đi làm các việc tốt, việc thiện thì NIỀM VUI an lạc được nhân lên gấp bội. Nhưng nhớ rằng, khi làm việc THIỆN, ta không nên cố CHẤP, không nên tự mãn, cũng không chấp vào thái độ cung kính hay lơ là của người nhận thì NIỀM AN VUI mới được trọn vẹn ý nghĩa...Cho nên mỗi ngày, ta hãy làm ít nhất 1 điều thiện, thì NIỀM VUI luôn đến với ta, phước đức may mắn luôn ở bên ta. Ta thấy ai làm việc thiện, nói lời tốt đẹp, mình thật tâm đồng tình, khen ngợi, nói cho nhiều người khác biết, thì ta sẽ có thêm niềm vui tuỳ hỷ thuận hướng giải thoát.

Pháp thứ 4: Xả sanh hỷ

"XẢ SINH HỶ" nghĩa là niềm vui có được nhờ mình biết buông bỏ xả trừ những thứ như: thù hận, giận hờn, trách móc, ganh ghét, tranh dành hơn thua, tham lam, ích kỷ..Nhưng ai cũng muốn xả mà không biết làm cách nào để buông xả những thứ nặng nề đang đè nặng trong Tâm ta? Ta xả bằng mấy cách sau:

Một là, luôn luôn tự nhắc nhở mình, thở ra mà không hít vào là chết. khi ý thức sâu sắc như vậy, mình sẽ dễ buông xả thù oán giận hờn...bởi vì khi thở ra không hít vào là xong một đời, nên không có thời gian để chấp?

Hai là, ta biết rõ rộng lượng tha thứ những sai lầm của người khác đã từng làm tổn thương mình cũng chính là tha thứ cho mình, vì mình cũng thương xuyên phạm phải các sai lầm.

Ba là, máu khổ đau trong tim ta rỉ ra, chảy ra nhiều là do những mấu sắt của thành kiến, giận hờn, hơn thua, cố chấp của ta ghim chặt vào trong tim ta, khi ta xả những ghim sắt này ra khỏi tim thì ta sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, bớt khổ đau hơn, an vui hơn nhiều.

Bốn là, mỗi ngày ta tập xả một thứ nặng nề trong tâm ta ra như: buông xả tha thứ cho một kẻ thù từng làm hại ta, làm lành với một người ta từng ghét bỏ, xả 1 mối thù hận trong lòng ta đang mang, xả bớt một ít lòng tham dục, xả bớt một thứ ham muốn...thì niềm an vui tăng lên gấp nhiều lần.

Pháp thứ 5: Thiền sinh hỷ

"THIỀN SINH HỶ" nghĩa là niềm vui thư thái có được nhờ ta biết thực hành thiền hằng ngày, mà trong nhà thiền hay gọi là “thiền lạc”. Thiền là chọn một đối tượng, rồi tập trung tâm mình vào nó để thấu rõ bản chất thật của nó. Thiền là tỉnh giác chính niệm trong từng sát na, từng giây, từng phút. Đây là con đường phát huy tuệ giác giải thoát tối thượng. Khi thực hành thiền thì sẽ tăng khả năng tập trung, làm gia tăng sức khoẻ, tăng niềm vui, phát sinh định, tăng trí tuệ, đạt giải thoát.

Có thể, Sáng sớm thức dậy, ta ngồi kiết già (hoặc sắp bằng) thẳng lưng, thẳng cổ, buông lỏng toàn thân. mắt hơi nhắm, tập trung theo dõi hơi thở. đếm hơi thở từ 1 đến 10 trong 10 phút (hoặc nhiều hơn). Từ sáng đến chiều, khi nào rảnh thực hành 1 lần 10 phút, tối trước khi ngủ, thực hành 10. Trong ngày khi nào ta thấy bất an, bực bội, khó chịu, hành thiền 5 - 10 phút sẽ dễ chịu ngay. Nếu không có thời gian ngủ trưa, khoảng trước sau 12 giờ hành thiền 5 - 10 phút, tinh thần thư thái, không bị trang thái bần thần, làm việc hiệu quả hơn. Ta có thể đi bộ, chậm rãi (thiền hành), đếm hơi thở như trên. Cách này không mất nhiều thời gian, nhưng kết quả an vui giải thoát sẽ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Pháp thứ 6: Tuệ sanh hỷ

“TUỆ SINH HỶ” nghĩa là niềm vui có được nhờ ta có trí tuệ thấy biết như thật (như thật trí kiến) thấu rõ thật tính của các pháp, bản chất thật của mọi sự vật hiện tượng. Cụ thể là thấu rõ thực tính của khổ và phương pháp dứt trừ khổ đau nói chung, hiểu rõ thực tính của cảm thọ, của cảm xúc buồn vui và phương pháp sản tạo ra niềm vui và dứt trừ buồn khổ. Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến con người buồn khổ là do nhận thức sai lầm, thiếu hiểu biết, thiếu trí tuệ, không thấy rõ được mọi sự vật hiện tượng, dù là vật chất hay tinh thần như nó đang là. Ví dụ như gốc của tham dục là khổ mà ta tưởng là vui; gốc của ái dục là khổ mà ta cho là sướng; thật tính của các pháp là vô thường mà ta nghĩ là thường, tiến bạc của cải chỉ là phương tiện để sống tốt, mà ta cho là mục đích sống, là giá trị, là tất cả…Vì thấy biết sai lầm như vậy nên ta bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi, ba chìm bảy nổi trong nhân gian, chịu khổ vô cùng. Chỉ khi mặt trời tuệ giác xuất hiện, thì mây mù phiền não phải tan biến đi, bóng đêm đành phải nhường chỗ cho ánh sáng trí tuệ chiếu soi, buồn khổ phải đi xa nhường chỗ cho niềm an vui hạnh phúc chân thật. Niềm vui có được do tuệ giác đem lại là niềm vui chân thật và miên viễn. Tuệ giác mới là sự nghiệp chân chính của tất cả chúng sinh. Sống tỉnh giác cũng là sống thiền, chính là sống trí tuệ, an lạc ngay trong thực tại, cũng có nghĩa là giải thoát ngay trong giây phút hiện tại. Sống trong ánh sáng của mặt trời tuệ giác chiếu soi là cuộc sống tuyệt với, có ý nghĩa nhất mà người trí luôn hướng đến.

Toạ thiền, học kinh, nghe pháp, tụng kinh, niệm phật, trì chú đều có thể làm phát sinh trí tuệ, nhưng quan trọng nhất là khi tu, phải tập trung chuyên nhất.

Các Pháp nhiệm màu này của đức Phật, nếu tĩnh tâm đọc kỹ, hiểu rõ, thực hành sẽ thành tựu chánh trí, đưa chúng ta đến bờ giải thoát an lạc Niết Bàn, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau bi thương trong sinh tử luân hồi.

loading...