Sách Phật giáo

Sách giải đáp biểu tượng, câu chuyện về Dạ Xoa, Rắn thần, La Sát...

Chủ nhật, 19/12/2018 10:34

Sách "Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo" của tác giả Huỳnh Thanh Bình đã cung cấp thông tin về các vị thần linh, các biểu tượng và những câu chuyện tôn giáo mà ta gặp thường ngày.

>SÁCH PHẬT GIÁO HAY NÊN ĐỌC

Có lịch sử ngót hơn hai ngàn năm, kể từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và trở thành tôn giáo quan trọng của người Việt. Song, với sự phong phú, đa dạng và tiếp biến linh hoạt của văn hóa - nghệ thuật Phật giáo theo dòng chảy lịch sử, không phải ai cũng hiểu được toàn vẹn về xuất xứ, cũng như ý nghĩa của những bức tượng, phù điêu, tranh vẽ, biểu tượng… đặc trưng của nhà Phật.

Bài liên quan

Chính từ sự thắc mắc ấy, tác giả Huỳnh Thanh Bình đã bắt tay nghiên cứu, tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ các biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo. Qua đó, với tác phẩm “Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo” được ra mắt dịp này, độc giả sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về ý nghĩa, cũng như tín niệm của các vị thần, linh vật và những vị hộ pháp vẫn thường được nhìn thấy nơi chùa chiền, hoặc trong các kinh điển của Phật giáo từ trước đến nay…

“Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo” sẽ giúp độc giả sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về ý nghĩa, cũng như tín niệm của các vị thần, linh vật và những vị hộ pháp vẫn thường được nhìn thấy nơi chùa chiền, hoặc trong các kinh điển của Phật giáo từ trước đến nay…

“Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo” sẽ giúp độc giả sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về ý nghĩa, cũng như tín niệm của các vị thần, linh vật và những vị hộ pháp vẫn thường được nhìn thấy nơi chùa chiền, hoặc trong các kinh điển của Phật giáo từ trước đến nay…

Phật giáo được truyền vào nước ta từ 2.000 năm nay, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc, đi vào tiềm thức của những người Việt bao thế hệ.

Biết bao người đã lớn lên cùng câu chuyện của bà với ông Bụt hiền từ thường hiện lên cứu giúp người nghèo khổ, hiền lành. Những ngôi chùa mà từ bé ta đã theo bà, theo mẹ đi lễ Phật, rồi lớn lên cũng không ít lần tới.

Gắn bó mật thiết với đời sống tôn giáo, tâm linh, và trong các câu chuyện thường ngày là vậy, song mấy ai hiểu được xuất xứ của các vị thần, ý nghĩa của những bức tượng, phù điêu, tranh, hay các biểu tượng nơi cửa Phật.

Sách cung cấp thông tin về các vị thần, biểu tượng, linh vật Phật giáo. Với mong muốn góp phần giúp độc giả hiểu thêm về ý nghĩa đó, cuốn sách Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo của tác giả Huỳnh Thanh Bình được thực hiện. Cuốn sách tập hợp các bài viết về các chư thiên và linh vật, biểu tượng Phật giáo.

Bài liên quan

Trong từng bài viết, tác giả đã tìm về nguồn gốc, ý nghĩa cùng tín niệm của các vị thần và linh vật trong thần thoại Ấn Độ; sự tiếp nhận để trở thành những biểu tượng tốt lành của Phật giáo.

Có thể kể đến sự tiếp nhận thần Vishnu để trở thành Tỳ Nữu thiên, thần Siva trở thành Tự Tại thiên, thần đầu voi Ganesha trở thành Hoan Hỷ Thiên, là sự hóa thân của các vị thần Mặt trời, Mặt trăng, thần Nước, thần Lửa, thần Gió, thần Chiến tranh…  để trở thành Nhật thiên, Nguyệt thiên, Thủy thiên, Hỏa thiên, Phong thiên, Hộ pháp Vi Đà…

Các bài viết trong sách đã được đăng trên nguyệt san Giác ngộ. Nhiều độc giả đón nhận, hoan nghênh các bài viết bởi sự cẩn trọng, kỹ lưỡng của tác giả. Bên cạnh đó, thông tin trong sách mang giá trị thiết thực với độc giả, đặc biệt là với những người theo đạo Phật, nghiên cứu văn hóa, tôn giáo.

Hình ảnh ông Ác có trong nhiều ngôi chùa, nhưng ít người hiểu được gốc tích của vị hộ pháp này.

Hình ảnh ông Ác có trong nhiều ngôi chùa, nhưng ít người hiểu được gốc tích của vị hộ pháp này.

Hình ảnh ông Ác có trong nhiều ngôi chùa, nhưng ít người hiểu được gốc tích của vị hộ pháp này. Qua mỗi bài viết, độc giả có thể hiểu gốc tích và những câu chuyện về ông Thiện ông Ác, về đồ án “Cửu Long phúng thủy”, về rắn thần Naga che chở cho đức Phật… mà ta thường thấy trong các ngôi chùa ở Việt Nam; về nguồn gốc của những Dạ Xoa, La Sát, chằn tinh… thường nghe trong ngôn ngữ hàng ngày.

Sách cũng đưa ra so sánh sự thay đổi, khác nhau giữa hình tượng và ý nghĩa của các chư thiên, các linh vật Phật giáo khi du nhập tới những nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam…

Trong sách, bên cạnh thông tin  bổ ích, còn là những hình ảnh mà tác giả sử dụng minh họa cho nội dung thêm sinh động, phong phú.

Tác giả Huỳnh Thanh Bình ( sinh năm 1985), hiện làm việc tại Bảo tàng TP.HCM. Tác phẩm đã xuất bản: Tranh kiếng Nam Bộ, Nxb Hồng Đức, 2013 và hơn 100 bài viết về văn hóa thế giới, mỹ thuật Phật giáo, mỹ thuật VN và văn hóa dân gian trong và ngoài nước đã công bố.

 Với sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong từng bài viết, tác giả Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo giới thiệu đến bạn những thông tin, theo đó, để hiểu hơn về gốc tích về những câu chuyện Ông Thiện Ông Ác, về đồ án Cửu Long phún thủy, rắn thần Naga; nguồn gốc của những Dạ-xoa, La-sát, chằn tinh… Cùng với đó là những cải đổi, khác biệt về hình tượng và ý nghĩa của chư thiên, linh vật Phật giáo khi du nhập đến những nền văn hóa khác nhau. Rất nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, nhiều hình ảnh đã được tác giả sử dụng để minh họa cho phần nội dung, tất cả đã góp phần tạo nên sự phong phú và sinh động cho cuốn sách. Sách dày 559 trang, NxbTổng Hợp TP.HCM ấn hành, 2018.

 “Ở chùa Phật Học Xá Lợi có một câu: “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là đãy sách”, đây là một câu châm ngôn mà mình rất tâm đắc, và luôn lấy đó làm phương châm cho mình. Là một Phật tử, mình thấy để làm được điều đó cần phải nhiều cố gắng và mong được chư Phật gia hộ”, tác giả Huỳnh Thanh Bình chia sẻ.

loading...