Kiến thức

Phương Pháp niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát cảm ứng không thể nghĩ bàn

Thứ năm, 20/05/2022 03:03

Người tu hành không nên buông lung và sợ vất vả, phải thường xuyên tinh tấn, luôn luôn tinh tấn, tinh tấn từng giờ, từng khắc, từng phút, từng giây. Một phút tinh tấn là một phút cảm ứng; mười phút tinh tấn là mười phút cảm ứng.

Niệm danh hiệu của Ngài sẽ có thể lìa mọi tà tri tà kiến đồng thời tăng trưởng chánh tri chánh kiến. Trong lúc niệm QuánThế Âm Bồ Tát, thì tâm bình hòa, hơi thở đều đặn, tinh thần tập trung. Không nên có ý ganh đua, có tâm cạnh tranh.

Người tu hành cũng không nên buông lung và sợ vất vả, phải thường xuyên tinh tấn, luôn luôn tinh tấn, tinh tấn từng giờ, từng khắc, từng phút, từng giây. Một phút tinh tấn là một phút cảm ứng; mười phút tinh tấn là mười phút cảm ứng.

Chúng ta niệm Quán-Thế-Âm Bồ Tát, trong lòng có chân thành chăng? Ngài Quán-Thế-Âm Bồ Tát ở trên trông thấy rất rõ. Ai niệm Ngài với một lòng chân thành, người đó sẽ được Ngài gia hộ cho trí huệ sáng suốt, căn lành tăng trưởng, tội ác tiêu diệt, ba chướng diệt trừ, tức nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, tóm lại hết thảy ác nghiệp đều được tiêu diệt.

Bởi vậy, phàm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải niệm hết sức chân thành. Ai niệm chân thành, kẻ đó được lợi ích; ai niệm không chân thành, tuyệt đối không gặp cảm ứng.

Bồ Tát Quan Thế Âm bao giờ cũng ở sẵn trong tâm ta

Người tu đạo nên hướng tới pháp rốt ráo là giải thoát, mới mong ra khỏi được tam giới, mới dứt được phần đoạn sanh tử

Người tu đạo nên hướng tới pháp rốt ráo là giải thoát, mới mong ra khỏi được tam giới, mới dứt được phần đoạn sanh tử

Trong thất Quán-Âm, có người niệm một cách chân thành, nhưng cũng có người niệm một cách tùy hỷ, mà chưa phải là thật lòng. Thấy mọi người niệm, mình cũng niệm; thấy mọi người chạy, mình cũng chạy; thấy mọi người ngồi, mình cũng ngồi, trước sau chân tâm vẫn không nẩy sanh (chân tâm nghĩa là không có vọng tưởng).

Khi niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, không thấy tâm tham, cũng không có tâm cầu, tức là có chân tâm. Không tranh, không ích kỷ, tự lợi, cái đó cũng thuộc về chân tâm. Dụng công với chân tâm, mọi nghiệp chướng đều được tiêu trừ. Tâm không chân, nghiệp chướng vẫn bám riết theo. Cho nên, trong thời gian nhập thất Quán Âm, hay nhất là: "Bớt một câu nói, thêm một tiếng niệm".

Có câu rằng: "Ðả đắc niệm đầu tử, hứa nhữ pháp thân hoạt", nghĩa là làm chết tạp niệm thì pháp thân sẽ hiển hiện (sống). Người tu hành, vì chuyện dứt sanh tử, vì mục đích cứu độ chúng sanh mà dụng công tu tập, chẳng phải vì cầu được cảm ứng.

Có câu rằng: "Tư y y chí, tư thực thực chí", nghĩ tới áo thì có áo, áo đến - nghĩ tới ăn thì có ăn, nghĩ chuyện gì thì có chuyện đó, đây là cảnh giới của chư Thiên, nhưng tới lúc phước trời hưởng hết thì lại trở về luân hồi chịu khổ. Người tu đạo nên hướng tới pháp rốt ráo là giải thoát, mới mong ra khỏi được tam giới, mới dứt được phần đoạn sanh tử.

Con đường dài vô tận,

Ngút mắt cuối chân trời,

Kiên nhẫn ta tiến bước,

Đường tu sẽ thành thôi.

loading...