Sách Phật giáo

Sách Phật giáo "Bàn tay cũng là hoa" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thứ năm, 15/11/2018 11:32

Tác phẩm "Bàn Tay Cũng Là Hoa" giới thiệu và bình giảng các bài thơ của những nhà thơ tên tuổi nước nhà: Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương và của chính tác giả, vào các đêm giao thừa Tết nguyên đán của dân tộc (trích lời giới thiệu của Nhà xuất bản).

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, Đạo Tràng Mai Thôn (Pháp Quốc) lại tổ chức một buổi ngồi lại, có mặt cho nhau và bình thơ đêm giao thừa. Quyển sách bìa đỏ (khổ A5) mà bạn hữu cầm trên tay chính là một tuyển tập những bài pháp thoại bình thơ của Sư Ông Làng Mai về các thi sĩ nổi tiếng như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Thế Lữ, Thâm Tâm, Vũ Hoàng Chương…

ban tay cung la hoa

Tác giả: Thích Nhất Hạnh

Nhà xuất bản: Nxb Phương Đông

Nhà phát hành: Phuong Nam Book

Phát hành tháng 04/2010

“Với những câu thơ, những tình ca hoan lạc và bi ai, mỗi nghệ sĩ – trong sát-na nào đó – đã chạm được tới bờ giải thoát.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh muốn làm một kẻ tri âm, đọc thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Lưu Trọng Lư, suy tư về tình ca của Trịnh… không phải với con mắt nhà phê bình mà bằng con mắt sáng trong, an nhiên của Bụt. Nhờ thế, ta cảm hiểu được khoảnh khắc thi nhân đốn ngộ qua những bài giảng bình tinh tế và sâu sắc của thiền sư trong “Bàn tay cũng là hoa”.

Lời giới thiệu của Nhà xuất bản

Trong đời sống xã hội, làm thơ và tổ chức bình thơ là tập quán và thú vui bổ ích đối với những người yêu thích thơ văn, đặc biệt là thơ, nhất là vào các dịp lễ trọng của nhân dân ta.Thích Nhất Hạnh – vị thiền sư ở hải ngoại lâu năm là người say sưa với công việc rất tao nhã này.

Tác phẩm Bàn Tay Cũng Là Hoa giới thiệu và bình giảng các bài thơ của những nhà thơ tên tuổi nước nhà: Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương và của chính tác giả, vào các đêm giao thừa Tết nguyên đán của dân tộc.

Tác giả chủ yếu vận dụng quan điểm Phật giáo vào bình giảng các bài thơ, đồng thời có đề cập đến các vấn đề chính trị và chiến tranh… Có thể do ở ngoài ngàn dặm thời gian dài, chưa nắm bắt cặn kẽ tinh hình trong nước và cách nhìn nhận của bản thân nên tác giả có sự nhận định và một số luận điểm không xác đáng, không phù hợp với thực tế, nhất là giữa những người xuất gia và người đi làm cách mạng, cũng như một vài vấn đề khác. Nhưng nhìn chung cả tác phẩm, tác giả cũng góp phần nhất định, theo quan điểm Phật giáo, trong việc nghiên cứu văn học nói chung và thơ ca nói riêng của nước nhà.

Biên tập viên

loading...