Lời Phật dạy

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Chủ nhật, 20/05/2022 11:36

Tu tập thành tựu tịnh tín, tinh tấn, đa văn, bố thí và trí tuệ là nền tảng vững chắc của các cõi lành. Thế nên, những ai đã biết đường đi, được thiện nghiệp dẫn dắt thì thẳng đến cõi lành như dầu thì tự nổi lên mặt nước.

Phật dạy thật rõ ràng, những ai chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, giữ vững năm giới, thành tựu chánh kiến thì chắc chắn hiện đời được an lành, đời sau sinh vào thiện xứ.

Một thời Phật du hóa tại Na-lan-đà, ở xóm Tường, rừng Nại. Bấy giờ A-tư-la thiên có người con là Già-di-ni, sắc tướng uy nghi, chói sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng, đi đến nơi Đức Phật, cúi lạy dưới chân Phật rồi ngồi sang một bên. Già-di-ni, con trời A-tư-la bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, các người Phạm chí cao ngạo tự cho ngang bằng trời. Họ cho rằng, nếu có chúng sanh nào mạng chung, họ có thể làm cho tự do qua lại các thiện xứ, sanh lên cõi trời. Thế Tôn là Pháp chủ, mong Thế Tôn làm cho chúng sanh khi mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời.

Mười thiện nghiệp và mười ác nghiệp

Những ai đã biết đường đi, được thiện nghiệp dẫn dắt thì thẳng đến cõi lành như dầu thì tự nổi lên mặt nước.

Những ai đã biết đường đi, được thiện nghiệp dẫn dắt thì thẳng đến cõi lành như dầu thì tự nổi lên mặt nước.

Thế Tôn bảo rằng:

- Này Già-di-ni, ông nghĩ thế nào? Nếu như trong thôn ấp hoặc có người nam hay nữ, tinh tấn siêng tu, lại thực hành diệu pháp thành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, xa lìa lấy của không cho, tà dâm, nói dối, cho đến xa lìa tà kiến, được chánh kiến. Người ấy khi mạng chung nếu có số đông người đến đều chắp tay hướng về người đó mà kêu gọi van lơn, nói như thế này: ‘Này các người, nam hoặc nữ, các người đã tinh tấn siêng tu, lại thực hành diệu pháp, thành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, cho đến tà kiến cũng đều xa lìa, đoạn trừ tà kiến, được chánh kiến.

Các người nhân việc đó, duyên việc đó mà khi thân hoại mạng chung, hãy đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục’. Này Già-di-ni, ông nghĩ thế nào? Các người nam nữ kia, tinh tấn siêng tu lại thực hành diệu pháp, thành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, cho đến tà kiến, đoạn trừ tà kiến, được chánh kiến. Có thể nào vì bị số đông người đến chắp tay hướng về người đó mà ca ngợi cầu xin, nhân việc đó, duyên việc đó, mà khi thân hoại mạng chung sẽ đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục không?”.

Già-di-ni trả lời rằng:

- Không thể được, bạch Thế Tôn!

Thế Tôn khen rằng:

- Lành thay, Già-di-ni! Vì sao vậy? Này Già-di-ni, những người nam hay nữ kia siêng năng tinh tấn, lại thực hành diệu pháp, thành tựu mười nghiệp thiện đạo là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, cho đến tà kiến đều xa lìa, được chánh kiến. Nếu được số đông người đến chắp tay hướng về người đó mà kêu gọi van lơn, nhân việc đó, duyên việc đó mà khi thân hoại mạng chung sẽ đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục. Điều này không thể có. Vì sao vậy? Này Già-di-ni, bởi vì mười nghiệp đạo thiện là trắng, có quả báo trắng, tự nhiên thăng lên, chắc chắn đến thiện xứ.

Phật dạy thật rõ ràng, những ai chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, giữ vững năm giới, thành tựu chánh kiến thì chắc chắn hiện đời được an lành, đời sau sinh vào thiện xứ.

Phật dạy thật rõ ràng, những ai chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, giữ vững năm giới, thành tựu chánh kiến thì chắc chắn hiện đời được an lành, đời sau sinh vào thiện xứ.

Tính nhân quả của thiện nghiệp và ác nghiệp

Này Già-di-ni, cũng như cách thôn không xa có vực nước sâu, nơi đó có người đem hũ dầu ném vào nước; hũ bị vỡ, sành cặn chìm xuống, dầu bơ nổi lên trên. Cũng vậy, này Già-di-ni, những người nam hay nữ kia tinh tấn siêng tu, lại thực hành diệu pháp, thành tựu mười nghiệp đạo thiện là xa lìa việc giết, đoạn trừ việc giết, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, cho đến xa lìa tà kiến, đoạn trừ tà kiến, được chánh kiến.

Người ấy khi mạng chung, thân thể là sắc thô nặng, thuộc về bốn đại, do cha mẹ sanh, nuôi lớn bằng cơm áo, chống dựa khi ngồi nằm, chăm sóc bằng tắm gội, là pháp phá hoại, là pháp diệt tận, là pháp ly tán. Sau khi mạng chung, hoặc chim quạ rỉa mổ, hoặc hùm sói ăn, hoặc bị đốt, hoặc bị chôn. Tất cả trở thành cát bụi. Tâm ý thức của người ấy thường được huân tập bởi tín, tinh tấn, đa văn, bố thí, trí tuệ. Người ấy, nhân việc ấy, duyên việc ấy mà tự nhiên thăng lên cao, sanh đến thiện xứ”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Nghiệp tương ưng, kinh Già-di-ni, số 17 [trích])

Phật dạy thật rõ ràng, những ai chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, giữ vững năm giới, thành tựu chánh kiến thì chắc chắn hiện đời được an lành, đời sau sinh vào thiện xứ. Mặt khác, tu tập thành tựu tịnh tín, tinh tấn, đa văn, bố thí và trí tuệ là nền tảng vững chắc của các cõi lành. Thế nên, những ai đã biết đường đi, được thiện nghiệp dẫn dắt thì thẳng đến cõi lành như dầu thì tự nổi lên mặt nước.

loading...