Lời Phật dạy
Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”
Chủ nhật, 07/02/2022 10:52
Tu phước, Phật ở trong kinh luận nói với chúng ta rất nhiều, mỗi một người chúng ta ngày nay sanh đến thế gian này, mọi người được thân người, vì sao bạn có thể được thân người?
Ở trên kinh Phật nói, trong đời quá khứ bạn tu năm giới mười thiện. Nhà Phật nói năm giới là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Bạn làm được rồi, cả đời đều có thể tin thủ mà không hủy phạm, Phật nói đó là điều kiện bạn được thân người, trong đời quá khứ đã từng tu qua cái nhân này. Không dễ dàng gì đời này được thân người, chưa nói là gặp được Phật pháp.
Như cổ thánh tiên hiền chúng ta dạy cho chúng ta luân thường, cổ thánh đã nói ra ngũ thường. Ngũ thường cùng ngũ giới hoàn toàn như nhau. Ngũ thường chính là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nhân là không sát sanh, nghĩa là không trộm cắp, lễ là không tà dâm, trí là không uống rượu, tín là không vọng ngữ. Đây là cổ thánh tiên hiền giáo hóa chúng sanh, chúng ta có thể vâng giữ thì có thể được thân người. Nhà Phật nói đó là dẫn nghiệp, dẫn dắt chúng ta đến cõi này để thọ sanh.
Tuy mọi người đều được thân người, nhưng mỗi một người phước báo không như nhau, có người cả đời hưởng phước, có người cả đời trải qua được rất gian khổ, đây là do nguyên nhân gì? Cái nguyên nhân này chính là sáu Ba La Mật.Sáu điều này không cố gắng tu học, cho nên tuy được thân người, nhưng đời sống trải qua được rất gian khổ. Đừng nói bạn ở nhân gian, nếu như bạn sanh thiên (dẫn nghiệp cõi trời là thượng phẩm mười thiện, tứ vô lượng tâm), thiên nhân phước báo cũng không giống nhau.Đại đa số thiên nhân đều hưởng phước, còn có số ít thiên nhân rất bần cùng, không bằng người giàu có ở nhân gian chúng ta.
Do nguyên nhân gì vậy? Họ có dẫn nghiệp của thiên nhân cõi trời, nhưng không có phước trời. Có thể thấy được, tu phước vẫn là rất quan trọng, cho nên trồng nhân thiện được quả thiện, trồng phước được phước.
Phật nói với chúng ta, tiền của từ do đâu mà có? Tiền của là quả báo, thế gian này có người phát tài to, có người rất nghèo khó, quyết không thể nói người này rất giỏi, rất thông minh, rất may mắn. Người giỏi hơn so với họ, thông minh hơn so với họ, người may mắn hơn so với họ vẫn rất nhiều, tại vì sao những người đó không phát tài? Tại vì sao chỉ có họ phát được tài? Trong mạng của họ có. Trong mạng vì sao mà có? Trong đời quá khứ đã tu.
Phật nói với chúng ta tu tài bố thí được quả báo tiền của, cho nên họ có tiền của thì chúng ta biết được đời trước tu tài bố thí nhiều, ngay đời này họ mới có được tiền của. Nếu như họ không tu tài bố thí, ngay đời này họ có thông minh hơn, có giỏi hơn, ngày tháng vẫn là trải qua được rất nghèo khổ.
Do đây có thể biết, nếu bạn muốn được tài phú, bạn nhất định phải tu tài bố thí, bạn thí được càng nhiều thì bạn có được cũng sẽ càng nhiều, cho và nhận nhất định rất rõ ràng, đó mới là đạo lý chân thật. Thế gian không có việc nào may mắn mà thành tựu, chân thật là “một ngụm nước một bữa ăn đều do tiền định”. Ai định cho bạn vậy? Chính mình định, không phải người khác định.
Phật nói thông minh trí tuệ là quả báo của bố thí pháp. Bố thí pháp khai mở trí tuệ, bố thí vô úy được khỏe mạnh sống lâu. Cái gì gọi là bố thí vô úy? Người khác có khổ nạn, chúng ta đưa tay ra có thể cứu giúp họ, có thể an ủi họ, khiến cho thân tâm của họ được an ổn, lìa khỏi tất cả lo buồn sợ hãi, loại sự việc này đều gọi là bố thí vô úy. Cho nên tu ba loại bố thí này thì mới được ba loại quả báo thù thắng.Chúng ta phải bình lặng mà quán sát sự thật quả báo của bố thí để làm tham khảo tu học cho chính mình.
Người được đại phước báo, chúng ta gọi đó là phước huệ đầy đủ, có tiền của, lại có thông minh trí tuệ, lại có sức khỏe tuổi thọ, phước báo ở thế gian của con người này là tương đối viên mãn. Thế nhưng sau khi hưởng hếtmột đời này, họ ở ngay trong một đời hưởng phước cũng làm được một ít việc tốt, thế nhưng không thể so sánh được với phước báo của họ, vậy chúng ta liền biết phước đời sau của họ liền bị giáng thấp, cứ như vậy mỗi lần xuống thấp hơn.
Cho nên, ở trên kinh, Phật nói lời thành thật với chúng ta, chúng sanh sáu cõi thì thời gian ở trong ba đường ác dài, thời gian ở ba đường thiện ngắn, đây đều là sự thật. Trong ba đường thiện, thọ mạng dài nhất là trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, tám vạn đại kiếp. Ba đường ác, thọ mạng dài nhất là địa ngục A Tỳ, địa ngục vô gián, thọ mạng vô lượng kiếp, ở trên kinh chúng ta xem thấy là vô lượng kiếp, vô số kiếp, không phải là tám cái đại kiếp, mà là vô số vô lượng đại kiếp.
Phật nói những lời này, chúng ta nghe được chân thật là nổi hết cả da gà, thật là đáng sợ. Nếu như nghe rồi mà vẫn không cảm thấy gì, xin nói với các vị, đó chính là gỗ đá vô cảm mà người xưa đã nói, đó là một người gỗ, không biết được lợi hại. Thứ khác thì không cần nói, lợi hại thiết thân nói ra cho bạn nghe bạn cũng không hiểu rõ, bạn còn có thể cứu hay sao? Vừa chớp mắt thì lại trở vào ba đường để chịu báo, ba đường là cố hương. Phật nói cho chúng ta nghe những lời này, chúng ta phải tinh tấn, phải giác ngộ, phải cảnh giác, việc này không phải là việc để đùa, không phải là trò đùa đâu. Người giác ngộ, không ai mà không tích cực cầu thoát ly ra khỏi sáu cõi luân hồi.
Có phương pháp gì thoát khỏi sáu cõi luân hồi hay không? Có! Phật nói ra rất nhiều pháp môn, thảy đều là pháp môn giải thoát. Phật lại sợ chúng sanh thời kỳ mạt pháp nghiệp chướng quá nặng, tu học pháp môn thông thường không thể có lực, A Di Đà Phật vô lượng từ bi, xây dựng đạo tràng ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là “đại Di Đà thôn”, hoan nghênh chúng ta vô điều kiện đến nơi đó để tu học. Nơi đây của chúng ta có cư sĩ Lý Mộc Nguyên phát tâm xây dựng thôn Di Đà nhỏ, cũng là vô điều kiện, không nhận của các vị một xu tiền, chỉ cần bạn chịu niệm Phật chịu đi, bạn thật giác ngộ rồi.
Người giác ngộ mới cầu vãng sanh, người giác ngộ hy vọng ngay trong đời này quyết định thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Vào ở trong thôn Di Đà chính là giúp đỡ bạn, thỏa mãn nguyện vọng này của bạn. Cho nên thế giới Cực Lạc là thôn Di Đà lớn, tiếp nhận tận hư không, khắp pháp giới, bao gồm tất cả những người mong cầu thoát khỏi sáu cõi luân hồi, thoát khỏi mười pháp giới, A Di Đà Phật thảy đều thâu nạp. Loại bi nguyện nhân từ này, tận hư không khắp pháp giới tìm không ra nơi thứ hai. Cho nên chư Phật Như Lai tán thán A Di Đà Phật, chính là trên kinh này đã nói: “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, đó là chư Phật tán thán đối với A Di Đà Phật.