Chùa Việt

Số phận của bức tượng quý nhất Việt Nam

Chủ nhật, 28/06/2019 08:00

Được xem là bảo vật tại chùa Phật Tích, pho tượng Phật A Di Đà là di vật có giá trị nhất được lưu giữ từ thời Lý, chuẩn mực về điêu khắc tượng.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Bức tượng Phật quý nhất Việt Nam

Chùa Phật Tích (hay còn gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, có vị trí tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Internet

Chùa Phật Tích (hay còn gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, có vị trí tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Internet

Theo các tài liệu sử sách, chùa Phật Tích (trước đây có tên gọi Vạn Phúc) được vua Lý Thánh Tông khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một ngôi tháp cao. Ngôi chùa được coi là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lớn bậc nhất đương thời với "cây tháp quý cao ngàn trượng, tạc pho tượng mình vàng cao 6 thước".

Bài liên quan

Khi ngôi tháp bị đổ (khoảng thế kỷ XV), pho tượng bị vùi trong đống gạch vụn. Đến mãi cuối thời Hậu Lê (1676 -1705) khi dựng lại ngôi chùa trên núi Tiên Du, người ta mới tìm thấy pho tượng.

Theo nhà nghiên cứu Đào Xuân Ngọc, các nhà nghiên cứu có những kiến giải khác nhau về tên gọi (pháp hiệu Phật), nhưng tên gọi Phật A Di Đà là pháp hiệu phổ biến, quen thuộc khi mọi người nhắc đến pho tượng Phật tại chùa Phật tích.

Cho đến nay, di vật có giá trị nhất còn được lưu giữ lại từ thời Lý là pho tượng Phật A Di Đà với biệt danh "Pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại". Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định tượng Phật A Di Đà là hiện vật lịch sử gắn liền với đạo Phật Việt Nam từ thời kỳ rất sớm. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo nói riêng và nền tạo hình Việt Nam nói chung.

Trải qua những biến động thăng trầm của một ngàn năm lịch sử nhiều biến cố, bức tượng A Di Đà bằng đá xanh trong chùa Phật Tích (thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một bảo vật có sức sống vô cùng mãnh liệt, vẫn trường tồn với thời gian. Ảnh: Internet

Trải qua những biến động thăng trầm của một ngàn năm lịch sử nhiều biến cố, bức tượng A Di Đà bằng đá xanh trong chùa Phật Tích (thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một bảo vật có sức sống vô cùng mãnh liệt, vẫn trường tồn với thời gian. Ảnh: Internet

Bức tượng mang nhiều nét “quý tướng” của nhà Phật như: tóc xoăn, cổ cao, dái tai dài, đặc biệt đôi mắt khép hờ nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa muốn quan sát sự vật xung quanh, cứu vớt chúng sinh. Thân hình tượng cân đối, thanh thoát, mang nhiều vẻ nữ tính. 

Bài liên quan

Tượng ngồi theo thế  kiết già, hai tay đặt chồng lên nhau, ngồi hơi nghiêng về phía trước nhưng vẫn toát lên vẻ nghiêm trang, điềm tĩnh. Nghệ nhân xưa tạc tượng mặc pháp y với hai lớp áo, các nếp nhăn của áo được trạm khắc, gợi tả khéo léo và tinh tế.

Quan sát gần bức tượng có thể thấy đó là kiểu dáng áo dính ướt khiến tượng không cứng nhắc mà có phần thanh thoát, thoải mái. Điểm làm tôn thêm vẻ đẹp cho pho tượng chính là bệ đá tòa sen hình cánh hoa sen úp và ngửa, được trang trí khá tỉ mỉ.

Phần trên cánh sen là hình ảnh trạm khắc rồng mang đậm phong cách thời Lý (Rồng thời Lý là rồng giun da trơn không vảy khác hẳn rồng thời Trần). Lớp nhỏ hơn là hình ảnh chạm khắc hoa cúc dây, dưới mỗi dây hoa cúc là những người tí hon, dưới cùng là hình ảnh sóng nước. 

Bức tượng đã từng nhiều lần bị hư hại

Bài liên quan

Bức tượng Phật A di đà từng nhiều lần bị hư hại. Trong những cuộc giao tranh, đạn pháo của quân Pháp đã bắn trúng làm bức tượng tưởng như bị hủy diệt: đầu gãy, ngực vỡ, thân, bệ lăn lóc nhiều năm ngoài bãi cỏ.

May mắn, khi đó, trong làng có một cụ già thương tiếc cho một báu vật liền trộm lấy đầu và thân tượng đem về cất cẩn thận. Sau đó, cụ lấy nước từ Giếng rồng thiêng gần đó để lau chùi cẩn thận. Hòa bình lặp lại cụ già đem bức tượng trả lại cho chùa. 

Từ đó đến nay tượng Phật trải qua nhiều lần tu sửa và phục dựng lại theo nguyên mẫu. 

Theo các chuyên gia, tượng Phật A Di Đà thời Lý không chỉ là một hiện vật tôn giáo mang ý nghĩa lịch sử quan trọng mà còn là một tuyệt tác về điêu khắc tượng tại Việt Nam với những giá trị về mặt tạo hình độc đáo. Ảnh: Internet

Theo các chuyên gia, tượng Phật A Di Đà thời Lý không chỉ là một hiện vật tôn giáo mang ý nghĩa lịch sử quan trọng mà còn là một tuyệt tác về điêu khắc tượng tại Việt Nam với những giá trị về mặt tạo hình độc đáo. Ảnh: Internet

Bức tượng quý này đã được hàn gắn lại tương đối đúng với vóc dáng khi xưa, chỉ còn vài khiếm khuyết như đầu tượng gắn hơi ngửa ra sau, bệ tròn sư tử chưa lắp, hai tai và một số chi tiết đã mất hẳn.

Theo các chuyên gia, tượng Phật A Di Đà thời Lý không chỉ là một hiện vật tôn giáo mang ý nghĩa lịch sử quan trọng mà còn là một tuyệt tác về điêu khắc tượng tại Việt Nam với những giá trị về mặt tạo hình độc đáo. Đây là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, một chuẩn mực về điêu khắc tượng tại Việt Nam xưa và nay.

Theo nhà nghiên cứu Đào Xuân Ngọc, pho tượng chùa Phật Tích mang giá trị nghệ thuật độc đáo mà các nhà nghiên cứu mỹ thuật thường lấy điểm rơi cho phong cách điêu khắc thời Lý là phong cách Phật Tích.

loading...