Kiến thức

Phương pháp thực hiện chánh niệm

Thứ năm, 27/05/2022 07:26

Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo thực hành thiền như sau, “Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm”.

Người em họ của Đức Phật, Đại Đức Ananda Thera, rất chánh niệm. Tương tự như vậy, các bạn cũng phải thật chánh niệm.

Bất cứ khi nào bạn nhìn, hãy nhìn thật chánh niệm. Khi đang nhìn thẳng về phía trước , bạn phải ý thức được điều đó. Khi muốn nhìn sang bên, bạn hãy quay đầu một cách chậm rãi, thật chánh niệm. Khi cúi xuống, hãy cúi mình chậm rãi và cúi mình trong chánh niệm. Khi co duỗi tay chân, hãy co duỗi trong chánh niệm. Ở đâu có chánh niệm, ở đó có sự tỉnh giác. Sống trong chánh niệm và tỉnh giác, đó là yêu cầu của tôi dành cho các bạn.

Khi bạn mặc áo quần, khi bạn giặt giũ hay phơi quần áo, hay làm bất cứ điều gì với dụng cụ để ăn hoặc uống: Lấy đĩa để đựng thức ăn, rửa chén đĩa và muỗng nĩa – hãy làm trong chánh niệm. Tương tự như vậy, trong khi ăn, khi há miệng để ngậm thức ăn, khi nhai và nuốt, phải giữ chánh niệm trong từng động tác một. Phải ghi nhận sự cứng, mềm của thức ăn.

Chánh niệm được ví như "người gác cửa"

Thực tập chánh niệm trong khi uống nước, khi bạn với tay để lấy chiếc cốc, nâng cốc lên, đưa cốc chạm môi, nuốt nước, tất cả phải làm trong chánh niệm. Phải ghi nhận nước nóng hoặc lạnh. Khi nếm thức ăn, hãy nếm trong chánh niệm. Chánh niệm ngay cả khi bạn tiểu tiện hay đại tiện.

Khi bạn bước đi, mỗi bước từ lúc bạn nhấc bàn chân lên cho đến khi đặt bàn chân xuống, bạn phải ghi nhận động tác nhấc bàn chân lên, đưa nó về trước và hạ bàn chân xuống. Khi bạn đứng, bạn phải ý thức về dáng bộ của thân thể bạn.

Hãy luôn có ý thức:

Trong khi nhìn, nghe, đi và xúc chạm

Trong khi nhìn, nghe, đứng và xúc chạm

Trong khi nhìn, nghe, ngồi và xúc chạm

Trong khi nhìn, nghe, nằm và xúc chạm

Khi buồn ngủ, hãy ý thức là bạn đang buồn ngủ và giữ chánh niệm cho đến khi rơi vào giấc ngủ. Khi thức giấc, bạn nên ý thức là bạn đang thức giấc. Điều này ban đầu rất khó.

Nếu một người có thể nói trong chánh niệm, nếu anh ta có thể giữ chánh niệm trong khi nói, điều đó chứng tỏ rằng niệm lực của anh ta rất mạnh. Bất cứ khi nào bạn muốn nói, hãy tự nhắc nhỡ mình nói trong chánh niệm, “ Nếu tôi không thể nói trong chánh niệm, tôi sẽ không nói”. Vì vậy, hãy rất cẩn thận khi nói năng. Khi bạn yên lặng, hãy ý thức rằng bạn đang yên lặng và ghi nhận (niệm) “yên lặng, yên lặng, yên lặng”.

Khi bạn nhìn, nhìn càng nhiều đối tượng càng tốt, ý thức nhiều đối tượng càng tốt, đừng tập trung vào một đối tượng duy nhất. Tâm của bạn phải thấy nhiều hơn, ý thức nhiều hơn. Thực tập theo cách này, niệm lực của bạn sẽ mạnh lên. Khi bạn nghe một điều gì đó, hãy nghe trong chánh niệm.

Chánh niệm có khả năng bảo hộ cho tự thân, gia đình và xã hội, đảm bảo cho chúng ta một hiện tại bình an, hạnh phúc, một tương lai an vui, tươi sáng.

Chánh niệm có khả năng bảo hộ cho tự thân, gia đình và xã hội, đảm bảo cho chúng ta một hiện tại bình an, hạnh phúc, một tương lai an vui, tươi sáng.

Nếu bạn có thể nghe nhiều đối tượng thì tôt hơn. Hãy cố gắng hay biết mọi âm thanh quanh bạn, nhưng không có ý lựa chọn hoặc xua đuổi trong đó. Hãy ghi nhận nhiều âm thanh, khi bạn thực tập như vậy trong một thời gian dài, bạn sẽ nghe một loại âm thanh ở trong tai bạn. Thoạt tiên, âm thanh này rất tế, và nếu bạn tiếp tục ghi nhận, duy trì chánh niệm trên âm thanh đó, nó sẽ trở nên lớn dần.

Khi ngửi, cho dẫu mùi dễ chịu hay khó chịu, bạn phải giữ chánh niệm và ghi nhận, “ngửi, ngửi, ngửi”.

Có nhiều điểm xúc chạm trên cơ thể mà bạn có thể cảm nhận. Sự xúc chạm với quần áo, sự xúc chạm của bàn chân tiếp xúc với sàn nhà…Bất cứ khi nào xảy ra sự xúc chạm, bạn phải ý thức được cảm giác của sự xúc chạm đó. Đầu tiên, bạn hay biết cảm giác xúc chạm nào rõ rệt nhất, dần dần bạn tập hay biết cảm giác xúc chạm xảy ra trên toàn thân.

Những lúc suy nghĩ và chỉ suy nghĩ thì làm sao chánh niệm tỉnh giác?

Khi bạn thực tập chánh niệm như vậy, tâm của bạn sẽ trở nên yên tĩnh và vắng lặng. Tâm sẽ luôn ở trong khoảnh khắc hiện tại và bạn sẽ có tâm định. Chỉ khi có định lực thì bạn mới có thể thấy sự vật y như chúng thật là. Nếu bạn có thể giữ tâm bạn trên bất kỳ đối tượng nào mà bạn muốn, nếu tâm bạn nằm yên trên đối tượng, điều đó có nghĩa là tâm của bạn không lay chuyển vì bạn đã có định lực. Nếu đã bạn đã có định lực, bạn sẽ thấy chân lý, bạn sẽ biết bản chất thực của sự vật. Vì vậy hãy cố gắng giữ tâm bạn yên trên một đối tượng.

Để có được kết quả tốt, bạn phải thực tập cả ngày. Bạn phải hành thiền từ 6g chiều đến 10g tối, bạn ngủ từ 10g tối đến 2g sáng, từ 2g sáng đến 6g sáng, bạn phải hành thiền, và sau đó hành thiền suốt cả ngày không để gián đoạn. Nếu bạn có thể thực tập như vậy, bạn sẽ có kết quả rất nhanh chóng. Hãy nỗ lực thực tập. Chỉ bằng sự thực tập không gián đoạn, bạn mới có kết quả tốt. Nếu việc thực tập của bạn bị gián đoạn thường xuyên, sẽ rất khó cho bạn có được định tâm.

Nguồn: Thiền viện Phước Sơn

loading...