Lời Phật dạy

Phương pháp làm giàu theo lời Phật dạy

Thứ bảy, 06/02/2023 09:15

Đức Phật từ xa xưa cũng đã căn dặn hàng bạch y (cư sĩ tại gia) không được làm những nghề nghiệp tổn đi phước đức của mình, tuy là giàu nhanh nhưng chỉ hưởng trong chốc lát mà huỷ hoại cả một kiếp người, hằng ngày cứ chịu đau khổ triền miên.

Audio

Giàu ai cũng muốn, nhưng giàu không gậy tội lỗi về sau mới là tốt, còn giàu mà để tội lỗi càng ngày càng chất chồng thì giàu này không ham chút nào. Nghèo giàu đều do nhân quả số mạng mà có, không phải do ông trời hay ông bà gì đó ban cho người đó giàu, nếu chúa ban cho được giàu vậy thần thánh đó không công bằng, thương người giàu ghét người nghèo làm cho người nghèo khổ đau,... Cho nên giàu nghèo là do chính ta tự tạo quả phước khác nhau.

Trong Tăng Chi Bộ- Đại tạng kinh Đức Phật có dạy như sau:

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?

Phật giáo có vô số pháp giúp cho doanh nhân làm giàu một cách chân chính

4

– Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.

Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.

Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.

Qua bài Kinh trên cho ta thấy làm giàu không phải chỉ biết kiếm tiền mà còn phải biết tích luỹ phước đức như cúng dường, bố thí làm nhiều việc thiện lành để có phước mà xài hoài. Có nhiều người giàu khủng khiếp nhưng vì ăn chay không biết bố thí nên càng ngày tài sản không cánh mà tự nó bay, dẫn đến đổ vỗ tài sản lẫn hạnh phúc gia đình. Trên thương trường được gọi là chiến trường, không ai là kẻ khờ dại. Khi thất bại cứ nghĩ tại không gặp thời hay bị xui rủi. Người thành đạt chưa hẳn vốn nhiều, chưa hẳn giỏi hơn ai, chưa hẳn có thế lực. Cái quan trọng là gốc rễ, nền tảng của phước báu đã gieo trồng trong quá khứ và hiện tại.

Có 05 điều mà Phật dạy không nên kinh doanh, còn gọi là kinh doanh phi pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ:

Không buôn bán vũ khí.

Không buôn bán người.

Không buôn bán thịt.

Không buôn bán rượu.

Không buôn bán thuốc độc.

Đức Phật từ xa xưa cũng đã căn dặn hàng bạch y (cư sĩ tại gia) không được làm những nghề nghiệp tổn đi phước đức của mình, tuy là giàu nhanh nhưng chỉ hưởng trong chốc lát mà huỷ hoại cả một kiếp người, hằng ngày cứ chịu đau khổ triền miên.

Phật dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ như sau:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến, sau khi đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:

– Này gia chủ, có năm lý do để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc, hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ nhất để gầy dựng tài sản.

Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ hai để gây dựng tài sản.

Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. Các tai hoạ để trở thành trắng tay bị chặn đứng và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. Đây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.

Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư Thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.

Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. Vị ấy tổ chức cúng dường các vị sa môn, Bà La Môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báu vô lượng ở cõi người, cõi trời. Đây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.

Làm giàu không có tội lỗi gì cả, chỉ những người làm giàu bất chánh mới có tội, khi bạn làm nghề bất thiện pháp mà đem cúng dường, bố thí để trừ nợ mà mình đã gieo thì việc này không có được.

Cho nên quý Phật tử vừa tu tại gia vừa làm giàu thì vẫn nhớ những lời Phật dạy tránh đi những nghiệp bất thiện mà làm những đều thiện pháp lợi mình và lợi tất cả chúng sanh thì đó là việc làm nhà Sư xin tán thán quý vị.

loading...