Kiến thức
Phật tử chân chính đúng nghĩa
Thứ năm, 06/03/2024 05:00
Cuộc đời vô thường, khổ não kế bên, mọi thứ biến đổi nhanh chóng. Chỉ có nỗ lực tu tập, phát triển định tuệ từ bi phúc đức thì mới thật có giá trị. Mong rằng các Phật tử đến chùa, học Phật, tu tập nên chọn con đường chân chính, đúng nghĩa.
Trong thời đại công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ AI hiện nay, nhiều người trên thế giới cũng như ở Việt Nam dễ dàng tiếp cận, thấy được cái hay và sự cần thiết của Phật giáo trong đời sống thực tế. Chính vì vậy có rất nhiều người ngưỡng mộ trí tuệ và tâm từ bi của đức Phật, các vị Thánh tăng, Cao tăng nên muốn Quy y Tam Bảo để trở thành Phật tử (con Phật).
Nhưng mà chúng ta cũng đang sống trong thời đại thực dụng, nhiều người xem trọng tiền tài, vật chất, địa vị, lợi ích cá nhân là hơn tất cả.
Cho nên những người con Phật chân chính dù là Tăng Ni hay Cư sĩ Phật tử cũng cần hiểu thấu tâm nguyện/ động cơ đi chùa Quy y/ học Phật của các tín đồ Phật giáo để có cách ứng xử giáo hóa phù hợp. Hiện nay có các hiện tượng sau:
Người Phật tử lý tưởng, vị cư sĩ sáng chói
Một là không loại trừ khả năng một số giả là tín đồ đi chùa nhưng không phải vì kính Tâm Bảo, muốn tu tâm dưỡng tính mà có tâm cơ/ dụng tâm khác. Chúng ta không thể không lưu tâm.
Hai là những tín đồ thuộc dạng thuần túy tín ngưỡng đến chùa chỉ để cúng bái, cầu an, cầu siêu, xin xăm, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, cầu xin Phật trời phù hộ mua may bán đắt...không tụng kinh nghe pháp tu tập. Những vị này hay chấp và thị phi.
Ba là những tín đồ đến chùa dạng cố chấp thành kiến cũng biết cúng dường chư Tăng, nghe thuyết Pháp giảng Kinh, có tìm hiểu Phật, pháp đi chùa tụng kinh những người này, nghe giảng Pháp nào chấp ngay Pháp nấy, không biết Pháp có đúng hay sai của đạo Phật, cứ nghe giảng có lý là tu tập, do thế sanh ra kiến chấp, thích tranh luận hơn thua, hay thị phi này nọ, chỉ cho mình đúng, phá hoại hoà hợp chúng.
Bốn là những tín đồ dạng ngạo mạn tự cao đến chùa ít cúng dường chư Tăng, ít lễ Phật, ít tụng kinh toạ thiền chỉ chuyên nghe thuyết giảng Kinh điển, học thuộc làu nghĩa lý và đọc nhiều loại kinh sách của các nhà học giả nghiên cứu sưu tầm soạn ra, lấy đó làm tiêu chuẩn rồi cũng tự kiến giải nghĩa lý ấy theo quan điểm riêng tư của mình, tìm các bậc tu hành tranh luận hơn thua và tự cho mình như một bậc thầy thông suốt lý đạo, đôi khi còn tỏ ra như mình đã tu chứng đạt, tu đúng đắn, kết bè nhóm tu theo mình, đi lạc vào đường tà.
Năm là những tín đồ dạng mưu lợi, vụ lợi cá nhân, đến chùa không phải để cúng bái Phật, không cúng dường chư Tăng, không nghe thuyết giảng Kinh, chỉ móc nối làm ăn, hùn hạp, buôn bán thậm chí có dấu hiệu lừa đảo các Phật tử giá cả nhẹ dạ cả tin
Sáu là những tín đồ đến chùa cung kính Tam Bảo, bố thí cúng dường, hộ trì chư Tăng Ni hoằng pháp, nghe thuyết giảng Kinh điển, ngồi thiền, tìm hiểu và cân nhắc Pháp môn phù hợp theo sự chỉ bảo của chư Tăng Ni thiện hữu tri thức. Không cố chấp thị phi, vững vàng bền bỉ một đường hướng Phật. Đây là những Phật tử chân chính đúng nghĩa.
Đương nhiên cũng sẽ có những người vừa cũng kính tin Tam Bảo, hoc pháp tu tập, bố thí cúng dường nhưng cũng vừa có tâm cơ mưu lợi làm ăn. Tức là nửa tốt nửa chưa tốt. Trong những trường hợp này các vị có trách nhiệm giáo hóa điều chỉnh cho họ, phát huy mặt tốt, hạn chế, chấm dứt các hành vi chưa phù hợp khi đi chùa
Và có nhiều dạng Phật tử đan xen....
Cuộc đời vô thường, khổ não kế bên, mọi thứ biến đổi nhanh chóng. Chỉ có nỗ lực tu tập, phát triển định tuệ từ bi phúc đức thì mới thật có giá trị. Mong rằng các Phật tử đến chùa, học Phật, tu tập nên chọn con đường chân chính, đúng nghĩa.